Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích sử dụng khác phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là một trong những nội dung trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Bộ Tài Nguyên và Môi trường đem ra lấy ý kiến lãnh đạo một số tỉnh, thành phố và các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh phía Bắc, tại hội nghị diễn ra ngày 11/3, ở Hải Phòng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã cơ bản đồng ý với dự thảo luật quy định việc chuyển đổi đất trồng lúa phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo các đại biểu, quy định như vậy nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển đổi đất lúa ồ ạt, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và việc làm của nông dân.
Nhưng một số ý kiến tại hội thảo cho rằng, cần xem xét lại điều khoản này trong bối cảnh việc thu hồi đất theo Luật sửa đổi, sẽ phải tuân thủ theo kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất hàng năm được Hội đồng Nhân dân cấp huyện phê duyệt; diện tích các khu công nghiệp chưa được lấp đầy còn nhiều, đồng thời cũng cần ghi rõ khi chuyển đổi bao nhiêu đất lúa thì mới cần có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Ông Vũ Văn Hậu - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội góp ý, không nên căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các quận, huyện vì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thể hiện được quy mô công trình, tỷ lệ xây dựng, quy mô dân cư…; nên căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị để giao đất.
Tại hội nghị, ban tổ chức đã ghi nhận được 16 ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các ý thảo luận ở nhiều nội dung như vấn đề giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giá đất, công chứng, chứng thực các hợp đồng, văn bản giao dịch, các quyền của người sử dụng đất, chế độ sử dụng các loại đất, đặc biệt là chế độ sử dụng các loại đất nông nghiệp, chính sách quản lý, sử dụng đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong đó, nhiều đại biểu có chung quan tâm và góp ý về dự thảo giá đất khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Một số đại biểu cho rằng, hiện có sự chênh lệch lớn giữa giá đất nông nghiệp khi thu hồi của người dân, sau đó được đầu tư cơ sở hạ tầng và bán ra thị trường với giá đất đô thị. Vì vậy, trong dự thảo Luật cần quy định rõ mức lợi tức này cần được phân bổ, điều tiết như thế nào để hài hòa lợi ích giữa người bị mất đất, nhà nước và nhà đầu tư.
Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang ghi nhận ý kiến của các đại biểu đại diện cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Đây là cơ sở để Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét trình cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố trong khu vực sớm hoàn tất công tác tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị và nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo đúng tiến độ./.
Đây là một trong những nội dung trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Bộ Tài Nguyên và Môi trường đem ra lấy ý kiến lãnh đạo một số tỉnh, thành phố và các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh phía Bắc, tại hội nghị diễn ra ngày 11/3, ở Hải Phòng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã cơ bản đồng ý với dự thảo luật quy định việc chuyển đổi đất trồng lúa phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo các đại biểu, quy định như vậy nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển đổi đất lúa ồ ạt, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và việc làm của nông dân.
Nhưng một số ý kiến tại hội thảo cho rằng, cần xem xét lại điều khoản này trong bối cảnh việc thu hồi đất theo Luật sửa đổi, sẽ phải tuân thủ theo kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất hàng năm được Hội đồng Nhân dân cấp huyện phê duyệt; diện tích các khu công nghiệp chưa được lấp đầy còn nhiều, đồng thời cũng cần ghi rõ khi chuyển đổi bao nhiêu đất lúa thì mới cần có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Ông Vũ Văn Hậu - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội góp ý, không nên căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các quận, huyện vì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thể hiện được quy mô công trình, tỷ lệ xây dựng, quy mô dân cư…; nên căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị để giao đất.
Tại hội nghị, ban tổ chức đã ghi nhận được 16 ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các ý thảo luận ở nhiều nội dung như vấn đề giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giá đất, công chứng, chứng thực các hợp đồng, văn bản giao dịch, các quyền của người sử dụng đất, chế độ sử dụng các loại đất, đặc biệt là chế độ sử dụng các loại đất nông nghiệp, chính sách quản lý, sử dụng đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong đó, nhiều đại biểu có chung quan tâm và góp ý về dự thảo giá đất khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Một số đại biểu cho rằng, hiện có sự chênh lệch lớn giữa giá đất nông nghiệp khi thu hồi của người dân, sau đó được đầu tư cơ sở hạ tầng và bán ra thị trường với giá đất đô thị. Vì vậy, trong dự thảo Luật cần quy định rõ mức lợi tức này cần được phân bổ, điều tiết như thế nào để hài hòa lợi ích giữa người bị mất đất, nhà nước và nhà đầu tư.
Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang ghi nhận ý kiến của các đại biểu đại diện cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Đây là cơ sở để Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét trình cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố trong khu vực sớm hoàn tất công tác tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị và nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo đúng tiến độ./.
Hoàng Ngọc (TTXVN)