Tờ Thương báo của Hongkong ngày 25/8 đăng bài viết của giáo sư tài chính học Tô Vĩ Văn, Viện trưởng Viện Thương mại, Học viện Hengshang (Hongkong), cho rằng sau "cơn bão" tài chính thế giới vừa qua, vấn đề hình thành đồng tiền chung châu Á lại được các nước trong khu vực đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, trong khi ý tưởng về đồng tiền này còn nhiều điều phải bàn cãi và chưa biết đến bao giờ mới trở thành hiện thực, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc lại trở nên ngày càng được ưa chuộng và có giá trị tại nhiều nước châu Á.
Tính cần thiết của đồng tiền chung châu Á
Kể từ năm 1997, các nước châu Á liên tục hợp tác chặt chẽ về kinh tế-tài chính hòa nhập và đến năm 2000 đã tiến tới Hiệp định trao đổi tiền tệ giữa nhóm 10+3.
Cơ chế này quy định rõ, các bên sẽ cung cấp nguồn vốn ngắn hạn để giải quyết những rủi ro mang tính lưu động, qua đó bảo vệ các đồng tiền trong khu vực và lập ra một hệ thống báo động sớm để giám sát các nguồn vốn ngắn hạn.
Năm 2003, cha đẻ của đồng euro cũng đưa ra kiến nghị xây dựng một đồng tiền chung cho châu Á, cùng sử dụng song song với đồng tiền hiện tại của các nước trong khu vực.
Ý tưởng xây dựng kho dự trữ ngoại hối của châu Á lại được đưa ra trên cơ sở Hiệp định trao đổi tiền tệ. Cuối năm 2009, ba quốc gia gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã cùng với Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) ký thỏa thuận xây dựng Quỹ khẩn cấp với số vốn 120 tỷ USD, theo đó các nước tham gia thỏa thuận có thể sử dụng quỹ này khi tình hình ngoại hối căng thẳng.
Trung Quốc và Nhật Bản, mỗi nước sẽ đóng góp 32%, tương đương 38,4 tỷ USD; Hàn Quốc góp 16%, 10 nước khối ASEAN góp 20%. Đây là cơ chế hợp tác chế độ hóa tài chính đầu tiên của châu Á và các bên tham gia Hiệp định có quyền quy đổi đồng nội tệ với USD của quỹ. Trong trường hợp nổ ra khủng hoảng tài chính, quỹ này sẽ giúp đảm bảo tính lưu động của đồng USD.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dự trữ bằng đồng USD dần bị phân tán, trong khi đồng euro và yen Nhật đã trở thành một trong những đồng tiền đáng tin cậy cho các nguồn vốn dự trữ. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của kinh tế châu Âu và Nhật Bản bị suy giảm nên USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất.
Lúc này, vấn đề hình thành đồng tiền chung châu Á lại được các nước trong khu vực đặc biệt quan tâm. Câu hỏi được đặt ra là liệu đồng tiền chung châu Á có thể trở thành một loại tiền tệ thực sự và lúc nào mới có thể ra đời?
Tuy nhiên, những câu hỏi này cần phải được suy ngẫm lại, bởi sau cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, đồng euro cũng không thể thách thức địa vị của đồng USD và cuộc khủng hoảng này cũng buộc mọi người phải có suy nghĩ mới về tính thích hợp của một đồng tiền đơn nhất.
Đồng Nhân dân tệ có thể trở thành đồng tiền chung châu Á?
Nhật Bản đã chỉ rõ rằng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã làm hằn sâu thêm nỗi lo ngại của mọi người đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu với chủ lưu chính là đồng USD.
Để duy trì trật tự của các hoạt động kinh tế, cần phải nghiên cứu lại thể chế kinh tế khu vực. Khủng hoảng tài chính cũng khiến người ta hoài nghi về địa vị vĩnh cửu của đồng USD. Trung Quốc có thái độ không giống Nhật Bản về đồng tiền chung châu Á.
Cùng với những thành tựu đạt được trong quá trình 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên vị trí một cường quốc trên "bản đồ" kinh tế thế giới, nhất là sau khi "cơn bão" tài chính tràn qua các khu vực. Trung Quốc càng thêm vững tin khi đã có được địa vị quan trọng ở khu vực Đông Á.
