Ngày 7/4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác Trung ương gồm lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã có chuyến công tác khảo sát thực tế tuyến đê biển thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm triển khai chương trình đê biển thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với sự hỗ trợ của Trung ương, cán bộ và người dân các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã có nhiều cố gắng, sáng tạo, vượt qua những khó khăn về điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hoàn thành nhiều công trình kiên cố vững chãi.
Đến nay, các tỉnh đã hoàn thành 6 dự án đắp đê, làm kè, xây cống; đang thi công 7 dự án và chuẩn bị khởi công 13 dự án. Việc triển khai dự án bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn tác động từ biển, từng bước bảo đảm an toàn dân sinh, ổn định sản xuất. Trong đó điển hình là đê biển Gò Công (Tiền Giang) Giồng Bàng (Trà Vinh); đê biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang...
Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, hoạt động đầu tư còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung tôn cao áp trúc thân đê. Những hạng mục, công đoạn trồng cây chắn sóng, bảo vệ mái đê, chống xói lở và cứng hóa mặt đê chưa đươc quan tâm đúng mức, thiếu kết hợp với mở rộng hệ thống giao thông ven biển.
Sau khi cùng với lãnh đạo các bộ ngành và 7 tỉnh ven biển Tây Nam Bộ khảo sát từ trên cao bằng máy bay trực thăng và đi thực địa tuyến đê biển, Chủ tịch nước đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh tại thành phố Cà Mau.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các tỉnh đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đê biển; nhất là đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Các đại biểu kiến nghị các bộ ngành của trung ương cần tăng mức vốn đầu tư hàng năm để hoàn thành chương trình vào năm 2020, trong đó chú trọng ưu tiên xử lý các trọng điểm xung yếu đang bị xói lở. Hiện nay nhiều tuyến đê biển chưa được khép kín và thường xuyên chịu tác động của mưa bão nên dễ bị xuống cấp. Do vậy, Trung ương cần đầu tư kinh phí để củng cố nâng cấp hệ thống đê biển đảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động mạnh của nước biển dâng.
Cho rằng việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp thực tế địa phương nhằm hạn chế sự tác động từ biển, bảo vệ dân sinh và môi trường là công việc quan trọng, Chủ tịch nước nhấn mạnh, hoàn thiện các tuyến đê biển cần kết hợp bổ khuyết những hạn chế trong thi công kè và cống, nhằm tránh hiện tượng sạt lở, tạo nên hệ thống giao thông liên mạch. Các tỉnh cũng cần quan tâm đến việc phát triển vành đai rừng phòng hộ, giữ rừng, bảo đảm an toàn cho đời sống của chính người dân ven biển.
Cơ bản đồng ý với thuyết trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch nước lưu ý, đê biển là một công trình phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu thấu đáo, tham khảo ý kiến những quốc gia có kinh nghiệm để có một phương án tốt nhất đảm bảo được 2 yếu tố phát triển và hệ sinh thái.
Giải đáp kiến nghị của các địa phương, Chủ tịch nước đề nghị giai đoạn hiện nay cần khẩn trương tranh thủ nguồn vốn ODA nằm trong các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc tế, vì trong tương lai Việt Nam sẽ khó tiếp cận nguồn vốn rẻ. Bên cạnh đó, trong phân kỳ đầu tư cũng cần xác định rõ các chương trình cấp thiết để dồn sức đầu tư, tránh để càng lâu thiệt hại càng lớn và khó khắc phục.
Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các bộ nghiên cứu và nhanh chóng đề xuất chính sách mới đối với việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng cấm. Đối với các vùng mất đất do sạt lở, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Trung ương để có biện pháp giải quyết dứt điểm.
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã đến thăm và nói chuyện với bà con xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Chủ tịch nước đã biểu dương những nỗ lực cố gắng của người dân đất Mũi đã nỗ lực sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong việc kết hợp trồng rừng chắn sóng, tạo bãi với việc kiên cố hóa các tuyến đê biển.
