Cựu chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Citigroup, ông Chuck Prince, phát biểu rằng ông "cảm thấy rất hối tiếc" vì đã đánh giá sai các khoản đầu tư thế chấp mạo hiểm khiến cho tập đoàn này mất ít nhất 30 tỷ USD và cần một khoản tiền cứu trợ khổng lồ.
Phát biểu trước Ủy ban điều tra khủng hoảng tài chính - một cơ quan có nhiệm vụ phát hiện các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng - ông Prince nói rằng: "Tôi cảm thấy rất hối tiếc khi cách quản lý của chúng tôi, bắt đầu từ bản thân tôi, đã không dự đoán trước được tình hình."
Ông Prince thừa nhận rằng ông cùng với các quan chức điều hành khác của tập đoàn đã nghĩ rằng các sản phẩm đầu tư "hầu như không có rủi ro" - một quan điểm vốn nhận được sự đồng tình mạnh mẽ của các nhân tố thị trường chủ chốt khác.
Để tiếp tục hoạt động, Citigroup đã nhận được khoảng 45 tỷ USD từ tiền cứu trợ của chính phủ để chi trả các khoản đầu tư thua lỗ trong các món thế chấp thứ cấp.
Sự thất bại của các loại chứng khoán thế chấp được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của thị trường nhà đất ở Mỹ, mà sau đó đã đẩy nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào cơn khủng hoảng tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ qua.
Khi thị trường nhà đất sụp đổ, giá trị của các tài sản thế chấp cũng lao dốc, dẫn đến sự sụp đổ của tập đoàn Lehman Brothers và tạo ra một lỗ hổng trong bảng cân đối chi tiêu của các ngân hàng mà Citigroup đã đầu tư mạnh mẽ vào đấy.
Khi ông Prince lên nhậm chức vào tháng 10/2003 thì giá trị cổ phiếu của tập đoàn Citi ở mức khoảng 47 USD/cổ phiếu, nhưng hiện nay đã rớt thê thảm xuống chỉ còn hơn 4 USD/cổ phiếu./.
Phát biểu trước Ủy ban điều tra khủng hoảng tài chính - một cơ quan có nhiệm vụ phát hiện các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng - ông Prince nói rằng: "Tôi cảm thấy rất hối tiếc khi cách quản lý của chúng tôi, bắt đầu từ bản thân tôi, đã không dự đoán trước được tình hình."
Ông Prince thừa nhận rằng ông cùng với các quan chức điều hành khác của tập đoàn đã nghĩ rằng các sản phẩm đầu tư "hầu như không có rủi ro" - một quan điểm vốn nhận được sự đồng tình mạnh mẽ của các nhân tố thị trường chủ chốt khác.
Để tiếp tục hoạt động, Citigroup đã nhận được khoảng 45 tỷ USD từ tiền cứu trợ của chính phủ để chi trả các khoản đầu tư thua lỗ trong các món thế chấp thứ cấp.
Sự thất bại của các loại chứng khoán thế chấp được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của thị trường nhà đất ở Mỹ, mà sau đó đã đẩy nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào cơn khủng hoảng tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ qua.
Khi thị trường nhà đất sụp đổ, giá trị của các tài sản thế chấp cũng lao dốc, dẫn đến sự sụp đổ của tập đoàn Lehman Brothers và tạo ra một lỗ hổng trong bảng cân đối chi tiêu của các ngân hàng mà Citigroup đã đầu tư mạnh mẽ vào đấy.
Khi ông Prince lên nhậm chức vào tháng 10/2003 thì giá trị cổ phiếu của tập đoàn Citi ở mức khoảng 47 USD/cổ phiếu, nhưng hiện nay đã rớt thê thảm xuống chỉ còn hơn 4 USD/cổ phiếu./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)