Kết luận Hội nghị chuyên đề về công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, ngày 10/6, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng khẳng định, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng, chống tham nhũng.
Trong tình hình hiện nay, phải “chống” mạnh, “chống” có bài bản, đánh trúng, để “phòng” có hiệu quả hơn, có tác dụng ngăn ngừa.
Do vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong năm 2010 và những năm tiếp theo, cần khẩn trương rà soát các vụ việc, vụ án tham nhũng tồn đọng để tập trung xử lý dứt điểm, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ mới phát sinh; tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định nhằm hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.
"Thông qua xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, các cấp, các ngành cần đánh giá một cách sâu sắc, từ đó rút ra nguyên nhân dẫn đến tham nhũng để có các giải pháp khắc phục, kịp thời bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng," Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu để có hướng dẫn về công tác xét xử đối với tội phạm tham nhũng, hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hại của tội phạm, có như vậy mới đủ sức răn đe, góp phần phòng ngừa tham nhũng. Cần xem xét nghiêm túc và khắc phục tình trạng các bị cáo phạm tội tham nhũng lại được hưởng án treo có tỷ lệ cao so với các loại tội phạm khác trong thời gian vừa qua.
Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được xác định là một trong những trọng tâm công tác lớn của Đảng và Nhà nước. Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và Luật phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến và đạt kết quả tích cực, trên một số lĩnh vực, tham nhũng có bước kiềm chế và có xu hướng giảm. So với những năm trở lại đây, công tác phòng, chống tham nhũng đã có sự chuyển biến tích cực.
Từ năm 2007 đến tháng 4, hơn 1.060 vụ án tham nhũng với 2.331 bị can đã khởi tố; 1.201 vụ, 2.991 bị can bị truy tố và xét xử 1.070 vụ, 2.500 bị can. Thông qua các vụ án, vụ việc tham nhũng được xử lý đã phát hiện nhiều bất cập, thiếu sót, sơ hở trong quản lý kinh tế, quản lý cán bộ cũng như cơ chế, chính sách, pháp luật.
Qua công tác thanh tra, trong 3 năm, ngành Thanh tra đã phát hiện vi phạm về tài chính trên 15.000 tỷ đồng, trên 1,5 triệu USD và hơn 22.800ha đất, kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 9,9 tỷ đồng, 697.000USD và gần 9.000ha đất. Cũng trong thời gian này, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai 360 cuộc kiểm toán, phát hiện, kiến nghị xử lý vi phạm về tài chính với số tiền lên tới gần 29.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận việc phát hiện các vụ việc tham nhũng chưa phát huy các giải pháp đồng bộ, chủ yếu qua đơn thư tố cáo và của các cơ quan chức năng; quá trình xử lý một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp còn chậm, kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần, đình chỉ nhiều bị can hoặc miễn xử lý hình sự, thậm chí còn có biểu hiện nể nang, né tránh, lạm dụng việc bồi thường, khắc phục hậu quả để xử lý hành chính./.
Trong tình hình hiện nay, phải “chống” mạnh, “chống” có bài bản, đánh trúng, để “phòng” có hiệu quả hơn, có tác dụng ngăn ngừa.
Do vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong năm 2010 và những năm tiếp theo, cần khẩn trương rà soát các vụ việc, vụ án tham nhũng tồn đọng để tập trung xử lý dứt điểm, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ mới phát sinh; tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định nhằm hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.
"Thông qua xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, các cấp, các ngành cần đánh giá một cách sâu sắc, từ đó rút ra nguyên nhân dẫn đến tham nhũng để có các giải pháp khắc phục, kịp thời bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng," Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu để có hướng dẫn về công tác xét xử đối với tội phạm tham nhũng, hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hại của tội phạm, có như vậy mới đủ sức răn đe, góp phần phòng ngừa tham nhũng. Cần xem xét nghiêm túc và khắc phục tình trạng các bị cáo phạm tội tham nhũng lại được hưởng án treo có tỷ lệ cao so với các loại tội phạm khác trong thời gian vừa qua.
Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được xác định là một trong những trọng tâm công tác lớn của Đảng và Nhà nước. Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và Luật phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến và đạt kết quả tích cực, trên một số lĩnh vực, tham nhũng có bước kiềm chế và có xu hướng giảm. So với những năm trở lại đây, công tác phòng, chống tham nhũng đã có sự chuyển biến tích cực.
Từ năm 2007 đến tháng 4, hơn 1.060 vụ án tham nhũng với 2.331 bị can đã khởi tố; 1.201 vụ, 2.991 bị can bị truy tố và xét xử 1.070 vụ, 2.500 bị can. Thông qua các vụ án, vụ việc tham nhũng được xử lý đã phát hiện nhiều bất cập, thiếu sót, sơ hở trong quản lý kinh tế, quản lý cán bộ cũng như cơ chế, chính sách, pháp luật.
Qua công tác thanh tra, trong 3 năm, ngành Thanh tra đã phát hiện vi phạm về tài chính trên 15.000 tỷ đồng, trên 1,5 triệu USD và hơn 22.800ha đất, kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 9,9 tỷ đồng, 697.000USD và gần 9.000ha đất. Cũng trong thời gian này, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai 360 cuộc kiểm toán, phát hiện, kiến nghị xử lý vi phạm về tài chính với số tiền lên tới gần 29.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận việc phát hiện các vụ việc tham nhũng chưa phát huy các giải pháp đồng bộ, chủ yếu qua đơn thư tố cáo và của các cơ quan chức năng; quá trình xử lý một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp còn chậm, kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần, đình chỉ nhiều bị can hoặc miễn xử lý hình sự, thậm chí còn có biểu hiện nể nang, né tránh, lạm dụng việc bồi thường, khắc phục hậu quả để xử lý hành chính./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)