Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 22/10 nói rằng châu Á sẽ là khu vực đầu tiên chịu tác động của bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông trong bối cảnh nhu cầu trong khu vực gia tăng.
Phát biểu tại diễn đàn năng lượng quốc tế ở Singapore, Giám đốc điều hành IEA Maria van der Hoeven cho biết hầu hết nhu cầu dầu mỏ mới trong 5 năm tới sẽ đến từ châu Á, Trung Đông, các nước Liên Xô trước đây. Là nguồn "hấp thụ" chính dầu thô từ Trung Đông, châu Á sẽ không thể tránh khỏi bị tác động bởi tình trạng bị gián đoạn nguồn cung dầu mỏ, thậm chí cho dù sản lượng dầu mỏ gia tăng ở Iraq và Arập Xêút.
Một đánh giá năng lượng thế giới do British Petroleum công bố hồi tháng 6/2012 cho thấy Trung Đông xuất khẩu 72% tổng lượng dầu thô đến châu Á trong năm 2011, với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore là các thị trường (tiêu thụ) chính. Châu Á đang là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang phải vật lộn với khó khăn và châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài.
Những bất ổn ở Trung Đông, bao gồm lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran do chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của nước này, tình trạng bất ổn trong nước tại Libya và Syria đã dẫn tới sự biến động giá dầu trong năm 2012. Trong tháng 10/2012, IEA dự đoán nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng thấp hơn mức ước tính trước đó là 0,5 triệu thùng/ngày cho đến năm 2016.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 xuống 3,3%, so với ước tính 3,5% hồi tháng 7 vừa qua. Cũng theo IMF, kinh tế các nước đang phát triển châu Á sẽ tăng trưởng 6,7% năm 2012 và 7,2% năm 2013, so với mức tăng 7,1% và 7,5% dự kiến trước đó. /.
Phát biểu tại diễn đàn năng lượng quốc tế ở Singapore, Giám đốc điều hành IEA Maria van der Hoeven cho biết hầu hết nhu cầu dầu mỏ mới trong 5 năm tới sẽ đến từ châu Á, Trung Đông, các nước Liên Xô trước đây. Là nguồn "hấp thụ" chính dầu thô từ Trung Đông, châu Á sẽ không thể tránh khỏi bị tác động bởi tình trạng bị gián đoạn nguồn cung dầu mỏ, thậm chí cho dù sản lượng dầu mỏ gia tăng ở Iraq và Arập Xêút.
Một đánh giá năng lượng thế giới do British Petroleum công bố hồi tháng 6/2012 cho thấy Trung Đông xuất khẩu 72% tổng lượng dầu thô đến châu Á trong năm 2011, với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore là các thị trường (tiêu thụ) chính. Châu Á đang là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang phải vật lộn với khó khăn và châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài.
Những bất ổn ở Trung Đông, bao gồm lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran do chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của nước này, tình trạng bất ổn trong nước tại Libya và Syria đã dẫn tới sự biến động giá dầu trong năm 2012. Trong tháng 10/2012, IEA dự đoán nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng thấp hơn mức ước tính trước đó là 0,5 triệu thùng/ngày cho đến năm 2016.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 xuống 3,3%, so với ước tính 3,5% hồi tháng 7 vừa qua. Cũng theo IMF, kinh tế các nước đang phát triển châu Á sẽ tăng trưởng 6,7% năm 2012 và 7,2% năm 2013, so với mức tăng 7,1% và 7,5% dự kiến trước đó. /.
Anh Quân (TTXVN)