Đầu giờ sáng 22/11, Quốc hội đã nghe Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII.
Giải quyết 98,4% ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 7
Tính đến ngày 5/11/2010, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nhận được văn bản trả lời đối với 1.234 kiến nghị (chiếm 98,4%), hiện còn 20 kiến nghị (chiếm 1,6%) chưa nhận được văn bản trả lời, trong đó có 753 kiến nghị (chiếm 61%) đã được tiếp thu và giải quyết như về chính sách phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Có 242 kiến nghị (chiếm 19,6%) đang trong quá trình xem xét, giải quyết như những kiến nghị về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn; chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với các nội dung như khuyến khích về phát triển thị trường, hạ tầng cơ sở, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, về thông tin tư vấn, về thủ tục hành chính, về hỗ trợ tài chính; sửa đổi các quy định về thu phí, chế độ và quản lý sử dụng phí giám định tư pháp.
69 kiến nghị (chiếm 5,6%) được cơ quan có thẩm quyền giải trình, cung cấp thông tin với cử tri, 94 kiến nghị (chiếm 7,6%) được ghi nhận để nghiên cứu ban hành chính sách, 76 kiến nghị (chiếm 6,2%) tuy thuộc trách nhiệm của bộ, ngành ở trung ương nhưng việc giải quyết cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương.
Đánh giá về việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận định việc tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết kiến nghị và trả lời cử tri của các cơ quan nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Mặc dù số lượng kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 nhiều hơn kỳ họp trước nhưng các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nên nhiều kiến nghị đã được tiếp thu, giải quyết kịp thời, thể hiện trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân cả nước như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cần sự vào cuộc động bộ của các “thủ lĩnh” ngành
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế.
Đối với một số vấn đề cử tri đã kiến nghị nhiều lần nhưng việc giải quyết, trả lời của cơ quan có thẩm quyền còn chậm, có nhiều lúng túng mà nguyên nhân chủ yếu là do việc phối hợp để giải quyết các vấn đề vướng mắc và việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành còn nhiều bất cập.
Một số cơ quan chưa thực sự quan tâm đến việc khắc phục những tồn tại, hạn chế mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nêu trong báo cáo giám sát tại kỳ họp trước.
Nhiều kiến nghị của cử tri đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết bằng việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhưng do công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai hướng dẫn thực hiện pháp luật còn nhiều hạn chế nên tại các kỳ họp sau cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị. Vẫn còn một số cơ quan trả lời kiến nghị của cử tri chậm nên nội dung trả lời không được truyền tải kịp thời đến với cử tri khi Đại biểu Quốc hội đi tiếp xúc cử tri.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Y tế trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các bộ, ngành hữu quan kịp thời rà soát các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực, Luật Bảo hiểm y tế, Pháp lệnh giá; có kế hoạch, tiến độ cụ thể về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản có những nội dung chưa phù hợp với quy định của các luật, pháp lệnh nêu trên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ hữu quan làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với giáo viên mầm non, mẫu giáo, hỗ trợ đối với giáo viên (kể cả nhà sư) dạy bổ túc chữ Khmer tại các chùa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được quy định tại các Quyết định 24, 25, 26, 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Chính phủ, các bộ, cơ quang ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện những yêu cầu, kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nêu trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp trước và báo cáo kết quả với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh góp phần bảo đảm việc ban hành các văn bản này được kịp thời, đúng thẩm quyền và phù hợp với nội dung quy định của luật, pháp lệnh./.
Giải quyết 98,4% ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 7
Tính đến ngày 5/11/2010, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nhận được văn bản trả lời đối với 1.234 kiến nghị (chiếm 98,4%), hiện còn 20 kiến nghị (chiếm 1,6%) chưa nhận được văn bản trả lời, trong đó có 753 kiến nghị (chiếm 61%) đã được tiếp thu và giải quyết như về chính sách phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Có 242 kiến nghị (chiếm 19,6%) đang trong quá trình xem xét, giải quyết như những kiến nghị về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn; chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với các nội dung như khuyến khích về phát triển thị trường, hạ tầng cơ sở, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, về thông tin tư vấn, về thủ tục hành chính, về hỗ trợ tài chính; sửa đổi các quy định về thu phí, chế độ và quản lý sử dụng phí giám định tư pháp.
69 kiến nghị (chiếm 5,6%) được cơ quan có thẩm quyền giải trình, cung cấp thông tin với cử tri, 94 kiến nghị (chiếm 7,6%) được ghi nhận để nghiên cứu ban hành chính sách, 76 kiến nghị (chiếm 6,2%) tuy thuộc trách nhiệm của bộ, ngành ở trung ương nhưng việc giải quyết cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương.
Đánh giá về việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận định việc tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết kiến nghị và trả lời cử tri của các cơ quan nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Mặc dù số lượng kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 nhiều hơn kỳ họp trước nhưng các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nên nhiều kiến nghị đã được tiếp thu, giải quyết kịp thời, thể hiện trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân cả nước như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cần sự vào cuộc động bộ của các “thủ lĩnh” ngành
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế.
Đối với một số vấn đề cử tri đã kiến nghị nhiều lần nhưng việc giải quyết, trả lời của cơ quan có thẩm quyền còn chậm, có nhiều lúng túng mà nguyên nhân chủ yếu là do việc phối hợp để giải quyết các vấn đề vướng mắc và việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành còn nhiều bất cập.
Một số cơ quan chưa thực sự quan tâm đến việc khắc phục những tồn tại, hạn chế mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nêu trong báo cáo giám sát tại kỳ họp trước.
Nhiều kiến nghị của cử tri đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết bằng việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhưng do công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai hướng dẫn thực hiện pháp luật còn nhiều hạn chế nên tại các kỳ họp sau cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị. Vẫn còn một số cơ quan trả lời kiến nghị của cử tri chậm nên nội dung trả lời không được truyền tải kịp thời đến với cử tri khi Đại biểu Quốc hội đi tiếp xúc cử tri.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Y tế trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các bộ, ngành hữu quan kịp thời rà soát các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực, Luật Bảo hiểm y tế, Pháp lệnh giá; có kế hoạch, tiến độ cụ thể về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản có những nội dung chưa phù hợp với quy định của các luật, pháp lệnh nêu trên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ hữu quan làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với giáo viên mầm non, mẫu giáo, hỗ trợ đối với giáo viên (kể cả nhà sư) dạy bổ túc chữ Khmer tại các chùa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được quy định tại các Quyết định 24, 25, 26, 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Chính phủ, các bộ, cơ quang ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện những yêu cầu, kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nêu trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp trước và báo cáo kết quả với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh góp phần bảo đảm việc ban hành các văn bản này được kịp thời, đúng thẩm quyền và phù hợp với nội dung quy định của luật, pháp lệnh./.
(TTXVN/Vietnam+)