Công nghệ số không những cho phép công dân có thể truy cập các tiện ích của kết nối, ngay cả ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, mà còn giúp chính phủ giảm đáng kể chi phí cho các dịch vụ công.
Diễn đàn Chính phủ điện tử Việt Nam 2011 (FutureGov Forum Vietnam), do Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và công ty Alphabet Media Singapore phối hợp tổ chức, đã diễn ra ngày 14/6 tại Hà Nội.
Đại diện một số bộ, ban, ngành, cùng các chuyên gia công nghệ thông tin trong nước, quốc tế đã tham dự diễn đàn để chia sẻ, thảo luận về chiến lược và thách thức trong quá trình phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam, cũng như bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan...
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, nhằm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng một số đề án, chương trình quốc gia hướng tới ba mục tiêu: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và trên diện rộng phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng nêu ra một số giải pháp đang được triển khai trong thực tiễn như đưa giao dịch chữ ký số vào sử dụng rộng rãi; hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia (về dân cư, đất đai...), áp dụng công nghệ mới (điện toán đám mây)...
Việt Nam cũng đang xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử theo hướng dịch vụ và phương thức huy động nguồn lực nhà nước-tư nhân.
Đại diện Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Tài chính... đã chia sẻ các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin và định hướng phát triển, nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến trong quá trình quản lý.
Trong đó, Bộ Công Thương là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về mức độ triển khai dịch vụ công trực tuyến. Một trong những dự án thành công là hệ thống cấp Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử và hệ thống khai báo hóa chất độc hại.
Với kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử ở các nước phát triển, tại diễn đàn, các chuyên gia quốc tế khẳng định công nghệ số không chỉ cho phép công dân có thể truy cập các tiện ích của kết nối, ngay cả ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, mà còn giúp chính phủ giảm chi phí cho các dịch vụ công.
Bài học từ Hàn Quốc cũng cho thấy, việc quản lý nguồn thông tin và triển khai dịch vụ chính phủ điện tử với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, sẽ giúp các cơ quan liên quan vượt qua thách thức trong việc chia sẻ thông tin, quản lý chất lượng thông tin thống nhất từ nhiều nguồn khác nhau.../.
Diễn đàn Chính phủ điện tử Việt Nam 2011 (FutureGov Forum Vietnam), do Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và công ty Alphabet Media Singapore phối hợp tổ chức, đã diễn ra ngày 14/6 tại Hà Nội.
Đại diện một số bộ, ban, ngành, cùng các chuyên gia công nghệ thông tin trong nước, quốc tế đã tham dự diễn đàn để chia sẻ, thảo luận về chiến lược và thách thức trong quá trình phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam, cũng như bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan...
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, nhằm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng một số đề án, chương trình quốc gia hướng tới ba mục tiêu: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và trên diện rộng phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng nêu ra một số giải pháp đang được triển khai trong thực tiễn như đưa giao dịch chữ ký số vào sử dụng rộng rãi; hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia (về dân cư, đất đai...), áp dụng công nghệ mới (điện toán đám mây)...
Việt Nam cũng đang xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử theo hướng dịch vụ và phương thức huy động nguồn lực nhà nước-tư nhân.
Đại diện Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Tài chính... đã chia sẻ các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin và định hướng phát triển, nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến trong quá trình quản lý.
Trong đó, Bộ Công Thương là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về mức độ triển khai dịch vụ công trực tuyến. Một trong những dự án thành công là hệ thống cấp Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử và hệ thống khai báo hóa chất độc hại.
Với kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử ở các nước phát triển, tại diễn đàn, các chuyên gia quốc tế khẳng định công nghệ số không chỉ cho phép công dân có thể truy cập các tiện ích của kết nối, ngay cả ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, mà còn giúp chính phủ giảm chi phí cho các dịch vụ công.
Bài học từ Hàn Quốc cũng cho thấy, việc quản lý nguồn thông tin và triển khai dịch vụ chính phủ điện tử với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, sẽ giúp các cơ quan liên quan vượt qua thách thức trong việc chia sẻ thông tin, quản lý chất lượng thông tin thống nhất từ nhiều nguồn khác nhau.../.
Việt Hà ((TTXVN/Vietnam+)