Khi đến thăm Thái Lan, du khách sẽ có cơ hội khám phá và chiêm ngưỡng khá nhiều thứ tại các danh thắng khó quên: Từ Bangkok nổi tiếng với các chùa chiền, cung điện lộng lẫy và trung tâm mua sắm nhộn nhịp, đến những bãi biển khá đẹp quanh hòn đảo du lịch Phuket nằm ở phía Nam.
Ngoài ra còn có cả Chiang Mai yên bình, cách thủ đô Bangkok khoảng 800 km, với vai trò như là lực đẩy cho các vùng miền phía Bắc Thái Lan.
Trước ngày diễn ra lễ hội hoa dự kiến tổ chức tại Chiang Mai vào giữa tháng 12 năm nay, điều đáng chú ý nhất ở khu Công viên hoàng gia thuộc cố đô của Thái Lan này là sự hiện diện của một ngôi nhà ngói truyền thống Việt Nam. Phía trước cổng có gắn biểu tượng lá quốc kỳ nước ta cùng với cây cảnh và rặng cây cau được bày đặt đẹp mắt trong khuôn viên của ngôi nhà.
Chiang Mai được ví như "đóa hoa phương Bắc". Mỗi khi tới đây, du khách sẽ được nghe nhắc nhiều tới lịch sử văn hóa Lanna do Chiang Mai là một cấu thành quan trọng trong vương quốc Lanna Thai hùng mạnh trước đây. Lanna theo tiếng Thái có nghĩa là “triệu cánh đồng lúa”, phán ánh sự trù phú của vùng đất này.
Từng là thủ đô có lịch sử trên 700 năm tuổi, tính từ thời điểm năm 1296, nhưng dấu ấn của vương quốc Lanna vẫn sống cùng thời gian và hòa vào cuộc sống hiện tại ở đây với đền chùa, tượng đài, thành cổ, phố xưa. Vì thế trong mắt người Thái, chưa đến Chiang Mai coi như chưa đến Thái Lan. Mặc dù là một thành phố cổ song Chiang Mai – đọc theo cách phát âm ở xứ sở này là “Chiêng Mày” – là một thành phố mới vì theo tiếng Thái chữ “Mày” có nghĩa là mới.
Dù nay triệu nương lúa nhường chỗ cho khách sạn, trung tâm văn hóa và mua sắm nhưng Chiang Mai vẫn giữ được vẻ yên bình, vừa đô thị vừa thôn quê, không náo nhiệt hay quá ồn ào như Bangkok. Không chỉ là một trung tâm hành chính và hội tụ các hoạt động đề cao giá trị truyền thống, Chiang Mai có nhiều lợi thế về du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du khảo lịch sử - văn hóa. Thông tin về Chiang Mai được giới thiệu phổ biến ở sân bay, các chùa và các chợ, với du khách được mến tặng một sim điện thoại ngay tại sân bay.
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Towichakchaikul cho biết, với bề dày lịch sử lâu đời hơn cả Bangkok và nhiều cảnh quan mà thiên nhiên ban tặng, Chiang Mai có nhiều lợi thế về thu hút khách du lịch và nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử: “Chiang Mai là danh thắng được nhiều người yêu mến ở Thái Lan. Người địa phương có truyền thống hiếu khách, trong khi phái nữ rất đẹp, duyên dáng. Nơi đây có nhiều núi non, thác nước, các khu vườn với khá nhiều loài hoa rực rỡ sắc màu, và các món ăn ở đây khá đặc trưng.”
Bên cạnh những khách sạn và nhà hàng sang trọng, hiện vẫn còn hào nước hộ thành ở trung tâm Chiang Mai, nơi có các bức tường cao bằng gạch dày kiên cố với năm cửa cổng thành. Chính những hồ nước, bờ hào chạy dọc theo phố và phố chợ đêm làm ta liên tưởng tới bóng dáng Cổ Loa hay nội đô ở Huế và Hà Nội.
Buổi tối dạo chợ đêm ở ngay giữa trung tâm thành phố, có thể mua sắm thỏa thích vì giá cả hàng hóa khá rẻ và sự thân thiện, niềm nở của người bán hàng. Với vai trò như là lực đẩy cho các vùng miền phía Bắc Thái Lan, Chiang Mai còn được xem như là một thiên đường của giới ưa sưu tập đồ lưu niệm với các mặt hàng thủ công truyền thống như đồ trang sức bằng bạc, tranh và tượng bằng mộc mỹ nghệ, tạo hình từ rễ cây, hàng thổ cẩm đa màu sắc.
