Ngày 11/6, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các Bộ trưởng được đông đảo cử tri cả nước quan tâm.
Sau đây là ý kiến thẳng thắn, chân tình của các cử tri Lâm Đồng, Quảng Ninh, Nghệ An về kinh tế-xã hội, nhất là việc giữ gìn, phát triển văn hóa dân tộc.
Khi được hỏi về nội dung cũng như chất lượng buổi chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường Quốc hội chiều 11/6 đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, ý kiến của nhiều cử tri ở Lâm Đồng cho rằng cần nhiều giải pháp mới, cụ thể, sát thực tế và khả thi hơn trong việc giữ gìn, phát triển nền văn hóa dân tộc.
Ông Nguyễn Trọng Hoàng, nguyên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng là một người nhiều năm nghiên cứu khá kỹ về các vấn đề văn hóa, du lịch..., cho rằng buổi chất vấn vấn và trả lời chất vấn đã thể hiện rõ tính dân chủ rất cao tại nghị trường. Một số đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn nêu ra được nhiều vấn đề xã hội quan tâm, người dân đang mong được câu trả lời từ Chính phủ. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng có nhiều cố gắng trong trả lời.
Tuy nhiên, một số câu trả lời của bộ trưởng còn dài, chưa đi đúng trọng tâm. Điều người dân quan tâm nhất là các giải pháp cho các vấn đề về xuống cấp đạo đức trong lớp trẻ, game onlie, biến tướng của lễ hội... thì những giải pháp được bộ trưởng đưa ra vẫn còn chung chung, chưa cụ thể. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch thì 2 cái yếu kinh niên là khai thác thị trường khách và vấn đề liên kết giữa các ngành lại không được đề cập đến, không có giải pháp gì.
Theo cử tri Nguyễn Trọng Hoàng, song song với việc tăng cường các biện pháp hành chính như kiểm duyệt, xử phạt... thì giải pháp khả thi nhất, có tính bền vững nhất để ngăn chặn những game online bạo lực, cờ bạc... đó là sản xuất nhanh và phổ biến rộng rãi những trò chơi thuần việt có nhiều hàm lượng trí tuệ, có tính giáo dục cao phù hợp với đạo đức của người việt như đại biểu Phạm Phương Thảo (Thành phố Hồ Chí Minh) nêu ra.
Thẳng thắn hơn, ông Lê Trọng Nghĩa - cử tri ở xã Định An, huyện Đức Trọng nói: "Những giải pháp mà Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nêu ra trong chiều 11/6 hoàn toàn không sai nhưng chưa đủ và chưa thực sự sát thực tế. Bây giờ gia đình nào cũng nơm nớp lo con cái sa vào game onlie, quên cả học hành bởi đã có không ít trẻ đã sa vào cơn nghiện này thế nhưng tôi chưa thấy quyết tâm cao của các bộ ngành chức năng trong việc ngăn chặn tác hại của game online."
"Con số mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đưa ra khiến cử tri chúng tôi ai cũng giật mình vì không ngờ game online độc hại lại nhiều đến thế. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở đâu mà để nhiều đến thế? Người dân chúng tôi mong có những giải pháp thiết thực, cụ thể... với lộ trình thực hiện rõ ràng chứ không thể cứ nêu ra rồi làm rất chậm như thời gian vừa rồi," ông Nghĩa kiến nghị.
Vấn đề báo động đạo đức xã hội xuống cấp, biến tướng lễ hội, thương mại hóa đền chùa bằng việc đặt dày đặc các thùng công đức... không phải là vấn đề mới, đã được nói đến nhiều song làm thế nào để xóa bỏ những mặt trái ấy thì dường như các cơ quan chức năng, những người có trách nhiệm vẫn mãi còn tranh luận.
Cử tri chúng tôi hy vọng sau kỳ họp này, Quốc hội sẽ giám sát chặt hơn và theo đó các bộ ngành chức năng cũng có trách nhiệm hơn về những lời nói của mình trước quốc hội, làm quyết liệt hơn để tránh được những hậu quả xấu lâu dài cho cả một dân tộc.
Tại Quảng Ninh, cử tri Nguyễn Thị Trực, Giám đốc Công ty cổ phần khách sạn Hải Âu (Quảng Ninh) cho rằng, người trả lời chất vấn trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội chiều 11/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã tập trung làm rõ và rất cụ thể, chi tiết nhóm vấn đề trọng tâm mà cử tri cả nước quan tâm đó là phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hoá nói chung; hoạt động của các lễ hội và quản lý dịch vụ game online.
