Ông Nguyễn Ngọc Trai ở Đồng Hới, Quảng Bình vừa phát hiện quyển sách “Một trang sử Hoàng Kế Viêm” của chính tác giả người Pháp Sogny viết năm 1943 mà nội dung là "chứng cứ" minh oan cho Hoàng Kế Viêm, một trọng thần triều đình nhà Nguyễn về nghi án "Người đi phủ dụ dân chúng hàng Pháp, chống lại phong trào Cần Vương."
Chính Sogny cho biết, ông Paul Pert, giữ chức toàn quyền Đông Dương đã có ý tưởng dùng tên tuổi của Hoàng Kế Viêm để phục vụ lợi ích của nước Pháp. Ông ta đã đối xử với Hoàng Kế Viêm một cách tôn kính và giao cho ông trọng trách bình định Quảng Bình với việc tấn phong cho ông quyền đại diện Hoàng Gia phủ dụ dân chúng tại đây. Họ đã lợi dụng tên tuổi và danh tiếng của ông để chống lại phong trào Cần Vương.
Thực chất chuyến đi phủ dụ ở Quảng Bình (kéo dài trong 5 tháng, từ tháng 2 đến tháng 6/1887) chẳng được gì, vì sự hàng phục của loạn quân chỉ là bề ngoài... Từ những việc làm đó, người Pháp đã không còn niềm tin đối với Hoàng Kế Viêm nữa.
Sau chuyến "phủ dụ" không đưa lại kết quả gì theo ý tưởng của người Pháp, năm 1887, Hoàng Kế Viêm bị triệu về đợi Chỉ sung vào Viện Cơ mật, nhưng ông đã kiên quyết xin được nghỉ hưu tại quê nhà. Điều đó cho thấy ông không bao giờ muốn phục vụ cho triều đình đã đầu hàng Pháp.
Hay trong bức điện của toàn quyền của Đông Dương từ Huế ngày 24/8/1887 đã cho biết: “Hoàng Kế Viêm đề nghị phải rút bỏ nhiều đồn bốt ở Quảng Bình như đồn Quán Bụt, Phù Việt, Lệ Kỳ... với lý do những đồn này đã quấy rầy nhân dân, bắt bớ, tra cung, tra tấn và treo cổ những người tình nghi.
Điều này chứng tỏ trong thời gian đi phủ dụ ông đã làm được nhiều điều có lợi cho dân, cho nước. Đối với những người của phong trào Cần Vương bị bắt như Đề Chít, Hoàng Kế Viêm đã can không nên xử tù (Đề Chít bị Bộ hình triều Đồng Khánh xử 10 năm khổ sai)...
Tháng 4/1884, Hoàng Kế Viêm cùng với đoàn quân trên đường về Huế, lúc đến làng Thủy Liên (Quảng Bình), triều đình đã ra lệnh ông ở lại đây để tránh trở ngại trong lúc bàn thảo thương thuyết hòa bình. Sogny cũng viết: “Ông Hoàng Kế Viêm muốn giữ mãi là chính mình, không để cho tính cách và cuộc sống bị tổn thương bởi bất kỳ sự nhượng bộ nào.”
Thái độ bất hợp tác còn thể hiện khi ông tới Tòa Công sứ ở Huế, Paul Bert đã ra lệnh tặng ông một chiếc xe, ông đã lánh đi ngay lập tức. Ông còn nói thêm rằng “Nó không hợp, không có sự bổ dụng nào cả, xét vai trò mới mà tôi sẽ giữ, tôi tự làm mình yếu đi dưới mắt người dân An Nam khi xuất hiện như là người phục tùng các ông."
Sogny không giấu lòng cảm phục Hoàng Kế Viêm khi viết rằng “Ông xứng đáng được đánh giá là con người của phẩm giá, cao cả... ông thích mộc mạc của những thuần phong mỹ tục và cuộc sống ít xa hoa. Sau một sự nghiệp dài và đầy sóng gió và dù được bao bọc bởi những vinh quang, nhưng những vinh quang, vẻ vang, vị công hầu vĩ đại này không hề giảm sút ý chí, ông đã tự tạo cho mình sự vô tư và tình yêu thương đối với dân tộc..."
