Giữa vùng sa mạc biên ải Tunisia-Libya, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió như tinh thần bất khuất của người Việt Nam trước mọi khó khăn, trở ngại.
Quãng đường hơn 200km chúng tôi đi từ thành phố Djarba đến trại tị nạn nằm ở khu vực biên giới Res Jedire - nằm giữa Tunisia và Libya thật thanh bình và lãng mạn. Trải dọc hai bên đường là cát trắng và những cây ôliu trĩu quả rợp bóng mát, một hình ảnh thật trái ngược với hình dung của nhiều người về vùng sa mạc nổi danh với nắng cháy và bão cát.
Tuy nhiên, những cảm xúc của chúng tôi đã thay đổi khi bắt đầu đặt chân đến trại tị nạn, nơi có hàng chục nghìn người đang tá túc trong những căn lều bạt san sát nhau do Chính phủ Tunisia bố trí. Họ là nạn nhân của cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya và buộc phải lánh nạn sang nước láng giềng Tunisia.
Cả một vùng sa mạc rộng lớn trở nên huyên náo bởi âm thanh của đủ loại ngôn ngữ khác nhau.
Các nhân viên cứu trợ của Tổ chức Di cư Thế giới (IOM) cùng lực lượng an ninh vũ trang của Chính phủ Tunisia luôn ở trong tình trạng căng hết sức để ổn định tình hình.
Tại khu vực lán trại của người lao động Việt Nam, hình ảnh ấn tượng nhất đối với tôi chính là lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió sa mạc vùng biên ải như tượng trưng cho tinh thần bất khuất của người Việt Nam trước bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.
Tinh thần lạc quan của các lao động Việt Nam được thể hiện trên những nụ cười ngay trong thời điểm khó khăn này. Ai cũng mong mỏi được sớm được trở về quê nhà và khi sang được đến đây thì niềm hy vọng ấy càng lớn.
Với chất giọng đặc trưng của người xứ Nghệ, anh Hoàng Văn Tiến ở Tân Kỳ, Nghệ An xúc động cho biết: "Sau khi vượt qua bao nhiêu hiểm nghèo từ Tripoli (thủ đô Libya) về tới đây, tôi xác định là mình đã có cơ hội trở về với gia đình rồi, vì thế tôi bàn bạc cùng với anh em là hãy cùng đoàn kết một lòng, chia sẻ khó khăn và giúp đỡ nhau vượt qua thử thách của số phận, dù sống ở đâu mình cũng phải giữ vững khí tiết của người Việt."
Quả thật, trời không phụ lòng người, trong thời gian ở trại tị nạn của nước bạn, anh Tiến cùng hơn 1.000 người lao động Việt Nam khác đã nhận được sự giúp đỡ chí tình của Chính phủ Tunisia và các tổ chức cứu trợ quốc tế.
Tin vui lớn nhất đối với họ trong lúc này là sẽ được trở về quê hương xứ sở chỉ trong vài ngày nữa.
Chúng tôi rời khu vực biên giới Res Jedire với tâm trạng cảm động và phấn chấn khi chứng kiến tinh thần đoàn kết của những người lao động Việt Nam. Mong rằng trong thời gian sớm nhất, tất cả những người lao động Việt Nam còn ở Libya và đã sơ tán sang các nước lân cận sẽ được trở về nước an toàn/.
Quãng đường hơn 200km chúng tôi đi từ thành phố Djarba đến trại tị nạn nằm ở khu vực biên giới Res Jedire - nằm giữa Tunisia và Libya thật thanh bình và lãng mạn. Trải dọc hai bên đường là cát trắng và những cây ôliu trĩu quả rợp bóng mát, một hình ảnh thật trái ngược với hình dung của nhiều người về vùng sa mạc nổi danh với nắng cháy và bão cát.
Tuy nhiên, những cảm xúc của chúng tôi đã thay đổi khi bắt đầu đặt chân đến trại tị nạn, nơi có hàng chục nghìn người đang tá túc trong những căn lều bạt san sát nhau do Chính phủ Tunisia bố trí. Họ là nạn nhân của cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya và buộc phải lánh nạn sang nước láng giềng Tunisia.
Cả một vùng sa mạc rộng lớn trở nên huyên náo bởi âm thanh của đủ loại ngôn ngữ khác nhau.
Các nhân viên cứu trợ của Tổ chức Di cư Thế giới (IOM) cùng lực lượng an ninh vũ trang của Chính phủ Tunisia luôn ở trong tình trạng căng hết sức để ổn định tình hình.
Tại khu vực lán trại của người lao động Việt Nam, hình ảnh ấn tượng nhất đối với tôi chính là lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió sa mạc vùng biên ải như tượng trưng cho tinh thần bất khuất của người Việt Nam trước bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.
Tinh thần lạc quan của các lao động Việt Nam được thể hiện trên những nụ cười ngay trong thời điểm khó khăn này. Ai cũng mong mỏi được sớm được trở về quê nhà và khi sang được đến đây thì niềm hy vọng ấy càng lớn.
Với chất giọng đặc trưng của người xứ Nghệ, anh Hoàng Văn Tiến ở Tân Kỳ, Nghệ An xúc động cho biết: "Sau khi vượt qua bao nhiêu hiểm nghèo từ Tripoli (thủ đô Libya) về tới đây, tôi xác định là mình đã có cơ hội trở về với gia đình rồi, vì thế tôi bàn bạc cùng với anh em là hãy cùng đoàn kết một lòng, chia sẻ khó khăn và giúp đỡ nhau vượt qua thử thách của số phận, dù sống ở đâu mình cũng phải giữ vững khí tiết của người Việt."
Quả thật, trời không phụ lòng người, trong thời gian ở trại tị nạn của nước bạn, anh Tiến cùng hơn 1.000 người lao động Việt Nam khác đã nhận được sự giúp đỡ chí tình của Chính phủ Tunisia và các tổ chức cứu trợ quốc tế.
Tin vui lớn nhất đối với họ trong lúc này là sẽ được trở về quê hương xứ sở chỉ trong vài ngày nữa.
Chúng tôi rời khu vực biên giới Res Jedire với tâm trạng cảm động và phấn chấn khi chứng kiến tinh thần đoàn kết của những người lao động Việt Nam. Mong rằng trong thời gian sớm nhất, tất cả những người lao động Việt Nam còn ở Libya và đã sơ tán sang các nước lân cận sẽ được trở về nước an toàn/.
Nhan Sáng (TTXVN/Vietnam+)