Thực tế, các lĩnh vực này, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong thời gian qua đã tập trung soạn thảo và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý các di sản, dịch vụ văn hóa tốt hơn; giám sát các hoạt động dịch vụ du lịch, dịch vụ thông tin, trò chơi game online... đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, ông Trực cho rằng, bộ cần phải xem xét, siết chặt quản lý và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm, biến tướng các hoạt động tại các lễ hội. Nếu không có biện pháp mạnh ngăn chặn kịp thời các hiện tượng này, e rằng sẽ rất khó giữ gìn và xây dựng được môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển bền vững.
Cử tri Nguyễn Minh Trụ (thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh) cũng đồng tình với phần trả lời chất vấn khá đầy đủ của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh. Tuy nhiên, đối với công tác quản lý các hoạt động lễ hội và các dịch vụ game online tại địa phương vẫn còn lỏng lẻo, chưa có chế tài xử phạt nghiêm minh.
Việc xả rác tùy tiện, mê tín dị đoan, cờ bạc vẫn diễn ra tại các lễ hội. Sự xuống cấp, thoái hóa đạo đức xã hội của một bộ phận nhỏ trong xã hội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ án giết người, đáng lưu ý là tác động trực tiếp của các phim ảnh, các trò chơi bạo lực, văn hóa đồi trụy tới một bộ phận thanh thiếu niên, đã gây bức xúc trong dư luận.
Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, đại bộ phận cử tri Nghệ An vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ. Cử tri cho rằng, đầu năm đến nay, kinh tế-xã hội của đất nước và của tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhưng là khó khăn chung của nền kinh tế thế giới.
Ông Hoàng Văn Minh, đại tá Quân đội nghỉ hưu tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc cho rằng, trong phiên trả lời chất vấn vào những ngày đã qua, người trả lời còn dài dòng. Tuy nhiên, nhìn chung các câu trả lời đã làm rõ ý các đại biểu hỏi.
Ông Minh cho rằng, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ban hành nhiều, nhưng chưa có nhiều mũi đột phá; mong sao chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sẽ được Chính phủ tập trung hơn và có nhiều chính sách cho đối tượng người nghèo, làm công ăn lương.
Người về hưu tuy lương được tăng, nhưng mức tăng quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu do giá cả tăng cao như hiện nay. Hiện nay, trong khi giá cả đang tăng cao, Chính phủ và các địa phương cần có giải pháp mạnh để quản lý giá, không tạo cơ hội cho những người lợi dụng tăng giá để gây khó khăn cho người dân, làm giàu cho bản thân./.
Sau đây là ý kiến thẳng thắn, chân tình của các cử tri Lâm Đồng, Quảng Ninh, Nghệ An về kinh tế-xã hội, nhất là việc giữ gìn, phát triển văn hóa dân tộc.
Khi được hỏi về nội dung cũng như chất lượng buổi chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường Quốc hội chiều 11/6 đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, ý kiến của nhiều cử tri ở Lâm Đồng cho rằng cần nhiều giải pháp mới, cụ thể, sát thực tế và khả thi hơn trong việc giữ gìn, phát triển nền văn hóa dân tộc.
Ông Nguyễn Trọng Hoàng, nguyên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng là một người nhiều năm nghiên cứu khá kỹ về các vấn đề văn hóa, du lịch..., cho rằng buổi chất vấn vấn và trả lời chất vấn đã thể hiện rõ tính dân chủ rất cao tại nghị trường. Một số đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn nêu ra được nhiều vấn đề xã hội quan tâm, người dân đang mong được câu trả lời từ Chính phủ. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng có nhiều cố gắng trong trả lời.
Tuy nhiên, một số câu trả lời của bộ trưởng còn dài, chưa đi đúng trọng tâm. Điều người dân quan tâm nhất là các giải pháp cho các vấn đề về xuống cấp đạo đức trong lớp trẻ, game onlie, biến tướng của lễ hội... thì những giải pháp được bộ trưởng đưa ra vẫn còn chung chung, chưa cụ thể. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch thì 2 cái yếu kinh niên là khai thác thị trường khách và vấn đề liên kết giữa các ngành lại không được đề cập đến, không có giải pháp gì.
Theo cử tri Nguyễn Trọng Hoàng, song song với việc tăng cường các biện pháp hành chính như kiểm duyệt, xử phạt... thì giải pháp khả thi nhất, có tính bền vững nhất để ngăn chặn những game online bạo lực, cờ bạc... đó là sản xuất nhanh và phổ biến rộng rãi những trò chơi thuần việt có nhiều hàm lượng trí tuệ, có tính giáo dục cao phù hợp với đạo đức của người việt như đại biểu Phạm Phương Thảo (Thành phố Hồ Chí Minh) nêu ra.