Mấy năm gần đây, Trung Quốc tích cực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ nhằm biến đồng nội tệ của họ thành đồng tiền mạnh trên thế giới, trong tương lai có thể cùng với đồng USD, đồng euro tạo nên thế chân vạc. Vì vậy, sẽ rất khó khăn khi muốn Trung Quốc từ bỏ ý định biến đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền mạnh ở châu Á để tiếp nhận đồng tiền chung châu Á.
Tháng 1/2010, việc Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN chính thức có hiệu lực đã giúp đồng Nhân dân tệ được sử dụng ở phạm vi rộng hơn và được ưa chuộng hơn.
Khu vực mậu dịch tự do mới thành lập này sẽ giúp trao đổi thương mại của Trung Quốc ở khu vực này trở nên náo nhiệt hơn, từ đó thúc đẩy sử dụng đồng Nhân dân tệ.
Hiện nay, tuy đồng Nhân dân tệ chưa thể tự do quy đổi nhưng ở một số nước như Lào, Campuchia, người dân đã bắt đầu dùng đồng Nhân dân tệ làm công cụ trao đổi và xu thế tích trữ đồng Nhân dân tệ cũng bắt đầu xuất hiện.
Dù chưa phải là dòng chủ lưu, nhưng với những lợi ích mà các nước châu Á có được khi đồng Nhân dân tệ tăng giá, đồng Nhân dân tệ vô hình trung đã “đi vào lòng” người dân ở các nước trong khu vực.
Những phân tích thông thường đều cho rằng không có khả năng xây dựng đồng tiền chung châu Á. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi các nước Âu, Mỹ chịu tác động nghiêm trọng, thì Trung Quốc lại tương đối “thoát khỏi đại nạn.”
Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng mạnh lên, đồng Nhân dân tệ được dự đoán tăng giá và xu thế tích trữ rộng rãi đồng tiền này sẽ là xu thế tất yếu. Đối diện với các vấn đề như vậy, thái độ của các nước châu Á về tính thực tế một đồng tiền chung châu Á cần có chuyển biến./.
Tuy nhiên, trong khi ý tưởng về đồng tiền này còn nhiều điều phải bàn cãi và chưa biết đến bao giờ mới trở thành hiện thực, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc lại trở nên ngày càng được ưa chuộng và có giá trị tại nhiều nước châu Á.
Tính cần thiết của đồng tiền chung châu Á
Kể từ năm 1997, các nước châu Á liên tục hợp tác chặt chẽ về kinh tế-tài chính hòa nhập và đến năm 2000 đã tiến tới Hiệp định trao đổi tiền tệ giữa nhóm 10+3.
Cơ chế này quy định rõ, các bên sẽ cung cấp nguồn vốn ngắn hạn để giải quyết những rủi ro mang tính lưu động, qua đó bảo vệ các đồng tiền trong khu vực và lập ra một hệ thống báo động sớm để giám sát các nguồn vốn ngắn hạn.
Năm 2003, cha đẻ của đồng euro cũng đưa ra kiến nghị xây dựng một đồng tiền chung cho châu Á, cùng sử dụng song song với đồng tiền hiện tại của các nước trong khu vực.
Ý tưởng xây dựng kho dự trữ ngoại hối của châu Á lại được đưa ra trên cơ sở Hiệp định trao đổi tiền tệ. Cuối năm 2009, ba quốc gia gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã cùng với Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) ký thỏa thuận xây dựng Quỹ khẩn cấp với số vốn 120 tỷ USD, theo đó các nước tham gia thỏa thuận có thể sử dụng quỹ này khi tình hình ngoại hối căng thẳng.
