Sáng 23/10, Quốc hội làm việc tại Hội trường dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cho ý kiến vào một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tố tụng hành chính.
Dự thảo Luật tố tụng hành chính trình Quốc hội xem xét thông qua gồm 17 chương, 264 điều, tăng hơn so với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 là 4 chương, 101 điều bao gồm Chương VI về chứng minh và chứng cứ; Chương VII về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; Chương XIV về thủ tục tái thẩm và Chương XVI về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính và quy định cụ thể về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ở các chương khác.
Đa số đại biểu đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tố tụng hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho rằng Ủy ban đã tiếp thu nghiêm túc các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước.
Các đại biểu cũng bày tỏ nhất trí đối với quy định tại Điều 104 của dự thảo Luật về khởi kiện vụ án hành chính, theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án, không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu rồi mới có quyền khởi kiện.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức lựa chọn việc khiếu nại tại cơ quan hành chính thì khi hết thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết hoặc được giải quyết nhưng họ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc giải quyết lần hai) thì họ vẫn có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án.
Về phát biểu của Kiểm sát viên, điều 161 dự thảo Luật quy định, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.
Đa số đại biểu đồng ý với quy định trong dự thảo Luật và quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bởi theo quy định của pháp luật, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tham gia các phiên tòa, phiên họp của tòa án là cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án.
Việc tham gia được thực hiện từ khi lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tranh luận của các bên đuơng sự, người có quyền, lợi ích liên quan, đảm bảo việc xét xử của Tòa án là đúng pháp luật về tố tụng.
Về xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao quy định tại các điều 228, 229, 237 và 238 dự thảo Luật, nhiều đại biểu nhất trí với quy định của dự thảo Luật cho phép Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao được xem xét lại quyết định của mình khi có kiến nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Khoản 3 Điều 228 quy định kiến nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao phải được ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đồng ý thì quyết định giám đốc thẩm mới được Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao xem xét lại.
Điều 229 quy định khi kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định xem xét lại thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ, hoàn thiện tờ trình báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án Nhân dân Tối cao có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến tham dự phiên họp. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao biểu quyết tán thành.
Các đại biểu cho rằng, thực tế thời gian qua có trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sai lầm nghiêm trọng nhưng không có cơ chế để giải quyết lại, đương sự và dư luận xã hội rất bức xúc, khiếu nại gay gắt, kéo dài bởi theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm nên không ai có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán.
Chiều cùng ngày, tại buổi thảo luận ở hội trường về một số một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi), đa số ý kiến của đại biểu cho rằng không thành lập tổ chức thanh tra chuyên ngành độc lập.
Lập luận của các đại biểu cho thấy, không tổ chức cơ quan thanh tra ở tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở, mà giao cho chính các cơ quan này tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành sẽ có nhiều điểm hợp lý, vừa phù hợp với quy định của Luật Thanh tra hiện hành, vừa tránh những điểm phức tạp, chồng chéo, đẻ thêm bộ máy cồng kềnh.
Để nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra phải được tiến hành kịp thời, chủ động, thường xuyên nhằm phát hiện ra những sơ hở, vi phạm để khắc phục, xử lý.
Từ thực tế hoạt động thanh tra chuyên ngành đòi hỏi người tiến hành phải có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chuyên ngành thực hiện, các đại biểu đề nghị nên giao cho chính những cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong những cơ quan này trực tiếp tiến hành thanh tra và quyết định xử lý vi phạm sẽ kịp thời, hiệu quả hơn là thành lập riêng một bộ phận để chuyên làm công tác thanh tra, vừa bảo đảm được cả về số lượng và chất lượng thanh tra chuyên ngành.
Nhiều đại biểu đề nghị bỏ khoản 4, điều 4, quy định một số cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khi không có thanh tra tổng cục, thanh tra cục thuộc bộ, thanh tra chi cục thuộc sở để đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức hoạt động của cơ quan thanh tra từ Trung ương đến địa phương.
Quy định về Thanh tra nhân dân tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Bên cạnh một số ý kiến đồng tình với việc vẫn quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra để bảo đảm ổn định tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhân dân - một phương thức quan trọng bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, cũng còn không ít ý kiến ngược lại./.
