Các nhà hoạch định chính sách châu Âu vừa cảnh báo các chủ ngân hàng về khả năng phải đối phó với những luật lệ quy định cứng rắn hơn, sau khi một loạt vụ bê bối xảy ra mà bản thân ngành ngân hàng không thể “đơn phương độc mã” khống chế được.
Gần bốn năm sau khi hoạt động cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn của các ngân hàng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hình ảnh của ngành lại bị hoen ố bởi vụ xìcăngđan thao túng lãi suất liên ngân hàng (Libor) và những tổn thất to lớn xuất phát từ các giao dịch trái luật, trong đó các đại gia như UBS hay Societe Generale cũng "bị tay nhúng chàm."
Joerg Asmussen, thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhận định những nỗ lực của G20 (Nhóm các nền kinh tế hàng đầu) nhằm giải quyết các vấn đề trong ngành ngân hàng đang bị "mất đà" và ông khuyến nghị cần phải có một cuộc tấn công mới để làm trong sạch ngành ngân hàng.
Theo ông Asmussen, nếu những chứng cứ trong vụ lãi suất Libor là sự thật, hậu quả với ngành ngân hàng là khôn lường.
Ngân hàng Anh Barclay bị phạt số tiền kỷ lục 450 triệu USD sau khi thừa nhận đã gian lận để thao túng lãi suất Libor. Barclays đã thực hiện nhiều giao dịch gây ảnh hưởng tới lãi suất Libor, khai báo thấp hơn mức lãi suất thực mà các ngân hàng vay mượn lẫn nhau.
Các cơ quan chức năng cho rằng không chỉ có Barclays tham gia vào vụ này và đang tiến hàng điều tra hầu như toàn bộ các ngân hàng lớn nhất thế giới.
Tại Đức, nơi sẽ tiến hành cuộc tuyển cử vào năm 2013, toàn bộ các đảng lớn, trong đó có cả đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thủ tướng Angela Merkel, đang chuẩn bị các đề xuất để kiểm soát hệ thống ngân hàng.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết đang nghiên cứu bổ sung thêm các quy định pháp lý liên quan tới các nhà quản lý ngân hàng. Ông cũng ủng hộ việc châu Âu thúc đẩy áp dụng các biện pháp chặt hơn đối với hoạt động thanh toán ngân hàng.
Trong khi đó, các ngân hàng cho rằng Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra những hạn chế “rắn” nhất (tính trên quy mô toàn cầu) trong hoạt động thanh toán và những biện pháp mới này sẽ đặt họ vào thế bất lợi hơn nếu so với các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ hay châu Á.
Mùa Hè này, HSBC đã bị một ban hội thẩm thượng viện Mỹ cáo buộc vi phạm các quy định về rửa tiền. Trước đó, ngân hàng Thụy Sĩ UBS và ngân hàng Pháp Societe Generale cũng bị rung chuyển bởi các vụ bê bối liên quan đến các giao dịch bất hợp pháp.
Ngân hàng Standard Chartered cũng bị phạt 340 triệu USD vì “phớt lờ” lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp dụng với Iran./.
Gần bốn năm sau khi hoạt động cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn của các ngân hàng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hình ảnh của ngành lại bị hoen ố bởi vụ xìcăngđan thao túng lãi suất liên ngân hàng (Libor) và những tổn thất to lớn xuất phát từ các giao dịch trái luật, trong đó các đại gia như UBS hay Societe Generale cũng "bị tay nhúng chàm."
Joerg Asmussen, thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhận định những nỗ lực của G20 (Nhóm các nền kinh tế hàng đầu) nhằm giải quyết các vấn đề trong ngành ngân hàng đang bị "mất đà" và ông khuyến nghị cần phải có một cuộc tấn công mới để làm trong sạch ngành ngân hàng.
Theo ông Asmussen, nếu những chứng cứ trong vụ lãi suất Libor là sự thật, hậu quả với ngành ngân hàng là khôn lường.
Ngân hàng Anh Barclay bị phạt số tiền kỷ lục 450 triệu USD sau khi thừa nhận đã gian lận để thao túng lãi suất Libor. Barclays đã thực hiện nhiều giao dịch gây ảnh hưởng tới lãi suất Libor, khai báo thấp hơn mức lãi suất thực mà các ngân hàng vay mượn lẫn nhau.
Các cơ quan chức năng cho rằng không chỉ có Barclays tham gia vào vụ này và đang tiến hàng điều tra hầu như toàn bộ các ngân hàng lớn nhất thế giới.
Tại Đức, nơi sẽ tiến hành cuộc tuyển cử vào năm 2013, toàn bộ các đảng lớn, trong đó có cả đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thủ tướng Angela Merkel, đang chuẩn bị các đề xuất để kiểm soát hệ thống ngân hàng.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết đang nghiên cứu bổ sung thêm các quy định pháp lý liên quan tới các nhà quản lý ngân hàng. Ông cũng ủng hộ việc châu Âu thúc đẩy áp dụng các biện pháp chặt hơn đối với hoạt động thanh toán ngân hàng.
Trong khi đó, các ngân hàng cho rằng Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra những hạn chế “rắn” nhất (tính trên quy mô toàn cầu) trong hoạt động thanh toán và những biện pháp mới này sẽ đặt họ vào thế bất lợi hơn nếu so với các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ hay châu Á.
Mùa Hè này, HSBC đã bị một ban hội thẩm thượng viện Mỹ cáo buộc vi phạm các quy định về rửa tiền. Trước đó, ngân hàng Thụy Sĩ UBS và ngân hàng Pháp Societe Generale cũng bị rung chuyển bởi các vụ bê bối liên quan đến các giao dịch bất hợp pháp.
Ngân hàng Standard Chartered cũng bị phạt 340 triệu USD vì “phớt lờ” lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp dụng với Iran./.
Hương Giang (TTXVN)