Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) cho hay, hiện nay cả nước chỉ có 138 đội chữa cháy chuyên nghiệp, thiếu nhiều so với yêu cầu thực tế. Các phương tiện chữa cháy đặc chủng ở trong hầm lò, nhà cao tầng... cũng thiếu nghiêm trọng. Số lượng xe chữa cháy hoạt động tốt chỉ chiếm khoảng 30%.
Trong 9 tháng đầu năm, toàn quốc đã xảy ra 1.680 vụ cháy, làm chết 40 người, bị thương 116 người. Ước tính thiệt hại lên tới hơn 500 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2009, số vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân tăng cả về số vụ lẫn số thiệt hại về tài sản.
Cũng theo đánh giá của Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, trong tổng số hơn 1.500 vụ cháy kể trên có 18 vụ đặc biệt nghiêm trọng, chiếm hơn 1% tổng số vụ nhưng thiệt hại lại lên tới hơn 73%.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2010, lực lượng chức năng đã giải cứu an toàn hơn 100 người thoát khỏi hỏa hoạn. Điển hình là vụ cứu 9 người bị thương và đưa 3 người chết ra ngoài trong vụ sập nhà dân ở huyện Dĩ An (Bình Dương); cứu 44 người và tổ chức hướng dẫn thoát nạn an toàn cho hàng trăm người trong vụ cháy chung cư JSC34 ở Thanh Xuân (Hà Nội) ngày 10/3...
Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do ý thức chấp hành các quy định phòng cháy chữa cháy của người dân và người lao động ở các cơ sở như sơ suất trong sử dụng lửa, điện trong sinh hoạt và sản xuất, sự cố hệ thống điện và thiết bị điện.
Để đảm bảo an toàn cháy nổ cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Cục đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ của Cục, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Nội và các tỉnh lân cận triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy bảo vệ Đại lễ.
Theo đó, các cơ sở trọng điểm về cháy nổ, các cơ sở diễn ra các hoạt động Đại lễ cũng như nơi ăn nghỉ của các đại biểu sẽ được tăng cường kiểm tra; tổ chức lực lượng trực chiến đấu 24/24 giờ./.
Trong 9 tháng đầu năm, toàn quốc đã xảy ra 1.680 vụ cháy, làm chết 40 người, bị thương 116 người. Ước tính thiệt hại lên tới hơn 500 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2009, số vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân tăng cả về số vụ lẫn số thiệt hại về tài sản.
Cũng theo đánh giá của Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, trong tổng số hơn 1.500 vụ cháy kể trên có 18 vụ đặc biệt nghiêm trọng, chiếm hơn 1% tổng số vụ nhưng thiệt hại lại lên tới hơn 73%.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2010, lực lượng chức năng đã giải cứu an toàn hơn 100 người thoát khỏi hỏa hoạn. Điển hình là vụ cứu 9 người bị thương và đưa 3 người chết ra ngoài trong vụ sập nhà dân ở huyện Dĩ An (Bình Dương); cứu 44 người và tổ chức hướng dẫn thoát nạn an toàn cho hàng trăm người trong vụ cháy chung cư JSC34 ở Thanh Xuân (Hà Nội) ngày 10/3...
Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do ý thức chấp hành các quy định phòng cháy chữa cháy của người dân và người lao động ở các cơ sở như sơ suất trong sử dụng lửa, điện trong sinh hoạt và sản xuất, sự cố hệ thống điện và thiết bị điện.
Để đảm bảo an toàn cháy nổ cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Cục đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ của Cục, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Nội và các tỉnh lân cận triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy bảo vệ Đại lễ.
Theo đó, các cơ sở trọng điểm về cháy nổ, các cơ sở diễn ra các hoạt động Đại lễ cũng như nơi ăn nghỉ của các đại biểu sẽ được tăng cường kiểm tra; tổ chức lực lượng trực chiến đấu 24/24 giờ./.
Sơn Bách (Vietnam+)