Tiếp nối phiên tăng điểm khá mạnh phiên trước (6/12) trên các sàn chứng khoán Mỹ và châu Âu, chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 7/12 cũng phần lớn tăng điểm trong bối cảnh đồng euro tiếp tục mất giá sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Các nhà giao dịch chờ đợi thêm số liệu kinh tế chủ chốt trong tháng 11 của Mỹ được công bố cuối ngày 7/12 để có thêm các quyết định đầu tư đúng đắn.
Thị trường phiên cuối tuần còn đón nhận một số thông tin khá tích cực, trong đó lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần trước (kết thúc ngày 1/12) đã giảm trở lại sau ba tuần liên tiếp gia tăng trước đó do ảnh hưởng của siêu bão Sandy.
Đóng cửa phiên 7/12, phần lớn các sàn chủ chốt trong khu vực đều xanh điểm, trong đó Shanghai Composite của Thượng Hải tăng mạnh 1,60% (32,55 điểm) lên 2.061,79 điểm.
Tính chung cả tuần, chỉ số này tăng được tới 4,12% sau khi chạm mức thấp nhất bốn năm qua trong phiên đầu tuần 3/12, do giới đầu tư hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm đưa ra các biện pháp kích thích mới để hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
KOSPI của Hàn Quốc cũng nhích 0,4% (7,83 điểm) lên 1.957,45 điểm; S&P/ASX200 của Australia tăng 0,94% (42,5 điểm) lên 4.551,8 điểm; và Weighted của Đài Loan tăng 0,25% (19,0 điểm) lên 7.642,26 điểm.
Duy chỉ có chứng khoán Nhật Bản và Hong Kong, sau nhiều phiên liên tiếp tăng điểm, phiên này đã đảo chiều đi xuống khi Nikkei 225 để mất 0,19% (17,77 điểm) xuống 9.527,39 điểm; và Hang Seng lùi 0,26% (58,64 điểm) về 22.191,17 điểm.
Hoạt động bán ra chốt lời của các nhà đầu tư sau nhiều phiên tăng điểm trước đó là nguyên nhân chính khiến hai thị trường này đi xuống trong phiên hôm nay.
Đêm trước (6/12) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall có một phiên chủ yếu là đi lên nhờ thông tin tích cực từ lĩnh vực dịch vụ của Mỹ.
Phiên này, chỉ số công nghệ Nasdaq cũng đảo chiều đi lên nhờ cổ phiếu của đại gia Apple phục hồi nhẹ sau phiên lao dốc mạnh hôm trước.
Đóng cửa phiên 6/12, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 39,55 điểm (0,30%) lên 13.074,04 điểm; S&P 500 tiến 4,66 điểm (0,33%) lên 1.413,94 điểm; trong khi Nasdaq Composite thêm 15,57 điểm (0,52%) lên 2.989,27 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng bao phủ màu xanh phiên thứ hai liên tiếp nhờ hiệu ứng tích cực từ chứng khoán Mỹ, cùng việc ECB quyết định giữ nguyên lãi suất hiện hành của khu vực ở mức thấp kỷ lục là 0,75% sau phiên họp tháng thường kỳ kết thúc vào cuối ngày.
ECB cũng hạ giảm các dự báo tăng trưởng kinh tế cho các năm 2012, 2013, và đưa ra những dự đoán đầu tiên về triển vọng tăng trưởng cho năm 2014.
Cũng cùng động thái tương tự, tại Anh, Ngân hàng trung ương nước này cũng giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục của sau khi Chính phủ công bố mở rộng chương trình thắt lưng buộc bụng và cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế "xứ sở sương mù."
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 0,16% lên 5.901,42 điểm; DAX 30 của Đức tăng 1,07% lên 7.534,54 điểm - mức cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 1/2008, và CAC 40 của Pháp có thêm 0,31% lên 3.601,65 điểm./.
Các nhà giao dịch chờ đợi thêm số liệu kinh tế chủ chốt trong tháng 11 của Mỹ được công bố cuối ngày 7/12 để có thêm các quyết định đầu tư đúng đắn.
Thị trường phiên cuối tuần còn đón nhận một số thông tin khá tích cực, trong đó lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần trước (kết thúc ngày 1/12) đã giảm trở lại sau ba tuần liên tiếp gia tăng trước đó do ảnh hưởng của siêu bão Sandy.
Đóng cửa phiên 7/12, phần lớn các sàn chủ chốt trong khu vực đều xanh điểm, trong đó Shanghai Composite của Thượng Hải tăng mạnh 1,60% (32,55 điểm) lên 2.061,79 điểm.
Tính chung cả tuần, chỉ số này tăng được tới 4,12% sau khi chạm mức thấp nhất bốn năm qua trong phiên đầu tuần 3/12, do giới đầu tư hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm đưa ra các biện pháp kích thích mới để hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
KOSPI của Hàn Quốc cũng nhích 0,4% (7,83 điểm) lên 1.957,45 điểm; S&P/ASX200 của Australia tăng 0,94% (42,5 điểm) lên 4.551,8 điểm; và Weighted của Đài Loan tăng 0,25% (19,0 điểm) lên 7.642,26 điểm.
Duy chỉ có chứng khoán Nhật Bản và Hong Kong, sau nhiều phiên liên tiếp tăng điểm, phiên này đã đảo chiều đi xuống khi Nikkei 225 để mất 0,19% (17,77 điểm) xuống 9.527,39 điểm; và Hang Seng lùi 0,26% (58,64 điểm) về 22.191,17 điểm.
Hoạt động bán ra chốt lời của các nhà đầu tư sau nhiều phiên tăng điểm trước đó là nguyên nhân chính khiến hai thị trường này đi xuống trong phiên hôm nay.
Đêm trước (6/12) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall có một phiên chủ yếu là đi lên nhờ thông tin tích cực từ lĩnh vực dịch vụ của Mỹ.
Phiên này, chỉ số công nghệ Nasdaq cũng đảo chiều đi lên nhờ cổ phiếu của đại gia Apple phục hồi nhẹ sau phiên lao dốc mạnh hôm trước.
Đóng cửa phiên 6/12, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 39,55 điểm (0,30%) lên 13.074,04 điểm; S&P 500 tiến 4,66 điểm (0,33%) lên 1.413,94 điểm; trong khi Nasdaq Composite thêm 15,57 điểm (0,52%) lên 2.989,27 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng bao phủ màu xanh phiên thứ hai liên tiếp nhờ hiệu ứng tích cực từ chứng khoán Mỹ, cùng việc ECB quyết định giữ nguyên lãi suất hiện hành của khu vực ở mức thấp kỷ lục là 0,75% sau phiên họp tháng thường kỳ kết thúc vào cuối ngày.
ECB cũng hạ giảm các dự báo tăng trưởng kinh tế cho các năm 2012, 2013, và đưa ra những dự đoán đầu tiên về triển vọng tăng trưởng cho năm 2014.
Cũng cùng động thái tương tự, tại Anh, Ngân hàng trung ương nước này cũng giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục của sau khi Chính phủ công bố mở rộng chương trình thắt lưng buộc bụng và cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế "xứ sở sương mù."
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 0,16% lên 5.901,42 điểm; DAX 30 của Đức tăng 1,07% lên 7.534,54 điểm - mức cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 1/2008, và CAC 40 của Pháp có thêm 0,31% lên 3.601,65 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)