Khoảng 6.000 công nhân điện, lái xe, tạp vụ phục vụ giải bóng đá lớn nhất hành tinh tại Nam Phi ngày 15/6 vừa qua đã tổ chức biểu tình, phản đối chế độ tiền lương quá thấp dành cho họ.
Theo Mạng tin tức Trung Quốc, những công nhân này mặc quần áo bảo hộ màu đen, tập trung trước cửa các sân vận động và đồng loạt nhảy múa, hò hét để biểu thị sự phản kháng của mình.
“Họ hứa trả cho chúng tôi 700-800 Rand (tiền Nam Phi) mỗi ngày, nhưng chẳng thấy đâu. Chúng tôi hiện nay mỗi ngày chỉ được nhận 190 Rand, thậm chí có người một đồng cũng không có,” các công nhân này cho biết như vậy.
Một công ty trực thuộc Ban Tổ chức World Cup 2010 đã thuê những công nhân kể trên làm các công việc phục vụ tại sân vận động với chế độ tiền lương tính theo ngày.
Tuy nhiên, phía công ty đã không thực hiện đúng cam kết khiến công nhân bức xúc, họ đã đồng loạt bãi công, biểu tình đòi được trả đúng số tiền như đã thỏa thuận.
Lực lượng cảnh sát đã được huy động đến hiện trường lập hàng rào bao vây, khống chế và giải tán đám đông. Rất may, không xảy ra đụng độ hoặc va chạm giữa cảnh sát và các công nhân biểu tình.
“Chúng tôi chỉ muốn có được số tiền lương đáng được hưởng của mình, không hề muốn làm ảnh hưởng đến những trận thi đấu bóng đá của World Cup”, một công nhân khẳng định như vậy.
Người phát ngôn của cơ quan cảnh sát Nam Phi cho biết sẽ thương lượng với các đại biểu của công nhân nhằm hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng tới World Cup.
Cùng ngày, khoảng 2.000 nhân viên Nam Phi đảm bảo an ninh cho World Cup 2010 đã biểu tình ở Durban, kêu gọi FIFA tăng lương cho họ.
Thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ tại nhiều sân vận động đã xuống đến 0 độ C, thậm chí còn có cả mưa thêm vào đó vấn đề bãi công, biểu tình của công nhân. World Cup 2010 đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp./.
Theo Mạng tin tức Trung Quốc, những công nhân này mặc quần áo bảo hộ màu đen, tập trung trước cửa các sân vận động và đồng loạt nhảy múa, hò hét để biểu thị sự phản kháng của mình.
“Họ hứa trả cho chúng tôi 700-800 Rand (tiền Nam Phi) mỗi ngày, nhưng chẳng thấy đâu. Chúng tôi hiện nay mỗi ngày chỉ được nhận 190 Rand, thậm chí có người một đồng cũng không có,” các công nhân này cho biết như vậy.
Một công ty trực thuộc Ban Tổ chức World Cup 2010 đã thuê những công nhân kể trên làm các công việc phục vụ tại sân vận động với chế độ tiền lương tính theo ngày.
Tuy nhiên, phía công ty đã không thực hiện đúng cam kết khiến công nhân bức xúc, họ đã đồng loạt bãi công, biểu tình đòi được trả đúng số tiền như đã thỏa thuận.
Lực lượng cảnh sát đã được huy động đến hiện trường lập hàng rào bao vây, khống chế và giải tán đám đông. Rất may, không xảy ra đụng độ hoặc va chạm giữa cảnh sát và các công nhân biểu tình.
“Chúng tôi chỉ muốn có được số tiền lương đáng được hưởng của mình, không hề muốn làm ảnh hưởng đến những trận thi đấu bóng đá của World Cup”, một công nhân khẳng định như vậy.
Người phát ngôn của cơ quan cảnh sát Nam Phi cho biết sẽ thương lượng với các đại biểu của công nhân nhằm hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng tới World Cup.
Cùng ngày, khoảng 2.000 nhân viên Nam Phi đảm bảo an ninh cho World Cup 2010 đã biểu tình ở Durban, kêu gọi FIFA tăng lương cho họ.
Thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ tại nhiều sân vận động đã xuống đến 0 độ C, thậm chí còn có cả mưa thêm vào đó vấn đề bãi công, biểu tình của công nhân. World Cup 2010 đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp./.
Xuân Vịnh/Bắc Kinh (Vietnam+)