Trước một số băn khoăn về tính khả thi của quy định phân hạng khuyết tật trong Dự thảo Luật Người khuyết tật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định mục đích chính của việc xác định mức độ khuyết tật là xây dựng chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng theo mức độ khuyết tật.
Đây là một trong những nội dung được đề cập đến trong phiên họp thứ 30, xem xét và cho ý kiến Dự thảo Luật Người khuyết tật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII chiều 13/4.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định mức độ khuyết tật theo ba nhóm như dự thảo là người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ, là phù hợp.
Dự thảo Luật Người khuyết tật sau khi tiếp thu, chỉnh lý bao gồm 10 chương, 55 điều, trong đó đã bổ sung thêm một chương mới đó là chương II về chứng nhận khuyết tật, gồm 7 điều quy định về trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật, hội đồng xác định mức độ khuyết tật, phương pháp, thủ tục và kinh phí xác định mức độ khuyết tật, việc xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận khuyết tật.
Về khái niệm người khuyết tật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng so với khái niệm người tàn tật quy định trong pháp lệnh hiện hành, đã có bước phát triển mới, đã tiếp cận với khái niệm người khuyết tật của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (2006) mà Việt Nam đã ký kết.
Theo đó, vấn đề khuyết tật được nhìn nhận một cách toàn diện hơn ở cả góc độ y tế và góc độ xã hội.
Một số ý kiến cho rằng việc tiếp nhận học sinh khuyết tật vào các cơ sở giáo dục còn khó khăn; cần quy định cụ thể tuổi nhập học của người khuyết tật trong luật "độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định” là bao nhiêu và quy định rõ chính sách, đối tượng được miễn, giảm một số môn học, miễn, giảm học phí.... để tránh sự lợi dụng Luật khi thực thi.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng luật chỉ nên quy định nguyên tắc, không thể ấn định một độ tuổi nhập học cụ thể trong luật vì thực tế các loại dạng tật rất đa dạng với mức độ khuyết tật cũng rất khác nhau. Do đó việc quyết định độ tuổi nhập học sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sẽ do các văn bản hướng dẫn quy định chi tiết.
Đối với việc miễn, giảm chương trình học và học phí... cũng sẽ được xử lý tương tự như vậy.
Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với các nội dung được tiếp thu, chỉnh lý trong Dự thảo Luật Người khuyết tật. Tuy nhiên, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn với một số vấn đề vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong Dự thảo Luật, nội dung chương II về chứng nhận khuyết tật... đồng thời đề nghị làm rõ hơn phần giải thích từ ngữ quy định trong Dự thảo Luật.
Về chế độ cho người khuyết tật là người nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết người khuyết tật là nước ngoài chỉ không được hưởng chế độ bảo trợ xã hội, còn đối với những chính sách chung thì người khuyết tật là người nước ngoài cũng được tiếp cận như người khuyết tật là công dân Việt Nam.
Các đại biểu cũng đã cho nhiều ý kiến vào các nội dung giải quyết việc làm, sử dụng lao động là người khuyết tật, giấy chứng nhận khuyết tật, bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận nhà chung cư, công trình công cộng và phương tiện giao thông công cộng, bảo trợ xã hội...
Các ý kiến của các đại biểu sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội vào kỳ họp tới./.
Đây là một trong những nội dung được đề cập đến trong phiên họp thứ 30, xem xét và cho ý kiến Dự thảo Luật Người khuyết tật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII chiều 13/4.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định mức độ khuyết tật theo ba nhóm như dự thảo là người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ, là phù hợp.
Dự thảo Luật Người khuyết tật sau khi tiếp thu, chỉnh lý bao gồm 10 chương, 55 điều, trong đó đã bổ sung thêm một chương mới đó là chương II về chứng nhận khuyết tật, gồm 7 điều quy định về trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật, hội đồng xác định mức độ khuyết tật, phương pháp, thủ tục và kinh phí xác định mức độ khuyết tật, việc xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận khuyết tật.
Về khái niệm người khuyết tật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng so với khái niệm người tàn tật quy định trong pháp lệnh hiện hành, đã có bước phát triển mới, đã tiếp cận với khái niệm người khuyết tật của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (2006) mà Việt Nam đã ký kết.
Theo đó, vấn đề khuyết tật được nhìn nhận một cách toàn diện hơn ở cả góc độ y tế và góc độ xã hội.
Một số ý kiến cho rằng việc tiếp nhận học sinh khuyết tật vào các cơ sở giáo dục còn khó khăn; cần quy định cụ thể tuổi nhập học của người khuyết tật trong luật "độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định” là bao nhiêu và quy định rõ chính sách, đối tượng được miễn, giảm một số môn học, miễn, giảm học phí.... để tránh sự lợi dụng Luật khi thực thi.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng luật chỉ nên quy định nguyên tắc, không thể ấn định một độ tuổi nhập học cụ thể trong luật vì thực tế các loại dạng tật rất đa dạng với mức độ khuyết tật cũng rất khác nhau. Do đó việc quyết định độ tuổi nhập học sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sẽ do các văn bản hướng dẫn quy định chi tiết.
Đối với việc miễn, giảm chương trình học và học phí... cũng sẽ được xử lý tương tự như vậy.
Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với các nội dung được tiếp thu, chỉnh lý trong Dự thảo Luật Người khuyết tật. Tuy nhiên, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn với một số vấn đề vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong Dự thảo Luật, nội dung chương II về chứng nhận khuyết tật... đồng thời đề nghị làm rõ hơn phần giải thích từ ngữ quy định trong Dự thảo Luật.
Về chế độ cho người khuyết tật là người nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết người khuyết tật là nước ngoài chỉ không được hưởng chế độ bảo trợ xã hội, còn đối với những chính sách chung thì người khuyết tật là người nước ngoài cũng được tiếp cận như người khuyết tật là công dân Việt Nam.
Các đại biểu cũng đã cho nhiều ý kiến vào các nội dung giải quyết việc làm, sử dụng lao động là người khuyết tật, giấy chứng nhận khuyết tật, bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận nhà chung cư, công trình công cộng và phương tiện giao thông công cộng, bảo trợ xã hội...
Các ý kiến của các đại biểu sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội vào kỳ họp tới./.
PV (Vietnam+)