Thăm hỏi bà con về tình hình lao động sản xuất, phòng chống thiên tai, Chủ tịch nước cho rằng những năm tới, ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu là vấn đề hệ trọng với mỗi quốc gia. Cùng với khai thác hiệu qủa tuyến đê biển, người dân cần cố gắng khai hoang, phục hóa, biến tiềm năng đất đai, thiên nhiên thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Chủ tịch nước cho biết căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế chung, Trung ương sẽ tiếp tục đầu tư phù hợp đối với các chương trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống nhân dân như đánh bắt xa bờ, nâng cấp hạ tầng giao thông.
Chủ tịch nước nhấn mạnh trong tổ chức cuộc sống cần hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của biến đổi môi trường, nước biển dâng đến vựa lúa lớn nhất của quốc gia. Chủ tịch nước chúc bà con có một mùa vụ bội thu, đời sống khởi sắc, đạt nhiều thành tựu thiết thực chào mừng 37 năm giải phóng đất Mũi, thống nhất đất nước.Tại xã Đất Mũi, Chủ tịch nước đã tặng quà và động viên các hộ gia đình chính sách.
Trong chuyến công tác, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đã đến thăm và kiểm tra tại Công ty hàng không lưỡng dụng Sao Việt, thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân. Đây là đơn vị kinh tế quốc phòng phục vụ ngành hàng không, được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sửa chữa, khắc phục nhiều lỗi thuộc máy bay A320 thế hệ mới nhất.
Tại Cà Mau, Chủ tịch nước cũng đã đến thăm trạm Rada cảnh giới điểm tận cùng của Tổ quốc. Trạm có nhiệm vụ quản lý các phương tiện bay thuộc khu vực Tây Nam Bộ, vùng lãnh hải quốc gia, các đường bay quốc tế Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trạm rada được trang bị hiện đại, nhiều năm liền không để lọt, chậm, sai sót nhất là ở các vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ biển, đảo.
Chủ tịch nước căn dặn cán bộ chiến sĩ tiếp tục phát huy kết quả đạt được và làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, bảo vệ vững chắc Tổ quốc./.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm triển khai chương trình đê biển thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với sự hỗ trợ của Trung ương, cán bộ và người dân các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã có nhiều cố gắng, sáng tạo, vượt qua những khó khăn về điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hoàn thành nhiều công trình kiên cố vững chãi.
Đến nay, các tỉnh đã hoàn thành 6 dự án đắp đê, làm kè, xây cống; đang thi công 7 dự án và chuẩn bị khởi công 13 dự án. Việc triển khai dự án bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn tác động từ biển, từng bước bảo đảm an toàn dân sinh, ổn định sản xuất. Trong đó điển hình là đê biển Gò Công (Tiền Giang) Giồng Bàng (Trà Vinh); đê biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang...
Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, hoạt động đầu tư còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung tôn cao áp trúc thân đê. Những hạng mục, công đoạn trồng cây chắn sóng, bảo vệ mái đê, chống xói lở và cứng hóa mặt đê chưa đươc quan tâm đúng mức, thiếu kết hợp với mở rộng hệ thống giao thông ven biển.
Sau khi cùng với lãnh đạo các bộ ngành và 7 tỉnh ven biển Tây Nam Bộ khảo sát từ trên cao bằng máy bay trực thăng và đi thực địa tuyến đê biển, Chủ tịch nước đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh tại thành phố Cà Mau.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các tỉnh đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đê biển; nhất là đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Các đại biểu kiến nghị các bộ ngành của trung ương cần tăng mức vốn đầu tư hàng năm để hoàn thành chương trình vào năm 2020, trong đó chú trọng ưu tiên xử lý các trọng điểm xung yếu đang bị xói lở. Hiện nay nhiều tuyến đê biển chưa được khép kín và thường xuyên chịu tác động của mưa bão nên dễ bị xuống cấp. Do vậy, Trung ương cần đầu tư kinh phí để củng cố nâng cấp hệ thống đê biển đảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động mạnh của nước biển dâng.