Trung Quốc và Nhật Bản, mỗi nước sẽ đóng góp 32%, tương đương 38,4 tỷ USD; Hàn Quốc góp 16%, 10 nước khối ASEAN góp 20%. Đây là cơ chế hợp tác chế độ hóa tài chính đầu tiên của châu Á và các bên tham gia Hiệp định có quyền quy đổi đồng nội tệ với USD của quỹ. Trong trường hợp nổ ra khủng hoảng tài chính, quỹ này sẽ giúp đảm bảo tính lưu động của đồng USD.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dự trữ bằng đồng USD dần bị phân tán, trong khi đồng euro và yen Nhật đã trở thành một trong những đồng tiền đáng tin cậy cho các nguồn vốn dự trữ. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của kinh tế châu Âu và Nhật Bản bị suy giảm nên USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất.
Lúc này, vấn đề hình thành đồng tiền chung châu Á lại được các nước trong khu vực đặc biệt quan tâm. Câu hỏi được đặt ra là liệu đồng tiền chung châu Á có thể trở thành một loại tiền tệ thực sự và lúc nào mới có thể ra đời?
Tuy nhiên, những câu hỏi này cần phải được suy ngẫm lại, bởi sau cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, đồng euro cũng không thể thách thức địa vị của đồng USD và cuộc khủng hoảng này cũng buộc mọi người phải có suy nghĩ mới về tính thích hợp của một đồng tiền đơn nhất.
Đồng Nhân dân tệ có thể trở thành đồng tiền chung châu Á?
Nhật Bản đã chỉ rõ rằng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã làm hằn sâu thêm nỗi lo ngại của mọi người đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu với chủ lưu chính là đồng USD.
Để duy trì trật tự của các hoạt động kinh tế, cần phải nghiên cứu lại thể chế kinh tế khu vực. Khủng hoảng tài chính cũng khiến người ta hoài nghi về địa vị vĩnh cửu của đồng USD. Trung Quốc có thái độ không giống Nhật Bản về đồng tiền chung châu Á.
Cùng với những thành tựu đạt được trong quá trình 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên vị trí một cường quốc trên "bản đồ" kinh tế thế giới, nhất là sau khi "cơn bão" tài chính tràn qua các khu vực. Trung Quốc càng thêm vững tin khi đã có được địa vị quan trọng ở khu vực Đông Á.
Mấy năm gần đây, Trung Quốc tích cực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ nhằm biến đồng nội tệ của họ thành đồng tiền mạnh trên thế giới, trong tương lai có thể cùng với đồng USD, đồng euro tạo nên thế chân vạc. Vì vậy, sẽ rất khó khăn khi muốn Trung Quốc từ bỏ ý định biến đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền mạnh ở châu Á để tiếp nhận đồng tiền chung châu Á.
Tháng 1/2010, việc Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN chính thức có hiệu lực đã giúp đồng Nhân dân tệ được sử dụng ở phạm vi rộng hơn và được ưa chuộng hơn.
Khu vực mậu dịch tự do mới thành lập này sẽ giúp trao đổi thương mại của Trung Quốc ở khu vực này trở nên náo nhiệt hơn, từ đó thúc đẩy sử dụng đồng Nhân dân tệ.
Hiện nay, tuy đồng Nhân dân tệ chưa thể tự do quy đổi nhưng ở một số nước như Lào, Campuchia, người dân đã bắt đầu dùng đồng Nhân dân tệ làm công cụ trao đổi và xu thế tích trữ đồng Nhân dân tệ cũng bắt đầu xuất hiện.
Dù chưa phải là dòng chủ lưu, nhưng với những lợi ích mà các nước châu Á có được khi đồng Nhân dân tệ tăng giá, đồng Nhân dân tệ vô hình trung đã “đi vào lòng” người dân ở các nước trong khu vực.
Những phân tích thông thường đều cho rằng không có khả năng xây dựng đồng tiền chung châu Á. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi các nước Âu, Mỹ chịu tác động nghiêm trọng, thì Trung Quốc lại tương đối “thoát khỏi đại nạn.”
Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng mạnh lên, đồng Nhân dân tệ được dự đoán tăng giá và xu thế tích trữ rộng rãi đồng tiền này sẽ là xu thế tất yếu. Đối diện với các vấn đề như vậy, thái độ của các nước châu Á về tính thực tế một đồng tiền chung châu Á cần có chuyển biến./.
Phan Thành Dương (TTXVN/Vietnam+)