Thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận trong hai ngày 21- 2/4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, chăm lo đời sống sản xuất của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là đồng bào dân tộc.
Ngay khi đến Ninh Thuận, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại huyện Bác Ái - một trong những huyện nghèo nhất tỉnh.
Tại xã Phước Tiến (Bác Ái), Chủ tịch nước đã lắng nghe lãnh đạo xã và đại diện các đoàn thể, người dân báo cáo về quá trình nỗ lực vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Chủ tịch nước bày tỏ ưu tư trước tình hình địa bàn Phước Tiến nguyên là căn cứ Cách mạng trong kháng chiến, được vinh danh với nhiều phần thưởng danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, nhưng sau gần 40 năm giải phóng, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm đến hơn 50%. Sản xuất nông nghiệp còn bấp bênh, phụ thuộc thời vụ, thiên tai. Thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 5 triệu đồng/năm.
Để thoát nghèo, phần lớn các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc đề nghị Nhà nước nâng định mức hỗ trợ của các chương trình 134,135,167, 30A và nông thôn mới.
Cởi mở thảo luận cùng cán bộ, nhân dân xã Phước Tiến về nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế, xã hội, Chủ tịch nước cho rằng để nguồn vốn hỗ trợ đưa về được sử dụng có hiệu quả, các cấp ngành huyện Bác Ái và xã Phước Tiến phải chủ động tổ chức lại sản xuất, có phương án và mô hình hiệu quả để đón nhận, tạo được động lực từ nguồn vốn từ Trung ương.
Chủ tịch nước cho rằng hướng đi căn bản của địa phương trong 5-10 năm tới là hình thành các vùng cây nguyên liệu tập trung, phù hợp với địa phương, triển khai công nghiệp chế biến phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Cũng tại xã Phước Tiến, Chủ tịch nước đã đi thăm mô hình trồng cao su thí điểm theo chương trình phối hợp giữa tỉnh Ninh Thuận với Tập đoàn Cao su Việt Nam.
Sau 3 năm triển khai, diện tích cao su thí điểm trên địa bàn Ninh Thuận sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng địa phương, cho mủ đạt tiêu chuẩn.
Dự kiến khi đi vào khai thác, nguồn lợi từ cao su sẽ giúp người nông dân Ninh Thuận thu nhập đạt 150 triệu ha/năm.
Thời gian tới, từ thành công bước đầu của mô hình, Ninh Thuận dự kiến mở rộng diện tích lên 5.000ha tại các địa phương trong tỉnh, đồng thời giúp các hộ dân cải tạo vườn tạp, trồng cao su tiểu điền.
Cùng ngày, Chủ tịch nước đã đến thăm và tặng quà gia đình anh hùng liệt sĩ Pi Năng Tắc, người sáng tạo “bẫy đá Pi Năng Tắc” đi vào lịch sử kháng chiến của dân tộc như một huyền thoại.
Tiếp đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác cũng đã đến thăm và làm việc tại xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, địa bàn có gần 50% đồng bào Chăm sinh sống.
Chủ tịch nước biểu dương cán bộ, người dân xã đã năng động triển khai xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới, chủ động vươn lên, không ỷ lại Nhà nước, huy động nhiều nguồn lực tham gia đóng góp xây dựng các công trình công ích, phát triển hạ tầng nông thôn.
Chủ tịch nước yêu cầu cấp ủy xã Phước Hậu quan tâm làm tốt công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đề ra vào năm 2015.
Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ triển khai dự án tuyến đường ven biển tỉnh Ninh Thuận, khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 1 tại thôn Vĩnh Trường xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam.
Nói chuyện với lãnh đạo và nhân dân vùng dự án, Chủ tịch nước biểu dương tinh thần của người dân địa phương sẵn sàng nhường đất cho dự án. Chủ tịch nước nhấn mạnh sự hy sinh của những hộ dân sở tại là vì lợi ích chung cho hàng triệu gia đình khắp mọi miền đất nước.
Bởi vậy, các cấp chính quyền cần chăm lo tổ chức đời sống cho người dân tại nơi tái định cư tốt hơn so với hiện tại. Chủ tịch nước nêu rõ trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân các đơn vị Trung ương và địa phương cần tập trung nỗ lực, đảm bảo cho dự án thành công .
Chủ tịch nước cũng đã có buổi nói chuyện với các chức sắc tôn giáo, trí thức, gia đình có công với cách mạng. Chủ tịch nước khẳng định đoàn kết các dân tộc, tôn giáo là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước. Quá trình xây dựng phát triển của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung luôn có sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc và tôn giáo. Chủ tịch nước mong muốn các trí thức, chức sắc tôn giáo tiếp tục đoàn kết và có đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận, đáp ứng mong mỏi của đồng chí, đồng bào cả nước.
