Tết năm nay, cán bộ công chức chỉ được nghỉ trước một ngày, thời gian quá gấp gáp khiến nhiều chị em phải tất bật xoay xở việc nhà, bếp núc.
Bù đầu lo Tết
Công việc cơ quan bộn bề, hết báo cáo năm, báo cáo tháng, tính lương, thưởng cho anh chị em, tổ chức hoạt động tất niên cho các phòng ban... khiến chị Thủy, kế toán Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân luôn trong trạng thái căng thẳng.
Nhà không có người giúp việc, bố mẹ thì ở quê, chỉ có vợ chồng với hai đứa con nhỏ, "trăm dâu đổ đầu tằm", mọi việc chuẩn bị cho tết chị đều phải dồn tất trong một ngày.
"Công việc chuẩn bị giao thừa thì nào có ít, phải dậy sớm chen chân ra chợ mua thức ăn cho mấy ngày liền, không được phép thiếu sót món nào để đỡ mất thời gian đi mua thêm. Chưa kể công việc dọn dẹp nhà cửa, chăm lo cho lũ trẻ ăn ngủ," chị Thủy thở dài.
Nghỉ Tết muộn, ôsin cũng về quê, nhiều chị em cũng “méo mặt” vì phải tự tay lo toan đủ thứ.
Tất bật vừa ghi chép, chị Yến, quản lý tại một chi nhánh trong Ngân hàng Quân đội nói, danh sách, thực đơn gì đều phải lên trước nửa tháng, rời cơ quan là chạy đôn chạy đáo sắm sửa, đặt hàng.
Mọi việc vặt trong nhà đều phó mặc cho người giúp việc nên giờ vào bếp mà cứ như khách, muốn tìm cái này, cái kia... cũng phải gọi điện hỏi ôsin xem để ở đâu.
"Ngày giáp Tết, hai vợ chồng vẫn phải thay phiên nhau sáng đưa con đi học, chiều đón con lên cơ quan, tiếp tục giải quyết công việc, có hôm làm đến tối muộn mới về, lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa... uể oải vô cùng", chị Yến nói.
Công việc, gia đình là thế nhưng với những bộ óc tài tình và đôi tay khéo léo, chị em phụ nữ vẫn luôn khiến đấng mày râu cũng phải chào thua khi phải xử lý một khối lượng công việc khổng lồ như vậy.
Cái khó ló cái khôn
Để làm trọn đạo làm vợ, làm con dâu và thực hiện đúng thiên chức làm mẹ, gồng gánh sao cho "giỏi việc nước, đảm việc nhà", các chị em đã phải có "chiến lược" thực hiện.
Như chị Yến, Tết này tổ chức hẳn một cuộc họp kín cho các chị em trong phòng để xem có thể đoàn kết giúp nhau được việc gì. Người thì lo thực phẩm, người thì lo bánh kẹo, rượu bia, người thì lo thuê người dọn vệ sinh nhà Tết...
"Mỗi người mỗi việc, chuyên môn hóa, có tổ chức, đỡ đần nhau nhằm thực hiện tốt công việc mà vẫn tiết kiệm được thời gian", chị Yến nói.
Vậy là tài năng quản lý của chị Yến không chỉ dừng lại ở việc cơ quan mà còn giúp các chị em cùng hoàn cảnh hoàn thành cả việc gia đình.
Chưa hết, dịp Tết này, chị Yến còn đặc cách đồng ý cho các chị em tranh thủ giờ công đi sắm Tết, chia ca hỗ trợ nhau trong công việc để ai cũng có thời gian làm việc riêng.
Thậm chí, các chị em được sếp tạo điều kiện cho mua bán trực tuyến, giao dịch trên mạng, nhận hàng tại cơ quan ngay trong giờ làm việc. Những ngày này, phòng làm việc giống như cái nhà kho chứa đủ thứ hàng.
"Cũng là phụ nữ nên mình châm chước cho các chị em nhân viên trong thời gian này thôi, chứ ra Tết lại siết kỷ luật như bình thường", chị Yến vui vẻ.
Còn chị Thủy lại có người chồng tâm lý, khi biết lịch Tết của hai vợ chồng, anh đã tự nguyện nhảy vào cuộc giúp vợ.
Thường thì hai vợ chồng đi mua sắm, chồng chỉ có mỗi việc làm "phu" khuân đồ, nay chồng chị Thủy phải làm từ đầu đến cuối. Cầm danh sách đi mua hàng mà anh không ngớt gọi về hỏi vợ.
"Đàn ông mà, muối thì chỉ biết là muối, kẹo là kẹo chứ đâu có rành loại này, loại kia như chị em mình được. Nhưng phải vậy lần sau mới có kinh nghiệm", chị Thủy nói.
Chạy đua với thời gian là thế rồi mọi thứ cũng dần tươm tất. Toàn những công việc không tên bị coi là vặt, nhưng "việc vặt" đấy chỉ khi làm mới hiểu nó nhiều đến mức nào.
Tết cổ truyền dân tộc vốn rất có nhiều nghi thức truyền thống, đôi khi trở nên rườm rà mà hầu hết chị em phụ nữ là người chuẩn bị. Do đó, việc cân đối thời gian nghỉ Tết sẽ giúp chị em công sở có thời gian chuẩn bị tốt hơn./.