Thẳng thắn hơn, ông Lê Trọng Nghĩa - cử tri ở xã Định An, huyện Đức Trọng nói: "Những giải pháp mà Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nêu ra trong chiều 11/6 hoàn toàn không sai nhưng chưa đủ và chưa thực sự sát thực tế. Bây giờ gia đình nào cũng nơm nớp lo con cái sa vào game onlie, quên cả học hành bởi đã có không ít trẻ đã sa vào cơn nghiện này thế nhưng tôi chưa thấy quyết tâm cao của các bộ ngành chức năng trong việc ngăn chặn tác hại của game online."
"Con số mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đưa ra khiến cử tri chúng tôi ai cũng giật mình vì không ngờ game online độc hại lại nhiều đến thế. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở đâu mà để nhiều đến thế? Người dân chúng tôi mong có những giải pháp thiết thực, cụ thể... với lộ trình thực hiện rõ ràng chứ không thể cứ nêu ra rồi làm rất chậm như thời gian vừa rồi," ông Nghĩa kiến nghị.
Vấn đề báo động đạo đức xã hội xuống cấp, biến tướng lễ hội, thương mại hóa đền chùa bằng việc đặt dày đặc các thùng công đức... không phải là vấn đề mới, đã được nói đến nhiều song làm thế nào để xóa bỏ những mặt trái ấy thì dường như các cơ quan chức năng, những người có trách nhiệm vẫn mãi còn tranh luận.
Cử tri chúng tôi hy vọng sau kỳ họp này, Quốc hội sẽ giám sát chặt hơn và theo đó các bộ ngành chức năng cũng có trách nhiệm hơn về những lời nói của mình trước quốc hội, làm quyết liệt hơn để tránh được những hậu quả xấu lâu dài cho cả một dân tộc.
Tại Quảng Ninh, cử tri Nguyễn Thị Trực, Giám đốc Công ty cổ phần khách sạn Hải Âu (Quảng Ninh) cho rằng, người trả lời chất vấn trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội chiều 11/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã tập trung làm rõ và rất cụ thể, chi tiết nhóm vấn đề trọng tâm mà cử tri cả nước quan tâm đó là phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hoá nói chung; hoạt động của các lễ hội và quản lý dịch vụ game online.
Thực tế, các lĩnh vực này, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong thời gian qua đã tập trung soạn thảo và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý các di sản, dịch vụ văn hóa tốt hơn; giám sát các hoạt động dịch vụ du lịch, dịch vụ thông tin, trò chơi game online... đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, ông Trực cho rằng, bộ cần phải xem xét, siết chặt quản lý và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm, biến tướng các hoạt động tại các lễ hội. Nếu không có biện pháp mạnh ngăn chặn kịp thời các hiện tượng này, e rằng sẽ rất khó giữ gìn và xây dựng được môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển bền vững.
Cử tri Nguyễn Minh Trụ (thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh) cũng đồng tình với phần trả lời chất vấn khá đầy đủ của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh. Tuy nhiên, đối với công tác quản lý các hoạt động lễ hội và các dịch vụ game online tại địa phương vẫn còn lỏng lẻo, chưa có chế tài xử phạt nghiêm minh.
Việc xả rác tùy tiện, mê tín dị đoan, cờ bạc vẫn diễn ra tại các lễ hội. Sự xuống cấp, thoái hóa đạo đức xã hội của một bộ phận nhỏ trong xã hội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ án giết người, đáng lưu ý là tác động trực tiếp của các phim ảnh, các trò chơi bạo lực, văn hóa đồi trụy tới một bộ phận thanh thiếu niên, đã gây bức xúc trong dư luận.
Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, đại bộ phận cử tri Nghệ An vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ. Cử tri cho rằng, đầu năm đến nay, kinh tế-xã hội của đất nước và của tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhưng là khó khăn chung của nền kinh tế thế giới.
Ông Hoàng Văn Minh, đại tá Quân đội nghỉ hưu tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc cho rằng, trong phiên trả lời chất vấn vào những ngày đã qua, người trả lời còn dài dòng. Tuy nhiên, nhìn chung các câu trả lời đã làm rõ ý các đại biểu hỏi.
Ông Minh cho rằng, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ban hành nhiều, nhưng chưa có nhiều mũi đột phá; mong sao chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sẽ được Chính phủ tập trung hơn và có nhiều chính sách cho đối tượng người nghèo, làm công ăn lương.
Người về hưu tuy lương được tăng, nhưng mức tăng quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu do giá cả tăng cao như hiện nay. Hiện nay, trong khi giá cả đang tăng cao, Chính phủ và các địa phương cần có giải pháp mạnh để quản lý giá, không tạo cơ hội cho những người lợi dụng tăng giá để gây khó khăn cho người dân, làm giàu cho bản thân./.
(TTXVN/Vietnam+)