Báo cáo chung mới đây của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) nhận định rằng luật sở hữu đất đai và lao động trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải thay đổi nếu muốn phụ nữ có được đầy đủ tiềm năng của người nông dân và công nhân sản xuất lương thực.
Lourdes Adriano, người phụ trách Thực hành nông nghiệp, An ninh lương thực và Phát triển nông thôn thuộc Ban Phát triển khu vực và bền vững tại ADB, cho biết loại bỏ các rào cản mà phụ nữ phải đối mặt trong vai trò là các nhà sản xuất lương thực, công nhân trang trại, và người chăm sóc chính có thể đạt được và không tốn kém.
Lourdes Adriano cho rằng trả lương xứng đáng cho phụ nữ, cải thiện sự tiếp cận của họ với các dụng cụ, phân bón, tín dụng và bảo đảm quyền sở hữu và sử dụng đất, sẽ có một hiệu ứng số nhân rất lớn về an ninh lương thực và giảm nghèo.
Báo cáo, mang tên "Bình đẳng giới và An ninh lương thực-Trao quyền cho Phụ nữ như công cụ chống nghèo đói" do báo cáo viên đặc biệt Olivier de Schutter của Liên Hợp quốc soạn thảo, đã có cái nhìn sâu sắc về vai trò của phụ nữ trong sản xuất lương thực, dinh dưỡng, và tiếp cận lương thực trong khu vực, và các bước cần thiết để loại bỏ các rào cản mà họ phải đối mặt.
Báo cáo cho biết, khoảng 60% người suy dinh dưỡng trên thế giới là phụ nữ hoặc trẻ em gái, và các dữ liệu cho thấy tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các cơ hội giáo dục và việc làm có tác động lớn vào việc giảm đói tổng thể và cải thiện sức khỏe và giáo dục trẻ em.
Tuy nhiên, hạn chế về quyền sở hữu đất đai của phụ nữ, hạn chế sự tiếp cận của họ tới các dịch vụ tư vấn nông nghiệp và tín dụng, và thiếu giáo dục đã làm cản trở khả năng sản xuất của phụ nữ cũng như cản trở họ tiếp cận lượng thực phẩm dồi dào và mức thu nhập khá hơn.
Một nghiên cứu của FAO ước tính rằng thu hẹp khoảng cách giới trong việc tiếp cận nguồn lực sản xuất như đất đai, tín dụng, máy móc, hóa chất có thể loại bỏ khoảng cách năng suất từ 20% đến 30% giữa phụ nữ và nam giới, tăng sản lượng nông nghiệp trong nước từ 2,5% đến 4%, và điều đó có nghĩa là giảm được 100 triệu người sống trong đói nghèo.
Nghiên cứu cho rằng ngay cả những phụ nữ nông thôn làm việc phi nông nghiệp trong những ngành nghề kỹ năng thấp trong kinh doanh nông nghiệp cũng phải đối mặt với phân biệt đối xử giới tính và tiền lương thấp.
Để giải quyết những vấn đề này, báo cáo khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách giải quyết các luật và quy định phân biệt đối xử đối với phụ nữ, đặc biệt là quyền sở hữu đất, bắt đầu chương trình thúc đẩy bình đẳng giới trong nông nghiệp và thị trường lao động, trong khi cập nhật chính sách giáo dục và việc làm nhạy cảm hơn về giới tính.
Báo cáo cũng cho rằng chiến lược an ninh lương thực phải được phát triển để cải thiện tiếp cận của phụ nữ tới việc chăm sóc trẻ em, cơ chế hỗ trợ nông dân, và các dịch vụ tín dụng và nông nghiệp. Các chương trình bảo trợ xã hội, chẳng hạn như các chương trình thị trường lao động tích cực với mục tiêu việc làm cho phụ nữ cũng nên được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của phụ nữ./.
Lourdes Adriano, người phụ trách Thực hành nông nghiệp, An ninh lương thực và Phát triển nông thôn thuộc Ban Phát triển khu vực và bền vững tại ADB, cho biết loại bỏ các rào cản mà phụ nữ phải đối mặt trong vai trò là các nhà sản xuất lương thực, công nhân trang trại, và người chăm sóc chính có thể đạt được và không tốn kém.
Lourdes Adriano cho rằng trả lương xứng đáng cho phụ nữ, cải thiện sự tiếp cận của họ với các dụng cụ, phân bón, tín dụng và bảo đảm quyền sở hữu và sử dụng đất, sẽ có một hiệu ứng số nhân rất lớn về an ninh lương thực và giảm nghèo.
Báo cáo, mang tên "Bình đẳng giới và An ninh lương thực-Trao quyền cho Phụ nữ như công cụ chống nghèo đói" do báo cáo viên đặc biệt Olivier de Schutter của Liên Hợp quốc soạn thảo, đã có cái nhìn sâu sắc về vai trò của phụ nữ trong sản xuất lương thực, dinh dưỡng, và tiếp cận lương thực trong khu vực, và các bước cần thiết để loại bỏ các rào cản mà họ phải đối mặt.
Báo cáo cho biết, khoảng 60% người suy dinh dưỡng trên thế giới là phụ nữ hoặc trẻ em gái, và các dữ liệu cho thấy tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các cơ hội giáo dục và việc làm có tác động lớn vào việc giảm đói tổng thể và cải thiện sức khỏe và giáo dục trẻ em.
Tuy nhiên, hạn chế về quyền sở hữu đất đai của phụ nữ, hạn chế sự tiếp cận của họ tới các dịch vụ tư vấn nông nghiệp và tín dụng, và thiếu giáo dục đã làm cản trở khả năng sản xuất của phụ nữ cũng như cản trở họ tiếp cận lượng thực phẩm dồi dào và mức thu nhập khá hơn.
Một nghiên cứu của FAO ước tính rằng thu hẹp khoảng cách giới trong việc tiếp cận nguồn lực sản xuất như đất đai, tín dụng, máy móc, hóa chất có thể loại bỏ khoảng cách năng suất từ 20% đến 30% giữa phụ nữ và nam giới, tăng sản lượng nông nghiệp trong nước từ 2,5% đến 4%, và điều đó có nghĩa là giảm được 100 triệu người sống trong đói nghèo.
Nghiên cứu cho rằng ngay cả những phụ nữ nông thôn làm việc phi nông nghiệp trong những ngành nghề kỹ năng thấp trong kinh doanh nông nghiệp cũng phải đối mặt với phân biệt đối xử giới tính và tiền lương thấp.
Để giải quyết những vấn đề này, báo cáo khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách giải quyết các luật và quy định phân biệt đối xử đối với phụ nữ, đặc biệt là quyền sở hữu đất, bắt đầu chương trình thúc đẩy bình đẳng giới trong nông nghiệp và thị trường lao động, trong khi cập nhật chính sách giáo dục và việc làm nhạy cảm hơn về giới tính.
Báo cáo cũng cho rằng chiến lược an ninh lương thực phải được phát triển để cải thiện tiếp cận của phụ nữ tới việc chăm sóc trẻ em, cơ chế hỗ trợ nông dân, và các dịch vụ tín dụng và nông nghiệp. Các chương trình bảo trợ xã hội, chẳng hạn như các chương trình thị trường lao động tích cực với mục tiêu việc làm cho phụ nữ cũng nên được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của phụ nữ./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)