Mặc dù trong tuần qua trên địa bàn Nghệ An có mưa, nhưng do lượng mưa ít, trước đó hạn nặng đã xảy ra trong nhiều tháng nên đang xuất hiện tình trạng cây chè chết hàng loạt.
Khắc phục tình trạng này, Nghệ An đang triển khai huy động các nguồn vốn để đầu tư hệ thống tưới, trước mắt tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương.
Để tiết kiệm chi phí, một trong những giải pháp được tỉnh thực hiện là xây dựng các mô hình dùng máy bơm có cột nước cao đưa nước lên bể đặt tại nơi cao nhất của những diện tích cần tưới, sau đó lắp đặt hệ thống đường ống phân phối từ bể điều tiết ra những vùng trồng chè cần tưới.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An cho biết hiện chưa có số liệu chính thức về diện tích chè bị chết, nhưng tại huyện Anh Sơn có trên 200ha chè bị chết không thể khôi phục.
Các huyện như Con Cuông, Thanh Chương... là những huyện trọng điểm trồng chè đều xuất hiện tình trạng chè chết. Phần lớn những diện tích chè bị chết được trồng từ 6 đến 10 năm, đang trong kỳ thu hoạch.
Với chi phí đầu tư (gồm giống, nhân công, vật tư khác) khoảng 100 triệu đồng/ha, chè chết đang gây thiệt hại lớn cho nông dân và các doanh nghiệp trồng chè. Riêng các doanh nghiệp, thiệt hại về diện tích chè bị chết còn làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua chè phục vụ chế biến xuất khẩu.
Đầu tháng 8 đến nay, các đơn hàng xuất khẩu đang có nhiều nhưng các doanh nghiệp chỉ thu mua được 20 đến 30% so với nhu cầu cần thu mua.
Được biết, Nghệ An là vùng trọng điểm trồng chè của cả nước. Hiện nay, tuy cây chè đã phát triển đến địa bàn nhiều huyện, nhưng hệ thống tưới cho cây chè đang rất thiếu./.
Khắc phục tình trạng này, Nghệ An đang triển khai huy động các nguồn vốn để đầu tư hệ thống tưới, trước mắt tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương.
Để tiết kiệm chi phí, một trong những giải pháp được tỉnh thực hiện là xây dựng các mô hình dùng máy bơm có cột nước cao đưa nước lên bể đặt tại nơi cao nhất của những diện tích cần tưới, sau đó lắp đặt hệ thống đường ống phân phối từ bể điều tiết ra những vùng trồng chè cần tưới.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An cho biết hiện chưa có số liệu chính thức về diện tích chè bị chết, nhưng tại huyện Anh Sơn có trên 200ha chè bị chết không thể khôi phục.
Các huyện như Con Cuông, Thanh Chương... là những huyện trọng điểm trồng chè đều xuất hiện tình trạng chè chết. Phần lớn những diện tích chè bị chết được trồng từ 6 đến 10 năm, đang trong kỳ thu hoạch.
Với chi phí đầu tư (gồm giống, nhân công, vật tư khác) khoảng 100 triệu đồng/ha, chè chết đang gây thiệt hại lớn cho nông dân và các doanh nghiệp trồng chè. Riêng các doanh nghiệp, thiệt hại về diện tích chè bị chết còn làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua chè phục vụ chế biến xuất khẩu.
Đầu tháng 8 đến nay, các đơn hàng xuất khẩu đang có nhiều nhưng các doanh nghiệp chỉ thu mua được 20 đến 30% so với nhu cầu cần thu mua.
Được biết, Nghệ An là vùng trọng điểm trồng chè của cả nước. Hiện nay, tuy cây chè đã phát triển đến địa bàn nhiều huyện, nhưng hệ thống tưới cho cây chè đang rất thiếu./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN/Vietnam+)