Dự thảo Luật tố tụng hành chính trình Quốc hội xem xét thông qua gồm 17 chương, 264 điều, tăng hơn so với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 là 4 chương, 101 điều bao gồm Chương VI về chứng minh và chứng cứ; Chương VII về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; Chương XIV về thủ tục tái thẩm và Chương XVI về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính và quy định cụ thể về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ở các chương khác.
Đa số đại biểu đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tố tụng hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho rằng Ủy ban đã tiếp thu nghiêm túc các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước.
Các đại biểu cũng bày tỏ nhất trí đối với quy định tại Điều 104 của dự thảo Luật về khởi kiện vụ án hành chính, theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án, không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu rồi mới có quyền khởi kiện.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức lựa chọn việc khiếu nại tại cơ quan hành chính thì khi hết thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết hoặc được giải quyết nhưng họ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc giải quyết lần hai) thì họ vẫn có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án.
Về phát biểu của Kiểm sát viên, điều 161 dự thảo Luật quy định, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.
Đa số đại biểu đồng ý với quy định trong dự thảo Luật và quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bởi theo quy định của pháp luật, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tham gia các phiên tòa, phiên họp của tòa án là cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án.
Việc tham gia được thực hiện từ khi lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tranh luận của các bên đuơng sự, người có quyền, lợi ích liên quan, đảm bảo việc xét xử của Tòa án là đúng pháp luật về tố tụng.
Về xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao quy định tại các điều 228, 229, 237 và 238 dự thảo Luật, nhiều đại biểu nhất trí với quy định của dự thảo Luật cho phép Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao được xem xét lại quyết định của mình khi có kiến nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Khoản 3 Điều 228 quy định kiến nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao phải được ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đồng ý thì quyết định giám đốc thẩm mới được Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao xem xét lại.
Điều 229 quy định khi kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định xem xét lại thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ, hoàn thiện tờ trình báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án Nhân dân Tối cao có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến tham dự phiên họp. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao biểu quyết tán thành.
Các đại biểu cho rằng, thực tế thời gian qua có trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sai lầm nghiêm trọng nhưng không có cơ chế để giải quyết lại, đương sự và dư luận xã hội rất bức xúc, khiếu nại gay gắt, kéo dài bởi theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm nên không ai có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán.
Chiều cùng ngày, tại buổi thảo luận ở hội trường về một số một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi), đa số ý kiến của đại biểu cho rằng không thành lập tổ chức thanh tra chuyên ngành độc lập.
Lập luận của các đại biểu cho thấy, không tổ chức cơ quan thanh tra ở tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở, mà giao cho chính các cơ quan này tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành sẽ có nhiều điểm hợp lý, vừa phù hợp với quy định của Luật Thanh tra hiện hành, vừa tránh những điểm phức tạp, chồng chéo, đẻ thêm bộ máy cồng kềnh.
Để nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra phải được tiến hành kịp thời, chủ động, thường xuyên nhằm phát hiện ra những sơ hở, vi phạm để khắc phục, xử lý.
Từ thực tế hoạt động thanh tra chuyên ngành đòi hỏi người tiến hành phải có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chuyên ngành thực hiện, các đại biểu đề nghị nên giao cho chính những cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong những cơ quan này trực tiếp tiến hành thanh tra và quyết định xử lý vi phạm sẽ kịp thời, hiệu quả hơn là thành lập riêng một bộ phận để chuyên làm công tác thanh tra, vừa bảo đảm được cả về số lượng và chất lượng thanh tra chuyên ngành.
Nhiều đại biểu đề nghị bỏ khoản 4, điều 4, quy định một số cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khi không có thanh tra tổng cục, thanh tra cục thuộc bộ, thanh tra chi cục thuộc sở để đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức hoạt động của cơ quan thanh tra từ Trung ương đến địa phương.
Quy định về Thanh tra nhân dân tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Bên cạnh một số ý kiến đồng tình với việc vẫn quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra để bảo đảm ổn định tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhân dân - một phương thức quan trọng bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, cũng còn không ít ý kiến ngược lại./.
(TTXVN/Vietnam+)