Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh các công trình đoạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, Giải thưởng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) góp phần giải quyết những yêu cầu cấp bách của thực tiễn; khẳng định tài năng, sức sáng tạo to lớn của đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam.
Phát biểu tại lễ trao các giải thưởng này, tối 19/4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những nhà khoa học, các doanh nhân đạt thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra sản phẩm trí tuệ-hàng hóa có ý nghĩa kinh tế-xã hội lớn.
Trải qua 15 năm, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) tập hợp được nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Giải thưởng Vifotec cũng đã khẳng định được uy tín trong lĩnh vực sáng tạo khoa học công nghệ ở trong nước và được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Phó Thủ tướng cũng mong muốn trong thời gian tới Ban tổ chức quan tâm việc đa dạng đối tượng tham gia. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương có cơ chế hỗ trợ cho Quỹ và hỗ trợ các công trình sáng tạo khoa học công nghệ, các giải pháp kỹ thuật ứng dụng triển khải rộng rãi và hiệu quả trong sản xuất và đời sống.
Các nhà khoa học được khuyến khích sáng tạo ra những công trình có giá trị thực tiễn hơn nữa phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.
39 công trình đoạt giải năm nay gồm bốn giải nhất, 10 giải nhì, 12 giải ba và 13 giải khuyến khích.
Các công trình đoạt giải tập trung vào những lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm như sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí và tự động hóa; công nghệ vật liệu; công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.
Trong 15 năm qua đã có gần 2.000 công trình tham gia giải thưởng, trong đó có 500 công trình đoạt giải. Các công trình đoạt giải đã và đang được áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.
Cũng nhân dịp này, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã trao thưởng cho bốn công trình xuất sắc như công trình “Nghiên cứu vật liệu và công nghệ chế tạo bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn cho hệ thống cấp thoát nước và môi trường Việt Nam” của tác giả Hoàng Đức Thảo thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Giải thưởng Tác giả nữ xuất sắc thuộc về tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Giang thuộc Viện cơ khí, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với công trình "Hoàn thiện công nghệ chế tạo đá mài cao tốc phục vụ cho các nhà máy cơ khí tại Việt Nam thay thế nhập ngoại."
Sinh viên Lê Thị Ngọc Tú thuộc trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội nhận giải Sinh viên xuất sắc với công trình “Nghiên cứu thành phần vật chất và đặc tính công nghệ các đá ba zan Kainozoi khu vực Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An theo hướng chế tạo bêtông đầm lăn cho các đập thủy điện lớn.”
Danh hiệu doanh nghiệp xuất sắc trong áp dụng hệ thống sở hữu trí tuệ vào sản xuất kinh doanh thuộc về Công ty cổ phần Traphaco.
Giải thưởng Cúp vàng sở hữu trí tuệ Việt Nam đã trao cho ba doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Hà Kotobuki và Công ty Cổ phần Tràng An./.
Phát biểu tại lễ trao các giải thưởng này, tối 19/4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những nhà khoa học, các doanh nhân đạt thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra sản phẩm trí tuệ-hàng hóa có ý nghĩa kinh tế-xã hội lớn.
Trải qua 15 năm, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) tập hợp được nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Giải thưởng Vifotec cũng đã khẳng định được uy tín trong lĩnh vực sáng tạo khoa học công nghệ ở trong nước và được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Phó Thủ tướng cũng mong muốn trong thời gian tới Ban tổ chức quan tâm việc đa dạng đối tượng tham gia. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương có cơ chế hỗ trợ cho Quỹ và hỗ trợ các công trình sáng tạo khoa học công nghệ, các giải pháp kỹ thuật ứng dụng triển khải rộng rãi và hiệu quả trong sản xuất và đời sống.
Các nhà khoa học được khuyến khích sáng tạo ra những công trình có giá trị thực tiễn hơn nữa phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.
39 công trình đoạt giải năm nay gồm bốn giải nhất, 10 giải nhì, 12 giải ba và 13 giải khuyến khích.
Các công trình đoạt giải tập trung vào những lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm như sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí và tự động hóa; công nghệ vật liệu; công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.
Trong 15 năm qua đã có gần 2.000 công trình tham gia giải thưởng, trong đó có 500 công trình đoạt giải. Các công trình đoạt giải đã và đang được áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.
Cũng nhân dịp này, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã trao thưởng cho bốn công trình xuất sắc như công trình “Nghiên cứu vật liệu và công nghệ chế tạo bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn cho hệ thống cấp thoát nước và môi trường Việt Nam” của tác giả Hoàng Đức Thảo thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Giải thưởng Tác giả nữ xuất sắc thuộc về tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Giang thuộc Viện cơ khí, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với công trình "Hoàn thiện công nghệ chế tạo đá mài cao tốc phục vụ cho các nhà máy cơ khí tại Việt Nam thay thế nhập ngoại."
Sinh viên Lê Thị Ngọc Tú thuộc trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội nhận giải Sinh viên xuất sắc với công trình “Nghiên cứu thành phần vật chất và đặc tính công nghệ các đá ba zan Kainozoi khu vực Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An theo hướng chế tạo bêtông đầm lăn cho các đập thủy điện lớn.”
Danh hiệu doanh nghiệp xuất sắc trong áp dụng hệ thống sở hữu trí tuệ vào sản xuất kinh doanh thuộc về Công ty cổ phần Traphaco.
Giải thưởng Cúp vàng sở hữu trí tuệ Việt Nam đã trao cho ba doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Hà Kotobuki và Công ty Cổ phần Tràng An./.
Nguyễn Hồng Điệp (Vietnam+)