Ông Đào Xuân Thủy, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) cho biết cây thành ngạnh đang phát triển rất mạnh và “uy hiếp” động, thực vật quý hiếm tại khu vực thung lũng Ya Bok thuộc Vườn Quốc gia Chư Mo Ray.
Theo ông Thủy, loài cây này đã có từ trước, tuy nhiên nó phát triển mạnh từ năm 2007 đến nay với tổng diện tích trên 500ha. Nhiều nơi, loài cây này đã đạt độ che phủ trên 70% diện tích, có nơi trên 90% diện tích.
Ban quản lý Vườn nhiều lần đã thuê nhân công chặt, tiêu hủy nhưng với diện tích rộng, nhân lực, vật lực mỏng và thiếu nên rất khỏ xử lý triệt để loài cây này.
Ông Thủy khẳng định nếu không có biện pháp hạn chế thì sự phát triển như vũ bão của loài cây này sẽ lấn át các bãi cỏ lâu năm, các loài cỏ không phát triển và trong tương lai cả vùng thung lũng Ja Bok rộng lớn (khoảng 16.000ha) sẽ bị "chiếm hữu".
Cây thành ngạnh có tên khoa học là Cratoxy maingayi, là cây tiên phong gỗ nhỏ, thấp, thân có nhiều gai nhọn, chịu được đất cằn cỗi. Đặc biệt cây có thể tái sinh hạt hoặc tái sinh chồi rất nhanh và ít có giá trị về kinh tế lẫn nghiên cứu khoa học.
Do vậy, khi cây phát triển và có nhiều gai nhọn, động vật sẽ rất khó di chuyển trong khu vực này. Trong khi đó, thung lũng Ya Bok đang là nơi trú ngụ của các loài động vật thuộc diện quý hiếm nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam và thế giới như: voọc, rùa mỏ két, vượn, gà lôi, nai cà toong...
Sự phát triển của cây thành ngạnh nếu không kiểm soát cũng ảnh hưởng đến hệ thực vật quí hiếm như: lan một lá, lan kim tuyến, kim giao, giáng hương.../.
Theo ông Thủy, loài cây này đã có từ trước, tuy nhiên nó phát triển mạnh từ năm 2007 đến nay với tổng diện tích trên 500ha. Nhiều nơi, loài cây này đã đạt độ che phủ trên 70% diện tích, có nơi trên 90% diện tích.
Ban quản lý Vườn nhiều lần đã thuê nhân công chặt, tiêu hủy nhưng với diện tích rộng, nhân lực, vật lực mỏng và thiếu nên rất khỏ xử lý triệt để loài cây này.
Ông Thủy khẳng định nếu không có biện pháp hạn chế thì sự phát triển như vũ bão của loài cây này sẽ lấn át các bãi cỏ lâu năm, các loài cỏ không phát triển và trong tương lai cả vùng thung lũng Ja Bok rộng lớn (khoảng 16.000ha) sẽ bị "chiếm hữu".
Cây thành ngạnh có tên khoa học là Cratoxy maingayi, là cây tiên phong gỗ nhỏ, thấp, thân có nhiều gai nhọn, chịu được đất cằn cỗi. Đặc biệt cây có thể tái sinh hạt hoặc tái sinh chồi rất nhanh và ít có giá trị về kinh tế lẫn nghiên cứu khoa học.
Do vậy, khi cây phát triển và có nhiều gai nhọn, động vật sẽ rất khó di chuyển trong khu vực này. Trong khi đó, thung lũng Ya Bok đang là nơi trú ngụ của các loài động vật thuộc diện quý hiếm nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam và thế giới như: voọc, rùa mỏ két, vượn, gà lôi, nai cà toong...
Sự phát triển của cây thành ngạnh nếu không kiểm soát cũng ảnh hưởng đến hệ thực vật quí hiếm như: lan một lá, lan kim tuyến, kim giao, giáng hương.../.
Sỹ Thắng (TTXVN)