Theo nguồn tin chính thức từ Yangon, Chính phủ Myanmar và nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số Liên đoàn Dân tộc Karen (KNU) đã tiến hành đàm phán hòa bình tại Hpa-an, thủ phủ bang Karen, Đông Nam Myanmar, ngày 4/4.
Hai bên dự kiến tiếp tục đàm phán trong ngày hôm nay 6/4 tại Yangun.
Đoàn chính phủ tham gia cuộc đàm phán có Bộ trưởng đường sắt U Aung Min, Bộ trưởng nhập cư và dân số U Khin Yi, Chỉ huy trưởng khu vực Đông Nam Tin Maung Win.
Phía KNU do Tổng thư ký Naw Zipporah Sein dẫn đầu và Thư ký ủy ban các vấn đề quân sự Saw Htoo Lay và chỉ huy trưởng Mutu Sae Poe.
Theo KNU, nội dung đàm phán tập trung vào các chi tiết thỏa thuận ngừng bắn, từng bước mở rộng lệnh ngừng bắn ra khắp cả nước, bảo đảm an ninh cho người dân, xây dựng lòng tin ở tất cả các cấp và bảo vệ nhân quyền.
Bên lề cuộc đàm phán, phái đoàn KNU có kế hoạch gặp các đảng chính trị, tổ chức xã hội dân sự Karen và gặp bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vừa giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội bổ sung.
Đây là vòng đàm phán thứ hai giữa Chính phủ Myanmar và KNU.
Trước đó, trong vòng đàm phán đầu tiên hồi tháng Một, hai bên đã ký thỏa thuận hòa bình sơ bộ và mở văn phòng liên lạc ở 14 khu vực.
Tổng thống U Thein Sein đã lệnh cho quân chính phủ ngừng các cuộc tấn công vào KNU nhằm xây dựng lòng tin giữa hai bên. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh dư luận quốc tế đánh giá tích cực về tiến trình cải cách tại Myanmar.
Mỹ ngày 4/4 tuyên bố sẽ nới lỏng các biện pháp cấm vận đối với Myanmar, bao gồm một số qui định về tài chính, đầu tư và đi lại.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố sẽ dỡ bỏ một số lệnh cấm vận quan trọng đối với Myanmar.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe ngày 5/4 cho biết nước này sẽ hối thúc các đối tác trong EU nới lỏng các biện pháp trừng phạt Myanmar. Ông Alain Juppe cho rằng châu Âu phải thực hiện một "cử chỉ thiện chí" để ủng bộ những cải cách ở Myanmar.
Dự kiến, ngoại trưởng các nước EU có thể sẽ ra quyết định về vấn đề này trong cuộc họp ở Luxembourg vào ngày 23/4.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 5/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc hoan nghênh việc Mỹ và EU nới lỏng cấm vận Myanmar. Trung Quốc kêu gọi các nước áp dụng trừng phạt Myanmar dỡ bỏ càng sớm càng tốt các biện pháp trừng phạt.
Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng cuộc bầu cử bổ sung tại Myanmar vừa qua giúp thúc đẩy tiến trình hòa giải chính trị ở Myanmar và giúp nước này ổn định và phát triển.
Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Surin Pitsuwan cho biết ngoại trưởng các nước ASEAN sẽ đến thăm Myanmar trong tháng 6 tới, trước khi diễn ra hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Campuchia vào tháng 7./.
Hai bên dự kiến tiếp tục đàm phán trong ngày hôm nay 6/4 tại Yangun.
Đoàn chính phủ tham gia cuộc đàm phán có Bộ trưởng đường sắt U Aung Min, Bộ trưởng nhập cư và dân số U Khin Yi, Chỉ huy trưởng khu vực Đông Nam Tin Maung Win.
Phía KNU do Tổng thư ký Naw Zipporah Sein dẫn đầu và Thư ký ủy ban các vấn đề quân sự Saw Htoo Lay và chỉ huy trưởng Mutu Sae Poe.
Theo KNU, nội dung đàm phán tập trung vào các chi tiết thỏa thuận ngừng bắn, từng bước mở rộng lệnh ngừng bắn ra khắp cả nước, bảo đảm an ninh cho người dân, xây dựng lòng tin ở tất cả các cấp và bảo vệ nhân quyền.
Bên lề cuộc đàm phán, phái đoàn KNU có kế hoạch gặp các đảng chính trị, tổ chức xã hội dân sự Karen và gặp bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vừa giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội bổ sung.
Đây là vòng đàm phán thứ hai giữa Chính phủ Myanmar và KNU.
Trước đó, trong vòng đàm phán đầu tiên hồi tháng Một, hai bên đã ký thỏa thuận hòa bình sơ bộ và mở văn phòng liên lạc ở 14 khu vực.
Tổng thống U Thein Sein đã lệnh cho quân chính phủ ngừng các cuộc tấn công vào KNU nhằm xây dựng lòng tin giữa hai bên. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh dư luận quốc tế đánh giá tích cực về tiến trình cải cách tại Myanmar.
Mỹ ngày 4/4 tuyên bố sẽ nới lỏng các biện pháp cấm vận đối với Myanmar, bao gồm một số qui định về tài chính, đầu tư và đi lại.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố sẽ dỡ bỏ một số lệnh cấm vận quan trọng đối với Myanmar.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe ngày 5/4 cho biết nước này sẽ hối thúc các đối tác trong EU nới lỏng các biện pháp trừng phạt Myanmar. Ông Alain Juppe cho rằng châu Âu phải thực hiện một "cử chỉ thiện chí" để ủng bộ những cải cách ở Myanmar.
Dự kiến, ngoại trưởng các nước EU có thể sẽ ra quyết định về vấn đề này trong cuộc họp ở Luxembourg vào ngày 23/4.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 5/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc hoan nghênh việc Mỹ và EU nới lỏng cấm vận Myanmar. Trung Quốc kêu gọi các nước áp dụng trừng phạt Myanmar dỡ bỏ càng sớm càng tốt các biện pháp trừng phạt.
Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng cuộc bầu cử bổ sung tại Myanmar vừa qua giúp thúc đẩy tiến trình hòa giải chính trị ở Myanmar và giúp nước này ổn định và phát triển.
Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Surin Pitsuwan cho biết ngoại trưởng các nước ASEAN sẽ đến thăm Myanmar trong tháng 6 tới, trước khi diễn ra hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Campuchia vào tháng 7./.
(TTXVN)