Vốn là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp trong cả một thời gian dài, nhưng về cuối đời, ông lại mang nỗi oan là "người đi phủ dụ dân chúng hàng Pháp." Thực ra, đây là âm mưu rất thâm độc của thực dân Pháp nhưng vẫn không đánh lừa được người dân yêu nước. Khi Hoàng Kế Viêm mất, nhiều nhân vật yêu nước đã về đưa tiễn ông.
Trong bài viếng Hoàng Kế Viêm, Đào Tấn đã viết: “... Thức giấc núi xưa người chẳng thấy/Trên sông vắng bóng non cao...” Ở Quảng Bình, người dân đã lập đền thờ Hoàng Kế Viêm và dành cho ông tình cảm quý trọng. Những dẫn chứng trên cho thấy Hoàng Kế Viêm không phải là người đi phủ dụ dân chúng đầu hàng Pháp, chống lại phong trào yêu nước Cần Vương.
Ông Lê Hồng Phi, Giám đốc Sở Văn Hóa Thể thao và du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, Hoàng Kế Viêm với công lao to lớn, chủ trì phe chống Pháp thì không thể có chuyện phủ dụ chiêu hàng phong trào Cần Vương. Cũng chưa thấy có tài liệu nào viết ông Hoàng Kế Viêm đàn áp phong trào kháng Pháp.
Theo ông Phi: "Muốn đánh giá thực chất việc đi phủ dụ của Hoàng Kế Viêm, chúng ta cần xem xét việc làm của ông, đó là kết quả chuyến đi đã làm lợi cho dân, cho phong trào Cần Vương, tên tuổi của ông có phục vụ gì cho thực dân Pháp không."
Ông Phi, cho biết thêm với việc phát hiện tác phẩm "Một trang sử Hoàng Kế Viêm" của tác giả Sogny, sắp tới, Quảng Bình sẽ tổ chức hội thảo để đánh giá lại công lao của Hoàng Kế Viêm./.
Chính Sogny cho biết, ông Paul Pert, giữ chức toàn quyền Đông Dương đã có ý tưởng dùng tên tuổi của Hoàng Kế Viêm để phục vụ lợi ích của nước Pháp. Ông ta đã đối xử với Hoàng Kế Viêm một cách tôn kính và giao cho ông trọng trách bình định Quảng Bình với việc tấn phong cho ông quyền đại diện Hoàng Gia phủ dụ dân chúng tại đây. Họ đã lợi dụng tên tuổi và danh tiếng của ông để chống lại phong trào Cần Vương.
Thực chất chuyến đi phủ dụ ở Quảng Bình (kéo dài trong 5 tháng, từ tháng 2 đến tháng 6/1887) chẳng được gì, vì sự hàng phục của loạn quân chỉ là bề ngoài... Từ những việc làm đó, người Pháp đã không còn niềm tin đối với Hoàng Kế Viêm nữa.
Sau chuyến "phủ dụ" không đưa lại kết quả gì theo ý tưởng của người Pháp, năm 1887, Hoàng Kế Viêm bị triệu về đợi Chỉ sung vào Viện Cơ mật, nhưng ông đã kiên quyết xin được nghỉ hưu tại quê nhà. Điều đó cho thấy ông không bao giờ muốn phục vụ cho triều đình đã đầu hàng Pháp.
Hay trong bức điện của toàn quyền của Đông Dương từ Huế ngày 24/8/1887 đã cho biết: “Hoàng Kế Viêm đề nghị phải rút bỏ nhiều đồn bốt ở Quảng Bình như đồn Quán Bụt, Phù Việt, Lệ Kỳ... với lý do những đồn này đã quấy rầy nhân dân, bắt bớ, tra cung, tra tấn và treo cổ những người tình nghi.