Bù đầu lo Tết
Công việc cơ quan bộn bề, hết báo cáo năm, báo cáo tháng, tính lương, thưởng cho anh chị em, tổ chức hoạt động tất niên cho các phòng ban... khiến chị Thủy, kế toán Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân luôn trong trạng thái căng thẳng.
Nhà không có người giúp việc, bố mẹ thì ở quê, chỉ có vợ chồng với hai đứa con nhỏ, "trăm dâu đổ đầu tằm", mọi việc chuẩn bị cho tết chị đều phải dồn tất trong một ngày.
"Công việc chuẩn bị giao thừa thì nào có ít, phải dậy sớm chen chân ra chợ mua thức ăn cho mấy ngày liền, không được phép thiếu sót món nào để đỡ mất thời gian đi mua thêm. Chưa kể công việc dọn dẹp nhà cửa, chăm lo cho lũ trẻ ăn ngủ," chị Thủy thở dài.
Nghỉ Tết muộn, ôsin cũng về quê, nhiều chị em cũng “méo mặt” vì phải tự tay lo toan đủ thứ.
Tất bật vừa ghi chép, chị Yến, quản lý tại một chi nhánh trong Ngân hàng Quân đội nói, danh sách, thực đơn gì đều phải lên trước nửa tháng, rời cơ quan là chạy đôn chạy đáo sắm sửa, đặt hàng.
Mọi việc vặt trong nhà đều phó mặc cho người giúp việc nên giờ vào bếp mà cứ như khách, muốn tìm cái này, cái kia... cũng phải gọi điện hỏi ôsin xem để ở đâu.
"Ngày giáp Tết, hai vợ chồng vẫn phải thay phiên nhau sáng đưa con đi học, chiều đón con lên cơ quan, tiếp tục giải quyết công việc, có hôm làm đến tối muộn mới về, lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa... uể oải vô cùng", chị Yến nói.
Công việc, gia đình là thế nhưng với những bộ óc tài tình và đôi tay khéo léo, chị em phụ nữ vẫn luôn khiến đấng mày râu cũng phải chào thua khi phải xử lý một khối lượng công việc khổng lồ như vậy.
Cái khó ló cái khôn
Để làm trọn đạo làm vợ, làm con dâu và thực hiện đúng thiên chức làm mẹ, gồng gánh sao cho "giỏi việc nước, đảm việc nhà", các chị em đã phải có "chiến lược" thực hiện.
Như chị Yến, Tết này tổ chức hẳn một cuộc họp kín cho các chị em trong phòng để xem có thể đoàn kết giúp nhau được việc gì. Người thì lo thực phẩm, người thì lo bánh kẹo, rượu bia, người thì lo thuê người dọn vệ sinh nhà Tết...
"Mỗi người mỗi việc, chuyên môn hóa, có tổ chức, đỡ đần nhau nhằm thực hiện tốt công việc mà vẫn tiết kiệm được thời gian", chị Yến nói.
Vậy là tài năng quản lý của chị Yến không chỉ dừng lại ở việc cơ quan mà còn giúp các chị em cùng hoàn cảnh hoàn thành cả việc gia đình.
Chưa hết, dịp Tết này, chị Yến còn đặc cách đồng ý cho các chị em tranh thủ giờ công đi sắm Tết, chia ca hỗ trợ nhau trong công việc để ai cũng có thời gian làm việc riêng.
Thậm chí, các chị em được sếp tạo điều kiện cho mua bán trực tuyến, giao dịch trên mạng, nhận hàng tại cơ quan ngay trong giờ làm việc. Những ngày này, phòng làm việc giống như cái nhà kho chứa đủ thứ hàng.
"Cũng là phụ nữ nên mình châm chước cho các chị em nhân viên trong thời gian này thôi, chứ ra Tết lại siết kỷ luật như bình thường", chị Yến vui vẻ.
Còn chị Thủy lại có người chồng tâm lý, khi biết lịch Tết của hai vợ chồng, anh đã tự nguyện nhảy vào cuộc giúp vợ.
Thường thì hai vợ chồng đi mua sắm, chồng chỉ có mỗi việc làm "phu" khuân đồ, nay chồng chị Thủy phải làm từ đầu đến cuối. Cầm danh sách đi mua hàng mà anh không ngớt gọi về hỏi vợ.
"Đàn ông mà, muối thì chỉ biết là muối, kẹo là kẹo chứ đâu có rành loại này, loại kia như chị em mình được. Nhưng phải vậy lần sau mới có kinh nghiệm", chị Thủy nói.
Chạy đua với thời gian là thế rồi mọi thứ cũng dần tươm tất. Toàn những công việc không tên bị coi là vặt, nhưng "việc vặt" đấy chỉ khi làm mới hiểu nó nhiều đến mức nào.
Tết cổ truyền dân tộc vốn rất có nhiều nghi thức truyền thống, đôi khi trở nên rườm rà mà hầu hết chị em phụ nữ là người chuẩn bị. Do đó, việc cân đối thời gian nghỉ Tết sẽ giúp chị em công sở có thời gian chuẩn bị tốt hơn./.
Quỳnh Trang (Vietnam+)