Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tình hình tham nhũng tại Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng. 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp trả chi phí không chính thức, 28% người dân trả chi phí không chính thức, hơn 75% người được hỏi cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng.
Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong phòng chống tham nhũng” do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 22/3, tại Hải Phòng.
Mục tiêu của hội thảo là giúp các doanh nghiệp và cán bộ công chức, viên chức có thêm thông tin, tư liệu về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay; chia sẻ kinh nghiệm doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và đơn vị hữu quan trong công tác này.
Tại hội thảo, các đại biểu báo cáo kết quả khảo sát xã hội học về tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, những hậu quả về kinh tế do tham nhũng gây ra, chỉ ra các nhóm nguyên nhân gây tham nhũng...
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho rằng tham nhũng do nhiều nguyên nhân nhưng tập trung vào 16 vấn đề như không xử lý nghiêm minh đối với người tham nhũng, còn tình trạng “xin-cho”, lương thấp...
Để công tác chống tham nhũng hiệu quả hơn, Thanh tra Chính phủ đã đưa ra các khuyến nghị gồm hoạch định chính sách (thay đổi về luật pháp và quy định), xem xét ban hành Luật tiếp cận thông tin; xây dựng nền công vụ coi trọng tài năng và ít cơ hội cho tham nhũng, tạo sự tin tưởng cần thiết cho người tố cáo tham nhũng.
Thêm vào đó, cần tăng cường hiệu lực của hệ thống thực thi pháp luật; thiết lập được một khuôn khổ theo dõi và đánh giá kết quả các năm, cho phép định kỳ đánh giá lại và xem cái gì thành công, cái gì cần sửa đổi để giám sát tham nhũng; nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra 8 giải pháp để giảm tham nhũng tại Việt Nam như tăng cường công khai, minh bạch, tin tưởng vào báo chí và xã hội, tiếp tục cải cách hành chính, loại bỏ mâu thuẫn lợi ích trong việc tiếp tục xử lý các trường hợp tham nhũng.
Đại diện các đơn vị cũng chia sẻ kinh nghiệm từ các địa phương trong nước và nước ngoài trong việc phòng chống tham nhũng như giới thiệu hệ thống Liêm chính doanh nghiệp của Malaysia; không chờ doanh nghiệp đến xin mới cung cấp thông tin; chủ động thu thập, tập hợp, phân tích, thiết lập cơ chế tự động cung cấp thông tin cho những ai quan tâm./.
Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong phòng chống tham nhũng” do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 22/3, tại Hải Phòng.
Mục tiêu của hội thảo là giúp các doanh nghiệp và cán bộ công chức, viên chức có thêm thông tin, tư liệu về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay; chia sẻ kinh nghiệm doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và đơn vị hữu quan trong công tác này.
Tại hội thảo, các đại biểu báo cáo kết quả khảo sát xã hội học về tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, những hậu quả về kinh tế do tham nhũng gây ra, chỉ ra các nhóm nguyên nhân gây tham nhũng...
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho rằng tham nhũng do nhiều nguyên nhân nhưng tập trung vào 16 vấn đề như không xử lý nghiêm minh đối với người tham nhũng, còn tình trạng “xin-cho”, lương thấp...
Để công tác chống tham nhũng hiệu quả hơn, Thanh tra Chính phủ đã đưa ra các khuyến nghị gồm hoạch định chính sách (thay đổi về luật pháp và quy định), xem xét ban hành Luật tiếp cận thông tin; xây dựng nền công vụ coi trọng tài năng và ít cơ hội cho tham nhũng, tạo sự tin tưởng cần thiết cho người tố cáo tham nhũng.
Thêm vào đó, cần tăng cường hiệu lực của hệ thống thực thi pháp luật; thiết lập được một khuôn khổ theo dõi và đánh giá kết quả các năm, cho phép định kỳ đánh giá lại và xem cái gì thành công, cái gì cần sửa đổi để giám sát tham nhũng; nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra 8 giải pháp để giảm tham nhũng tại Việt Nam như tăng cường công khai, minh bạch, tin tưởng vào báo chí và xã hội, tiếp tục cải cách hành chính, loại bỏ mâu thuẫn lợi ích trong việc tiếp tục xử lý các trường hợp tham nhũng.
Đại diện các đơn vị cũng chia sẻ kinh nghiệm từ các địa phương trong nước và nước ngoài trong việc phòng chống tham nhũng như giới thiệu hệ thống Liêm chính doanh nghiệp của Malaysia; không chờ doanh nghiệp đến xin mới cung cấp thông tin; chủ động thu thập, tập hợp, phân tích, thiết lập cơ chế tự động cung cấp thông tin cho những ai quan tâm./.
Minh Thu (TTXVN)