Cho rằng việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp thực tế địa phương nhằm hạn chế sự tác động từ biển, bảo vệ dân sinh và môi trường là công việc quan trọng, Chủ tịch nước nhấn mạnh, hoàn thiện các tuyến đê biển cần kết hợp bổ khuyết những hạn chế trong thi công kè và cống, nhằm tránh hiện tượng sạt lở, tạo nên hệ thống giao thông liên mạch. Các tỉnh cũng cần quan tâm đến việc phát triển vành đai rừng phòng hộ, giữ rừng, bảo đảm an toàn cho đời sống của chính người dân ven biển.
Cơ bản đồng ý với thuyết trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch nước lưu ý, đê biển là một công trình phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu thấu đáo, tham khảo ý kiến những quốc gia có kinh nghiệm để có một phương án tốt nhất đảm bảo được 2 yếu tố phát triển và hệ sinh thái.
Giải đáp kiến nghị của các địa phương, Chủ tịch nước đề nghị giai đoạn hiện nay cần khẩn trương tranh thủ nguồn vốn ODA nằm trong các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc tế, vì trong tương lai Việt Nam sẽ khó tiếp cận nguồn vốn rẻ. Bên cạnh đó, trong phân kỳ đầu tư cũng cần xác định rõ các chương trình cấp thiết để dồn sức đầu tư, tránh để càng lâu thiệt hại càng lớn và khó khắc phục.
Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các bộ nghiên cứu và nhanh chóng đề xuất chính sách mới đối với việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng cấm. Đối với các vùng mất đất do sạt lở, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Trung ương để có biện pháp giải quyết dứt điểm.
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã đến thăm và nói chuyện với bà con xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Chủ tịch nước đã biểu dương những nỗ lực cố gắng của người dân đất Mũi đã nỗ lực sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong việc kết hợp trồng rừng chắn sóng, tạo bãi với việc kiên cố hóa các tuyến đê biển.
Thăm hỏi bà con về tình hình lao động sản xuất, phòng chống thiên tai, Chủ tịch nước cho rằng những năm tới, ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu là vấn đề hệ trọng với mỗi quốc gia. Cùng với khai thác hiệu qủa tuyến đê biển, người dân cần cố gắng khai hoang, phục hóa, biến tiềm năng đất đai, thiên nhiên thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Chủ tịch nước cho biết căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế chung, Trung ương sẽ tiếp tục đầu tư phù hợp đối với các chương trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống nhân dân như đánh bắt xa bờ, nâng cấp hạ tầng giao thông.
Chủ tịch nước nhấn mạnh trong tổ chức cuộc sống cần hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của biến đổi môi trường, nước biển dâng đến vựa lúa lớn nhất của quốc gia. Chủ tịch nước chúc bà con có một mùa vụ bội thu, đời sống khởi sắc, đạt nhiều thành tựu thiết thực chào mừng 37 năm giải phóng đất Mũi, thống nhất đất nước.Tại xã Đất Mũi, Chủ tịch nước đã tặng quà và động viên các hộ gia đình chính sách.
Trong chuyến công tác, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đã đến thăm và kiểm tra tại Công ty hàng không lưỡng dụng Sao Việt, thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân. Đây là đơn vị kinh tế quốc phòng phục vụ ngành hàng không, được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sửa chữa, khắc phục nhiều lỗi thuộc máy bay A320 thế hệ mới nhất.
Tại Cà Mau, Chủ tịch nước cũng đã đến thăm trạm Rada cảnh giới điểm tận cùng của Tổ quốc. Trạm có nhiệm vụ quản lý các phương tiện bay thuộc khu vực Tây Nam Bộ, vùng lãnh hải quốc gia, các đường bay quốc tế Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trạm rada được trang bị hiện đại, nhiều năm liền không để lọt, chậm, sai sót nhất là ở các vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ biển, đảo.
Chủ tịch nước căn dặn cán bộ chiến sĩ tiếp tục phát huy kết quả đạt được và làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, bảo vệ vững chắc Tổ quốc./.
Hoàng Giang, Thành Nên, Kim Há (TTXVN)