Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở Mexico trong hai ngày 18-19/6, trước sức ép từ các thị trường và các nhà lãnh đạo trên thế giới, Đức và các nước đối tác lớn trong Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) đã có một bước đi đáng chú ý khi nêu lên những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa liên minh kinh tế và tiền tệ đã tồn tại trong 13 năm qua.
Trong dự thảo thông cáo của hội nghị, các nhà lãnh đạo châu Âu cam kết cân nhắc các biện pháp cụ thể tiến tới xây dựng một hệ thống ngân hàng hội nhập hơn trong khu vực nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nợ đe dọa đến sự tồn vong của đồng euro, trong đó bao gồm việc giám sát chung về ngân hàng và bảo lãnh việc sẽ hoàn trả lại cho người gửi tiền vào ngân hàng.
Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban châu Âu đang hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu thành lập một liên minh ngân hàng, nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn khi chính phủ các nước đang nợ đầm đìa cứu trợ các thể chế tài chính thiếu thanh khoản, làm gia tăng các khoản nợ công và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone.
Mặc dù Đức phản đối những sáng kiến có thể khiến nước này phải chịu phí tổn cho việc cứu trợ nhiều ngân hàng của các nước khác, song nước này cũng đã cởi mở hơn đối với ý tưởng tăng cường hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực ngân hàng.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu là nội dung bao trùm tại phiên thảo luận mở của các nhà lãnh đạo G20 về kinh tế toàn cầu. Chiến thắng của các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ trong cuộc bầu cử vừa qua tại Hy Lạp đã làm dịu bớt mối lo ngại về khả năng nước này phải ra khỏi Eurozone, song đã không có mấy tác dụng trong việc xoa dịu các thị trường tài chính, nơi người ta vẫn lo ngại sự tan vỡ của liên minh tiền tệ này chỉ đang được trì hoãn và có thể sẽ kéo cả Tây Ban Nha và Italy vào vòng xoáy. Dự thảo thông cáo nói rằng các nước không có những vấn đề lớn về nợ sẵn sàng phối hợp hành động để thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hoan nghênh kết quả bầu cử tại Hy Lạp, song nói bà không thể chấp nhận bất kỳ sự nới lỏng nào đối với các biện pháp khắc khổ và những cải cách cơ cấu đau đớn mà Athens đã chấp thuận như điều kiện của gói cứu trợ thứ hai. Bà nêu rõ Hy Lạp phải thực hiện những gì đã cam kết.
Bà Merkel đang hối thúc các nhà lãnh đạo châu Âu tán đồng các biện pháp hướng tới sự hội nhập tài chính chặt chẽ hơn với việc chuyển quyền kiểm soát ngân sách quốc gia cho EU và trao quyền nhiều hơn cho Nghị viện châu Âu. Bằng việc phác thảo về tương lai của khối trong 5-10 năm tới, bà hy vọng sẽ giành lại được niềm tin của thị trường. Tuy nhiên, người đồng nhiệm người Pháp Francois lại nghi ngờ về việc chuyển giao các quyền lực tài chính.
Tại hội nghị, các nước G20 đã phát đi dấu hiệu mạnh mẽ nhất trong ba năm trong việc hành động nhằm đẩy mạnh đà phục hồi kinh tế, nhất trí dành ưu tiên cho việc thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, trong khi việc cắt giảm mạnh ngân sách đang là một nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mỹ đã hối thúc Đức cũng như Trung Quốc kích thích chi tiêu để trợ giúp cho kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng Thế giới tuần trước đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của toàn cầu năm 2012 xuống 2,5%, và cảnh báo các nước đang phát triển sẽ trải qua một gia đoạn dài với sự biến động của thị trường tài chính và tăng trưởng yếu hơn./.
Trong dự thảo thông cáo của hội nghị, các nhà lãnh đạo châu Âu cam kết cân nhắc các biện pháp cụ thể tiến tới xây dựng một hệ thống ngân hàng hội nhập hơn trong khu vực nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nợ đe dọa đến sự tồn vong của đồng euro, trong đó bao gồm việc giám sát chung về ngân hàng và bảo lãnh việc sẽ hoàn trả lại cho người gửi tiền vào ngân hàng.
Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban châu Âu đang hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu thành lập một liên minh ngân hàng, nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn khi chính phủ các nước đang nợ đầm đìa cứu trợ các thể chế tài chính thiếu thanh khoản, làm gia tăng các khoản nợ công và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone.
Mặc dù Đức phản đối những sáng kiến có thể khiến nước này phải chịu phí tổn cho việc cứu trợ nhiều ngân hàng của các nước khác, song nước này cũng đã cởi mở hơn đối với ý tưởng tăng cường hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực ngân hàng.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu là nội dung bao trùm tại phiên thảo luận mở của các nhà lãnh đạo G20 về kinh tế toàn cầu. Chiến thắng của các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ trong cuộc bầu cử vừa qua tại Hy Lạp đã làm dịu bớt mối lo ngại về khả năng nước này phải ra khỏi Eurozone, song đã không có mấy tác dụng trong việc xoa dịu các thị trường tài chính, nơi người ta vẫn lo ngại sự tan vỡ của liên minh tiền tệ này chỉ đang được trì hoãn và có thể sẽ kéo cả Tây Ban Nha và Italy vào vòng xoáy. Dự thảo thông cáo nói rằng các nước không có những vấn đề lớn về nợ sẵn sàng phối hợp hành động để thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hoan nghênh kết quả bầu cử tại Hy Lạp, song nói bà không thể chấp nhận bất kỳ sự nới lỏng nào đối với các biện pháp khắc khổ và những cải cách cơ cấu đau đớn mà Athens đã chấp thuận như điều kiện của gói cứu trợ thứ hai. Bà nêu rõ Hy Lạp phải thực hiện những gì đã cam kết.
Bà Merkel đang hối thúc các nhà lãnh đạo châu Âu tán đồng các biện pháp hướng tới sự hội nhập tài chính chặt chẽ hơn với việc chuyển quyền kiểm soát ngân sách quốc gia cho EU và trao quyền nhiều hơn cho Nghị viện châu Âu. Bằng việc phác thảo về tương lai của khối trong 5-10 năm tới, bà hy vọng sẽ giành lại được niềm tin của thị trường. Tuy nhiên, người đồng nhiệm người Pháp Francois lại nghi ngờ về việc chuyển giao các quyền lực tài chính.
Tại hội nghị, các nước G20 đã phát đi dấu hiệu mạnh mẽ nhất trong ba năm trong việc hành động nhằm đẩy mạnh đà phục hồi kinh tế, nhất trí dành ưu tiên cho việc thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, trong khi việc cắt giảm mạnh ngân sách đang là một nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mỹ đã hối thúc Đức cũng như Trung Quốc kích thích chi tiêu để trợ giúp cho kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng Thế giới tuần trước đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của toàn cầu năm 2012 xuống 2,5%, và cảnh báo các nước đang phát triển sẽ trải qua một gia đoạn dài với sự biến động của thị trường tài chính và tăng trưởng yếu hơn./.
Lê Minh (TTXVN)