Tiếp tục phiên họp 37, chiều 4/1, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật kiểm toán độc lập.
Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập; những quy định liên quan kiểm toán viên hành nghề; về doanh nghiệp kiểm toán; kiểm toán bắt buộc; báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là những nội dung lớn được các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm cho ý kiến.
Một số ý kiến cho rằng quy định việc đại diện chủ sở hữu đối với đơn vị được kiểm toán, quy định những nội dung không được ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán là không hợp lý, cần chỉnh sửa theo hướng giao Bộ Tài chính.
Thời gian qua, chất lượng báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính ở không ít doanh nghiệp còn thấp do một nguyên nhân chủ yếu là đơn vị kiểm toán vì nhiều lý do không đi sâu xem xét, đánh giá một hay một số nội dung trọng yếu của báo cáo tài chính.
Để khắc phục tình trạng các đơn vị kiểm toán đưa ra yếu tố ngoại trừ trong những trường hợp như vậy để không phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, qua đó không chịu trách nhiệm về tính pháp lý, cần thiết quy định rõ những nội dung trọng yếu không được ngoại trừ khi lập báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính.
Xoay quanh vấn đề doanh nghiệp kiểm toán, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình nên bỏ quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn phải góp vốn 10% vốn điều lệ vì theo Luật Doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có thể thuê tuyển chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Việc yêu cầu Giám đốc/Tổng giám đốc doanh nghiệp phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ là không phù hợp. Đề cập các loại hình doanh nghiệp kiểm toán, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng không nên cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán bởi nhân lực mới là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải vốn. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm vô hạn với hoạt động của mình.
Tuy nhiên, trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế, Thường trực Ủy ban này cho rằng việc cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán là phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và kinh nghiệm các nước. Trường hợp kiểm toán viên hoặc doanh nghiệp kiểm toán vi phạm hợp đồng kiểm toán sẽ phải bồi thường, khắc phục hậu quả, nếu có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập sẽ phải chịu hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng cần tôn trọng tối đa những quy định của Luật Doanh nghiệp khi quy định về các loại hình doanh nghiệp kiểm toán.
Một trong những nội dung được quan tâm là quy định về Hội nghề nghiệp kiểm toán viên. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc... cho rằng thực tế đúng là tổ chức Hội nghề nghiệp của Việt Nam vẫn còn có những vấn đề chưa hoàn chỉnh nhưng việc xem xét, mạnh dạn trách nhiệm cho Hội nghề nghiệp là cần thiết.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng không nên giao Bộ Tài chính vừa tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kiểm toán viên vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán mà mạnh dạn giao cho các cơ sở đào tạo hoặc hội nghề nghiệp thực hiện; cần tạo điều kiện cho các hội nghề nghiệp phát triển, phát huy được vai trò của mình.
Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam Đặng Văn Thanh cũng khẳng định hội đủ năng lực, hoàn toàn có thể đảm nhiệm việc cấp chứng chỉ kiểm toán viên; tiến trình chuyển giao chức năng cho Hội là cần thiết.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh tỏ ra băn khoăn về vấn đề này vì đào tạo nghề kiểm toán viên rất khác so với các nghề khác, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, liệu Hội có đảm nhiệm ngay được không.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, việc giao chức năng cho Hội cần có lộ trình thích hợp; cần có quy định về nguyên tắc hoạt động trong Luật.
Về quy định liên quan kiểm toán viên hành nghề, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh giải trình thêm về quy định kiểm toán viên có chứng chỉ nước ngoài phải thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam với 3 lý do là: nhóm đối tượng này hẹp, không có nhiều; đây là những người cần ký vào các báo cáo kiểm toán (bằng tiếng Việt); đây cũng là điều kiện kỹ thuật ràng buộc đối với vấn đề cung cấp dịch vụ qua biên giới.
Nhiều ý kiến, trong đó có Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đồng tình việc yêu cầu các kiểm toán viên nước ngoài phải hiểu biết về luật pháp Việt Nam là cần thiết.
Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế, trước mắt chưa nên quy định cứng mà khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong hoạt động kiểm toán tại Việt Nam đối với kiểm toán viên nước ngoài khi hành nghề./.
Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập; những quy định liên quan kiểm toán viên hành nghề; về doanh nghiệp kiểm toán; kiểm toán bắt buộc; báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là những nội dung lớn được các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm cho ý kiến.
Một số ý kiến cho rằng quy định việc đại diện chủ sở hữu đối với đơn vị được kiểm toán, quy định những nội dung không được ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán là không hợp lý, cần chỉnh sửa theo hướng giao Bộ Tài chính.
Thời gian qua, chất lượng báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính ở không ít doanh nghiệp còn thấp do một nguyên nhân chủ yếu là đơn vị kiểm toán vì nhiều lý do không đi sâu xem xét, đánh giá một hay một số nội dung trọng yếu của báo cáo tài chính.
Để khắc phục tình trạng các đơn vị kiểm toán đưa ra yếu tố ngoại trừ trong những trường hợp như vậy để không phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, qua đó không chịu trách nhiệm về tính pháp lý, cần thiết quy định rõ những nội dung trọng yếu không được ngoại trừ khi lập báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính.
Xoay quanh vấn đề doanh nghiệp kiểm toán, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình nên bỏ quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn phải góp vốn 10% vốn điều lệ vì theo Luật Doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có thể thuê tuyển chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Việc yêu cầu Giám đốc/Tổng giám đốc doanh nghiệp phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ là không phù hợp. Đề cập các loại hình doanh nghiệp kiểm toán, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng không nên cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán bởi nhân lực mới là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải vốn. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm vô hạn với hoạt động của mình.
Tuy nhiên, trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế, Thường trực Ủy ban này cho rằng việc cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán là phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và kinh nghiệm các nước. Trường hợp kiểm toán viên hoặc doanh nghiệp kiểm toán vi phạm hợp đồng kiểm toán sẽ phải bồi thường, khắc phục hậu quả, nếu có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập sẽ phải chịu hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng cần tôn trọng tối đa những quy định của Luật Doanh nghiệp khi quy định về các loại hình doanh nghiệp kiểm toán.
Một trong những nội dung được quan tâm là quy định về Hội nghề nghiệp kiểm toán viên. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc... cho rằng thực tế đúng là tổ chức Hội nghề nghiệp của Việt Nam vẫn còn có những vấn đề chưa hoàn chỉnh nhưng việc xem xét, mạnh dạn trách nhiệm cho Hội nghề nghiệp là cần thiết.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng không nên giao Bộ Tài chính vừa tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kiểm toán viên vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán mà mạnh dạn giao cho các cơ sở đào tạo hoặc hội nghề nghiệp thực hiện; cần tạo điều kiện cho các hội nghề nghiệp phát triển, phát huy được vai trò của mình.
Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam Đặng Văn Thanh cũng khẳng định hội đủ năng lực, hoàn toàn có thể đảm nhiệm việc cấp chứng chỉ kiểm toán viên; tiến trình chuyển giao chức năng cho Hội là cần thiết.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh tỏ ra băn khoăn về vấn đề này vì đào tạo nghề kiểm toán viên rất khác so với các nghề khác, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, liệu Hội có đảm nhiệm ngay được không.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, việc giao chức năng cho Hội cần có lộ trình thích hợp; cần có quy định về nguyên tắc hoạt động trong Luật.
Về quy định liên quan kiểm toán viên hành nghề, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh giải trình thêm về quy định kiểm toán viên có chứng chỉ nước ngoài phải thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam với 3 lý do là: nhóm đối tượng này hẹp, không có nhiều; đây là những người cần ký vào các báo cáo kiểm toán (bằng tiếng Việt); đây cũng là điều kiện kỹ thuật ràng buộc đối với vấn đề cung cấp dịch vụ qua biên giới.
Nhiều ý kiến, trong đó có Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đồng tình việc yêu cầu các kiểm toán viên nước ngoài phải hiểu biết về luật pháp Việt Nam là cần thiết.
Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế, trước mắt chưa nên quy định cứng mà khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong hoạt động kiểm toán tại Việt Nam đối với kiểm toán viên nước ngoài khi hành nghề./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)