Sau khi thăm và kiểm tra thực tế tại một số địa phương trong tỉnh, Chủ tịch nước đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước biểu dương Đảng bộ và nhân dân Ninh Thuận sau 20 năm tái lập tỉnh, đặc biệt trong thời gian 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 đã đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 55%, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch so với bình quân chung của cả nước.
Chủ tịch nước khẳng định là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên và Nam Trung bộ, điều kiện tự nhiên và xã hội của Ninh Thuận có cả những khó khăn và thuận lợi như sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, tăng cả về quy mô, năng suất và hiệu quả. Lợi thế về sản xuất giống thủy sản được phát huy. Chủ trương xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo. Công tác xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đối tượng chính sách được các cấp ngành địa phương quan tâm thực hiện tốt. Tuy nhiên, trong kinh tế xã hội tại nhiều vùng miền thuộc tỉnh chưa thoát nghèo, cùng với phát huy nội lực, Ninh Thuận cần tăng cường thu hút đầu tư, cùng các doanh nghiệp chung tay cải tạo, nâng cấp hạ tầng.
Nêu ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển giống cây, con giá trị kinh tế cao tại một số địa phương, Chủ tịch nước hoan nghênh Ninh Thuận chủ động có nhiều tìm tòi sáng tạo, làm tốt công tác quy hoạch với tầm nhìn xa.
Chủ tịch nước đề nghị tỉnh tiếp tục có chỉ đạo các địa phương tạo nên vùng sản xuất hàng hóa, công nghiệp dịch vụ; khai thác tốt thế mạnh của tỉnh như sản xuất muối, đánh bắt hải sản, phát triển dịch vụ du lịch, khai thác điện năng từ nguồn năng lượng: gió, mặt trời.
Chủ tịch nước nhấn mạnh một địa phương như Ninh Thuận khi đã tạo được đà phát triển, phải hết sức khẩn trương để duy trì nhịp tăng trưởng, không được để chững lại. Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh cần quan tâm chăm lo kiện toàn hệ thống chính trị, triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, sớm đưa tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh khá trong khu vực.
Ngay khi đến Ninh Thuận, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại huyện Bác Ái - một trong những huyện nghèo nhất tỉnh.
Tại xã Phước Tiến (Bác Ái), Chủ tịch nước đã lắng nghe lãnh đạo xã và đại diện các đoàn thể, người dân báo cáo về quá trình nỗ lực vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Chủ tịch nước bày tỏ ưu tư trước tình hình địa bàn Phước Tiến nguyên là căn cứ Cách mạng trong kháng chiến, được vinh danh với nhiều phần thưởng danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, nhưng sau gần 40 năm giải phóng, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm đến hơn 50%. Sản xuất nông nghiệp còn bấp bênh, phụ thuộc thời vụ, thiên tai. Thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 5 triệu đồng/năm.
Để thoát nghèo, phần lớn các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc đề nghị Nhà nước nâng định mức hỗ trợ của các chương trình 134,135,167, 30A và nông thôn mới.
Cởi mở thảo luận cùng cán bộ, nhân dân xã Phước Tiến về nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế, xã hội, Chủ tịch nước cho rằng để nguồn vốn hỗ trợ đưa về được sử dụng có hiệu quả, các cấp ngành huyện Bác Ái và xã Phước Tiến phải chủ động tổ chức lại sản xuất, có phương án và mô hình hiệu quả để đón nhận, tạo được động lực từ nguồn vốn từ Trung ương.
Chủ tịch nước cho rằng hướng đi căn bản của địa phương trong 5-10 năm tới là hình thành các vùng cây nguyên liệu tập trung, phù hợp với địa phương, triển khai công nghiệp chế biến phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Cũng tại xã Phước Tiến, Chủ tịch nước đã đi thăm mô hình trồng cao su thí điểm theo chương trình phối hợp giữa tỉnh Ninh Thuận với Tập đoàn Cao su Việt Nam.
Sau 3 năm triển khai, diện tích cao su thí điểm trên địa bàn Ninh Thuận sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng địa phương, cho mủ đạt tiêu chuẩn.
Dự kiến khi đi vào khai thác, nguồn lợi từ cao su sẽ giúp người nông dân Ninh Thuận thu nhập đạt 150 triệu ha/năm.