Điều này chứng tỏ trong thời gian đi phủ dụ ông đã làm được nhiều điều có lợi cho dân, cho nước. Đối với những người của phong trào Cần Vương bị bắt như Đề Chít, Hoàng Kế Viêm đã can không nên xử tù (Đề Chít bị Bộ hình triều Đồng Khánh xử 10 năm khổ sai)...
Tháng 4/1884, Hoàng Kế Viêm cùng với đoàn quân trên đường về Huế, lúc đến làng Thủy Liên (Quảng Bình), triều đình đã ra lệnh ông ở lại đây để tránh trở ngại trong lúc bàn thảo thương thuyết hòa bình. Sogny cũng viết: “Ông Hoàng Kế Viêm muốn giữ mãi là chính mình, không để cho tính cách và cuộc sống bị tổn thương bởi bất kỳ sự nhượng bộ nào.”
Thái độ bất hợp tác còn thể hiện khi ông tới Tòa Công sứ ở Huế, Paul Bert đã ra lệnh tặng ông một chiếc xe, ông đã lánh đi ngay lập tức. Ông còn nói thêm rằng “Nó không hợp, không có sự bổ dụng nào cả, xét vai trò mới mà tôi sẽ giữ, tôi tự làm mình yếu đi dưới mắt người dân An Nam khi xuất hiện như là người phục tùng các ông."
Sogny không giấu lòng cảm phục Hoàng Kế Viêm khi viết rằng “Ông xứng đáng được đánh giá là con người của phẩm giá, cao cả... ông thích mộc mạc của những thuần phong mỹ tục và cuộc sống ít xa hoa. Sau một sự nghiệp dài và đầy sóng gió và dù được bao bọc bởi những vinh quang, nhưng những vinh quang, vẻ vang, vị công hầu vĩ đại này không hề giảm sút ý chí, ông đã tự tạo cho mình sự vô tư và tình yêu thương đối với dân tộc..."
Vốn là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp trong cả một thời gian dài, nhưng về cuối đời, ông lại mang nỗi oan là "người đi phủ dụ dân chúng hàng Pháp." Thực ra, đây là âm mưu rất thâm độc của thực dân Pháp nhưng vẫn không đánh lừa được người dân yêu nước. Khi Hoàng Kế Viêm mất, nhiều nhân vật yêu nước đã về đưa tiễn ông.
Trong bài viếng Hoàng Kế Viêm, Đào Tấn đã viết: “... Thức giấc núi xưa người chẳng thấy/Trên sông vắng bóng non cao...” Ở Quảng Bình, người dân đã lập đền thờ Hoàng Kế Viêm và dành cho ông tình cảm quý trọng. Những dẫn chứng trên cho thấy Hoàng Kế Viêm không phải là người đi phủ dụ dân chúng đầu hàng Pháp, chống lại phong trào yêu nước Cần Vương.
Ông Lê Hồng Phi, Giám đốc Sở Văn Hóa Thể thao và du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, Hoàng Kế Viêm với công lao to lớn, chủ trì phe chống Pháp thì không thể có chuyện phủ dụ chiêu hàng phong trào Cần Vương. Cũng chưa thấy có tài liệu nào viết ông Hoàng Kế Viêm đàn áp phong trào kháng Pháp.
Theo ông Phi: "Muốn đánh giá thực chất việc đi phủ dụ của Hoàng Kế Viêm, chúng ta cần xem xét việc làm của ông, đó là kết quả chuyến đi đã làm lợi cho dân, cho phong trào Cần Vương, tên tuổi của ông có phục vụ gì cho thực dân Pháp không."
Ông Phi, cho biết thêm với việc phát hiện tác phẩm "Một trang sử Hoàng Kế Viêm" của tác giả Sogny, sắp tới, Quảng Bình sẽ tổ chức hội thảo để đánh giá lại công lao của Hoàng Kế Viêm./.
Trịnh Duy Hưng (TTXVN/Vietnam+)