Hiện chính quyền thành phố đang nỗ lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế sáng tạo, nhất là những lĩnh vực gắn với văn hóa Lanna truyền thống, và du lịch đang thu hút trung bình khoảng 3 triệu lượt khách mỗi năm./.
Ngoài ra còn có cả Chiang Mai yên bình, cách thủ đô Bangkok khoảng 800 km, với vai trò như là lực đẩy cho các vùng miền phía Bắc Thái Lan.
Trước ngày diễn ra lễ hội hoa dự kiến tổ chức tại Chiang Mai vào giữa tháng 12 năm nay, điều đáng chú ý nhất ở khu Công viên hoàng gia thuộc cố đô của Thái Lan này là sự hiện diện của một ngôi nhà ngói truyền thống Việt Nam. Phía trước cổng có gắn biểu tượng lá quốc kỳ nước ta cùng với cây cảnh và rặng cây cau được bày đặt đẹp mắt trong khuôn viên của ngôi nhà.
Chiang Mai được ví như "đóa hoa phương Bắc". Mỗi khi tới đây, du khách sẽ được nghe nhắc nhiều tới lịch sử văn hóa Lanna do Chiang Mai là một cấu thành quan trọng trong vương quốc Lanna Thai hùng mạnh trước đây. Lanna theo tiếng Thái có nghĩa là “triệu cánh đồng lúa”, phán ánh sự trù phú của vùng đất này.
Từng là thủ đô có lịch sử trên 700 năm tuổi, tính từ thời điểm năm 1296, nhưng dấu ấn của vương quốc Lanna vẫn sống cùng thời gian và hòa vào cuộc sống hiện tại ở đây với đền chùa, tượng đài, thành cổ, phố xưa. Vì thế trong mắt người Thái, chưa đến Chiang Mai coi như chưa đến Thái Lan. Mặc dù là một thành phố cổ song Chiang Mai – đọc theo cách phát âm ở xứ sở này là “Chiêng Mày” – là một thành phố mới vì theo tiếng Thái chữ “Mày” có nghĩa là mới.
Dù nay triệu nương lúa nhường chỗ cho khách sạn, trung tâm văn hóa và mua sắm nhưng Chiang Mai vẫn giữ được vẻ yên bình, vừa đô thị vừa thôn quê, không náo nhiệt hay quá ồn ào như Bangkok. Không chỉ là một trung tâm hành chính và hội tụ các hoạt động đề cao giá trị truyền thống, Chiang Mai có nhiều lợi thế về du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du khảo lịch sử - văn hóa. Thông tin về Chiang Mai được giới thiệu phổ biến ở sân bay, các chùa và các chợ, với du khách được mến tặng một sim điện thoại ngay tại sân bay.
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Towichakchaikul cho biết, với bề dày lịch sử lâu đời hơn cả Bangkok và nhiều cảnh quan mà thiên nhiên ban tặng, Chiang Mai có nhiều lợi thế về thu hút khách du lịch và nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử: “Chiang Mai là danh thắng được nhiều người yêu mến ở Thái Lan. Người địa phương có truyền thống hiếu khách, trong khi phái nữ rất đẹp, duyên dáng. Nơi đây có nhiều núi non, thác nước, các khu vườn với khá nhiều loài hoa rực rỡ sắc màu, và các món ăn ở đây khá đặc trưng.”
Bên cạnh những khách sạn và nhà hàng sang trọng, hiện vẫn còn hào nước hộ thành ở trung tâm Chiang Mai, nơi có các bức tường cao bằng gạch dày kiên cố với năm cửa cổng thành. Chính những hồ nước, bờ hào chạy dọc theo phố và phố chợ đêm làm ta liên tưởng tới bóng dáng Cổ Loa hay nội đô ở Huế và Hà Nội.
Buổi tối dạo chợ đêm ở ngay giữa trung tâm thành phố, có thể mua sắm thỏa thích vì giá cả hàng hóa khá rẻ và sự thân thiện, niềm nở của người bán hàng. Với vai trò như là lực đẩy cho các vùng miền phía Bắc Thái Lan, Chiang Mai còn được xem như là một thiên đường của giới ưa sưu tập đồ lưu niệm với các mặt hàng thủ công truyền thống như đồ trang sức bằng bạc, tranh và tượng bằng mộc mỹ nghệ, tạo hình từ rễ cây, hàng thổ cẩm đa màu sắc.
Hiện chính quyền thành phố đang nỗ lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế sáng tạo, nhất là những lĩnh vực gắn với văn hóa Lanna truyền thống, và du lịch đang thu hút trung bình khoảng 3 triệu lượt khách mỗi năm./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)