Thời gian tới, từ thành công bước đầu của mô hình, Ninh Thuận dự kiến mở rộng diện tích lên 5.000ha tại các địa phương trong tỉnh, đồng thời giúp các hộ dân cải tạo vườn tạp, trồng cao su tiểu điền.
Cùng ngày, Chủ tịch nước đã đến thăm và tặng quà gia đình anh hùng liệt sĩ Pi Năng Tắc, người sáng tạo “bẫy đá Pi Năng Tắc” đi vào lịch sử kháng chiến của dân tộc như một huyền thoại.
Tiếp đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác cũng đã đến thăm và làm việc tại xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, địa bàn có gần 50% đồng bào Chăm sinh sống.
Chủ tịch nước biểu dương cán bộ, người dân xã đã năng động triển khai xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới, chủ động vươn lên, không ỷ lại Nhà nước, huy động nhiều nguồn lực tham gia đóng góp xây dựng các công trình công ích, phát triển hạ tầng nông thôn.
Chủ tịch nước yêu cầu cấp ủy xã Phước Hậu quan tâm làm tốt công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đề ra vào năm 2015.
Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ triển khai dự án tuyến đường ven biển tỉnh Ninh Thuận, khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 1 tại thôn Vĩnh Trường xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam.
Nói chuyện với lãnh đạo và nhân dân vùng dự án, Chủ tịch nước biểu dương tinh thần của người dân địa phương sẵn sàng nhường đất cho dự án. Chủ tịch nước nhấn mạnh sự hy sinh của những hộ dân sở tại là vì lợi ích chung cho hàng triệu gia đình khắp mọi miền đất nước.
Bởi vậy, các cấp chính quyền cần chăm lo tổ chức đời sống cho người dân tại nơi tái định cư tốt hơn so với hiện tại. Chủ tịch nước nêu rõ trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân các đơn vị Trung ương và địa phương cần tập trung nỗ lực, đảm bảo cho dự án thành công .
Chủ tịch nước cũng đã có buổi nói chuyện với các chức sắc tôn giáo, trí thức, gia đình có công với cách mạng. Chủ tịch nước khẳng định đoàn kết các dân tộc, tôn giáo là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước. Quá trình xây dựng phát triển của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung luôn có sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc và tôn giáo. Chủ tịch nước mong muốn các trí thức, chức sắc tôn giáo tiếp tục đoàn kết và có đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận, đáp ứng mong mỏi của đồng chí, đồng bào cả nước.
Sau khi thăm và kiểm tra thực tế tại một số địa phương trong tỉnh, Chủ tịch nước đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước biểu dương Đảng bộ và nhân dân Ninh Thuận sau 20 năm tái lập tỉnh, đặc biệt trong thời gian 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 đã đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 55%, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch so với bình quân chung của cả nước.
Chủ tịch nước khẳng định là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên và Nam Trung bộ, điều kiện tự nhiên và xã hội của Ninh Thuận có cả những khó khăn và thuận lợi như sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, tăng cả về quy mô, năng suất và hiệu quả. Lợi thế về sản xuất giống thủy sản được phát huy. Chủ trương xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo. Công tác xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đối tượng chính sách được các cấp ngành địa phương quan tâm thực hiện tốt. Tuy nhiên, trong kinh tế xã hội tại nhiều vùng miền thuộc tỉnh chưa thoát nghèo, cùng với phát huy nội lực, Ninh Thuận cần tăng cường thu hút đầu tư, cùng các doanh nghiệp chung tay cải tạo, nâng cấp hạ tầng.
Nêu ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển giống cây, con giá trị kinh tế cao tại một số địa phương, Chủ tịch nước hoan nghênh Ninh Thuận chủ động có nhiều tìm tòi sáng tạo, làm tốt công tác quy hoạch với tầm nhìn xa.
Chủ tịch nước đề nghị tỉnh tiếp tục có chỉ đạo các địa phương tạo nên vùng sản xuất hàng hóa, công nghiệp dịch vụ; khai thác tốt thế mạnh của tỉnh như sản xuất muối, đánh bắt hải sản, phát triển dịch vụ du lịch, khai thác điện năng từ nguồn năng lượng: gió, mặt trời.
Chủ tịch nước nhấn mạnh một địa phương như Ninh Thuận khi đã tạo được đà phát triển, phải hết sức khẩn trương để duy trì nhịp tăng trưởng, không được để chững lại. Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh cần quan tâm chăm lo kiện toàn hệ thống chính trị, triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, sớm đưa tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh khá trong khu vực.
Hoàng Giang-Đức Ánh (TTXVN)