Tân Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras vừa chấp thuận đơn xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe của Bộ trưởng Tài chính Vassilios Rapanos, trong bối cảnh Thủ tướng Samaras và chính phủ liên minh đang chuẩn bị thương lượng với các chủ nợ quốc tế.
Bản thân ông Samaras cũng đã bỏ lỡ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vào tuần này do phải trải qua một cuộc phẫu thuật mắt.
Các chuyên gia nhận định cuộc họp của EU vào ngày 28-29/6 là bài kiểm tra đối với những nỗ lực của Athens nhằm thương lượng lại một số biện pháp thắt lưng buộc bụng đã cam kết thực hiện, để đổi lấy khoản vay cứu trợ trị giá hàng tỷ euro từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số quốc gia thuộc Khu vực đồng euro (Eurozone).
Sau khi lãnh đạo đảng Dân chủ Mới theo đường lối bảo thủ chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Hy Lạp, chấm dứt hai tháng bế tắc chính trị, ông Samaras đưa ra thông cáo chung nhấn mạnh sẽ xem xét lại các điều kiện của thỏa thuận cứu trợ, gồm bãi bỏ việc tăng thuế, dừng sa thải công nhân viên chức và xin gia hạn thêm 2 năm trong việc thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, Đức, quốc gia đóng góp nhiều nhất cho các gói cứu trợ, nhấn mạnh nhiều lần rằng Athens phải thực hiện những cam kết của mình và Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói nước này không cho phép thương lượng lại.
Steffen Seibert, người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng gây sức ép lên Athens bằng tuyên bố chương trình khắc khổ là con đường tốt nhất để kinh tế Hy Lạp "hồi phục sức khỏe."
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết trong 5 tháng đầu năm nay, thâm hụt ngân sách của nước này đứng ở mức 10,87 tỷ euro, thấp hơn so với dự kiến 12,89 tỷ euro trước đó. Song nguồn thu ngân sách chỉ đạt 19,67 tỷ euro, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 20,6 tỷ euro, do nhu cầu tiêu dụng nội địa yếu và nguồn thu từ thuế giảm.
Sau nhiều năm chi tiêu phóng tay, Hy Lạp đang phải lệ thuộc vào hai khoản vay cứu trợ có tổng trị giá 240 tỷ euro kể từ tháng 5/2010. Sự bất lực của quốc gia này trong việc giải quyết "núi nợ" đang đặt ra câu hỏi lớn về tình hình sức khỏe tài chính của toàn Eurozone./.
Bản thân ông Samaras cũng đã bỏ lỡ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vào tuần này do phải trải qua một cuộc phẫu thuật mắt.
Các chuyên gia nhận định cuộc họp của EU vào ngày 28-29/6 là bài kiểm tra đối với những nỗ lực của Athens nhằm thương lượng lại một số biện pháp thắt lưng buộc bụng đã cam kết thực hiện, để đổi lấy khoản vay cứu trợ trị giá hàng tỷ euro từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số quốc gia thuộc Khu vực đồng euro (Eurozone).
Sau khi lãnh đạo đảng Dân chủ Mới theo đường lối bảo thủ chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Hy Lạp, chấm dứt hai tháng bế tắc chính trị, ông Samaras đưa ra thông cáo chung nhấn mạnh sẽ xem xét lại các điều kiện của thỏa thuận cứu trợ, gồm bãi bỏ việc tăng thuế, dừng sa thải công nhân viên chức và xin gia hạn thêm 2 năm trong việc thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, Đức, quốc gia đóng góp nhiều nhất cho các gói cứu trợ, nhấn mạnh nhiều lần rằng Athens phải thực hiện những cam kết của mình và Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói nước này không cho phép thương lượng lại.
Steffen Seibert, người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng gây sức ép lên Athens bằng tuyên bố chương trình khắc khổ là con đường tốt nhất để kinh tế Hy Lạp "hồi phục sức khỏe."
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết trong 5 tháng đầu năm nay, thâm hụt ngân sách của nước này đứng ở mức 10,87 tỷ euro, thấp hơn so với dự kiến 12,89 tỷ euro trước đó. Song nguồn thu ngân sách chỉ đạt 19,67 tỷ euro, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 20,6 tỷ euro, do nhu cầu tiêu dụng nội địa yếu và nguồn thu từ thuế giảm.
Sau nhiều năm chi tiêu phóng tay, Hy Lạp đang phải lệ thuộc vào hai khoản vay cứu trợ có tổng trị giá 240 tỷ euro kể từ tháng 5/2010. Sự bất lực của quốc gia này trong việc giải quyết "núi nợ" đang đặt ra câu hỏi lớn về tình hình sức khỏe tài chính của toàn Eurozone./.
Trà My (TTXVN)