Sau khi ghi nhận phiên giao dịch cuối tuần trước đầy hứng khởi, chứng khoán Mỹ lại đảo chiều đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần mới (25/2), do những lo ngại về sự thắng thế của cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi trong cuộc tổng tuyển cử đang diễn ra tại nước này, từ đó có thể thúc đẩy sự thành lập một chính phủ liên minh và dấy lên nguy cơ bất ổn mới tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 216,40 điểm, tương đương 1,55%, xuống 13.784,17 điểm. Đây là mức giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2012. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 27,75 điểm (1,83%), xuống 1.487,85 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 45,57 điểm (1,44%), đóng cửa ở mức 3.116,25 điểm.
Đầu phiên, Phố Wall vẫn duy trì được đà tăng từ cuối tuần trước khi xuất hiện một vài dấu hiệu từ cuộc bầu cử tại Italy cho thấy Đảng trung tả nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, sắc xanh tại thị trường cổ phiếu Mỹ đã dần dần nhường chỗ cho màu đỏ, khi cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát Thượng viện Italy càng trở nên gay gắt và khả năng một chính phủ liên minh sẽ được thành lập do cựu Thủ tướng Berlusconi đứng đầu.
Giới đầu tư lo ngại rằng sự trở lại của ông Berlusconi có thể đe dọa các kế hoạch cải cách tài chính hiện tại của Italy, đồng thời gây ra những hoài nghi về khả năng phục hồi kinh tế của Eurozone.
Bên cạnh đó, sự đi xuống của thị trường cổ phiếu Mỹ trong phiên này còn bị kích hoạt bởi sự lo ngại của giới phân tích về những tác động của hoạt động cắt giảm ngân sách của Mỹ, dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối tuần này nếu các nhà lập pháp nước này không đạt được thỏa thuận về vấn đề ngân sách.
Tuy nhiên, trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại ngược chiều lên điểm, bất chấp những lo ngại về kết quả bầu cử tại Italy có thể cản trở nỗ lực cải cách kinh tế của nước này.
Đóng cửa ngày giao dịch 25/2, chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu tăng 0,04%, lên 1.166,07 điểm. Tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh cũng tăng 0,31%, lên 6.355,37 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp ghi thêm 0,41%, lên 3.721,33 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến 1,45%, chốt ở mức 7.773,19 điểm. Không nằm ngoài xu hướng này, tại thị trường chứng khoán Milan, chỉ số FTSE Mib của Italy cũng tăng 0,73%, lên 16.352 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 26/2 tại thị trường châu Á, các chỉ số chứng khoán lại đua nhau mất điểm sau khi bất ngờ tăng mạnh vào phiên trước đó. Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm mạnh 212,86 điểm (1,83%), xuống 11.449,66 điểm, do đồng yen - vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn - lại bật tăng, cũng như những lo ngại xung quanh kết quả cuộc bầu cử tại Italy.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng lần lượt giảm 12,59 điểm (0,54%) và 180,11 điểm (0,54%), xuống 2.313,23 điểm và 22.639,97 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 216,40 điểm, tương đương 1,55%, xuống 13.784,17 điểm. Đây là mức giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2012. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 27,75 điểm (1,83%), xuống 1.487,85 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 45,57 điểm (1,44%), đóng cửa ở mức 3.116,25 điểm.
Đầu phiên, Phố Wall vẫn duy trì được đà tăng từ cuối tuần trước khi xuất hiện một vài dấu hiệu từ cuộc bầu cử tại Italy cho thấy Đảng trung tả nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, sắc xanh tại thị trường cổ phiếu Mỹ đã dần dần nhường chỗ cho màu đỏ, khi cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát Thượng viện Italy càng trở nên gay gắt và khả năng một chính phủ liên minh sẽ được thành lập do cựu Thủ tướng Berlusconi đứng đầu.
Giới đầu tư lo ngại rằng sự trở lại của ông Berlusconi có thể đe dọa các kế hoạch cải cách tài chính hiện tại của Italy, đồng thời gây ra những hoài nghi về khả năng phục hồi kinh tế của Eurozone.
Bên cạnh đó, sự đi xuống của thị trường cổ phiếu Mỹ trong phiên này còn bị kích hoạt bởi sự lo ngại của giới phân tích về những tác động của hoạt động cắt giảm ngân sách của Mỹ, dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối tuần này nếu các nhà lập pháp nước này không đạt được thỏa thuận về vấn đề ngân sách.
Tuy nhiên, trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại ngược chiều lên điểm, bất chấp những lo ngại về kết quả bầu cử tại Italy có thể cản trở nỗ lực cải cách kinh tế của nước này.
Đóng cửa ngày giao dịch 25/2, chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu tăng 0,04%, lên 1.166,07 điểm. Tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh cũng tăng 0,31%, lên 6.355,37 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp ghi thêm 0,41%, lên 3.721,33 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến 1,45%, chốt ở mức 7.773,19 điểm. Không nằm ngoài xu hướng này, tại thị trường chứng khoán Milan, chỉ số FTSE Mib của Italy cũng tăng 0,73%, lên 16.352 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 26/2 tại thị trường châu Á, các chỉ số chứng khoán lại đua nhau mất điểm sau khi bất ngờ tăng mạnh vào phiên trước đó. Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm mạnh 212,86 điểm (1,83%), xuống 11.449,66 điểm, do đồng yen - vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn - lại bật tăng, cũng như những lo ngại xung quanh kết quả cuộc bầu cử tại Italy.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng lần lượt giảm 12,59 điểm (0,54%) và 180,11 điểm (0,54%), xuống 2.313,23 điểm và 22.639,97 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)