Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp 1992 ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian vừa qua thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn. Toàn thành phố đã có hơn 1.000 ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Nhiều ý kiến trong các hội nghị cho thấy Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiều điểm mới, tích cực, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Nhiều ý kiến có sức thuyết phục cao, góp phần giúp Ban soạn thảo hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp một cách hợp lý, khoa học. Ngoài việc đề cập đến nội dung, nhiều ý kiến còn góp ý về từ ngữ và bố cục cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Trong những ý kiến góp ý cho dự thảo, Luật sư Lê Xuân Hạt thuộc Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng cho biết Dự thảo đã đưa quyền lợi nghĩa vụ của công dân từ chương V lên chương II thể hiện sự tiến bộ lớn. Bởi theo ông, bất cứ bản Hiến pháp nào trên thế giới cũng đều đặt quyền con người lên trên sau chế độ chính trị.
Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Duy Linh - đại diện khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho rằng Hiến pháp hiện hành cũng như trong Dự thảo Hiến pháp thể hiện rõ quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo đó, Nhà nước phải là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân,” “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Tuy nhiên, một số quy định trong Dự thảo chưa phù hợp với tinh thần của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, tại Chương V, Quốc hội cần bổ sung quyền của Nhân dân cùng với Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, đồng thời quy định thủ tục phúc quyết của nhân dân đối với Dự thảo, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình một cách hiệu quả.
Trong Dự thảo Hiến pháp cần thay đổi theo hướng tăng cường quyền hạn đối với Chủ tịch nước để Chủ tịch nước thực sự là nguyên thủ quốc gia, là người thay mặt cho Nhà nước.
Về quyền quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và quyền phúc quyết đối với Dự thảo Hiến pháp, theo thạc sỹ Nguyễn Hoàng Duy Linh - Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Hiến pháp của đất nước là một bản khế ước xã hội, trong đó nhân dân trao quyền cho Nhà nước thì quyền Lập Hiến trước hết thuộc về nhân dân, Quốc hội chỉ thay mặt nhân dân thực hiện quyền lập hiến. Việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp phải do nhân dân quyết định cuối cùng. Sau khi Hiến pháp được thông qua, quyền giám sát tối cao việc thực hiện Hiến pháp phải thuộc về nhân dân, Quốc hội chỉ giám sát việc thực hiện Hiến pháp, không phải là quyền giám sát tối cao.
Vì vậy, cần thiết nên bổ sung vào Dự thảo quyền của nhân dân cùng với Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, đồng thời quy định thủ tục phúc quyết của nhân dân đối với dự thảo, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình một cách hiệu quả.
Đối với các cơ quan thực hiện quyền Tư pháp, Hiến pháp, ông Lê Ra, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng cho rằng cần xác định vị trí của Viện Kiểm sát Nhân dân cùng với Tòa án Nhân dân là cơ quan thực hiện quyền Tư pháp. Khoản 1 điều 112 Dự thảo cần sửa đổi lại là: “Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp," đồng thời đề nghị khôi phục lại chức năng “kiểm sát việc tuân theo pháp luật về kinh tế-xã hội” của Viện Kiểm sát Nhân dân để đảm bảo cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo như Điều 2 Dự thảo đã quy định...
Tại địa bàn Đà Nẵng, tính đến nay, đã có 7/8 quận huyện; 8/56 phường, xã hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992./.
Nhiều ý kiến trong các hội nghị cho thấy Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiều điểm mới, tích cực, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Nhiều ý kiến có sức thuyết phục cao, góp phần giúp Ban soạn thảo hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp một cách hợp lý, khoa học. Ngoài việc đề cập đến nội dung, nhiều ý kiến còn góp ý về từ ngữ và bố cục cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Trong những ý kiến góp ý cho dự thảo, Luật sư Lê Xuân Hạt thuộc Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng cho biết Dự thảo đã đưa quyền lợi nghĩa vụ của công dân từ chương V lên chương II thể hiện sự tiến bộ lớn. Bởi theo ông, bất cứ bản Hiến pháp nào trên thế giới cũng đều đặt quyền con người lên trên sau chế độ chính trị.
Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Duy Linh - đại diện khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho rằng Hiến pháp hiện hành cũng như trong Dự thảo Hiến pháp thể hiện rõ quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo đó, Nhà nước phải là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân,” “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Tuy nhiên, một số quy định trong Dự thảo chưa phù hợp với tinh thần của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, tại Chương V, Quốc hội cần bổ sung quyền của Nhân dân cùng với Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, đồng thời quy định thủ tục phúc quyết của nhân dân đối với Dự thảo, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình một cách hiệu quả.
Trong Dự thảo Hiến pháp cần thay đổi theo hướng tăng cường quyền hạn đối với Chủ tịch nước để Chủ tịch nước thực sự là nguyên thủ quốc gia, là người thay mặt cho Nhà nước.
Về quyền quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và quyền phúc quyết đối với Dự thảo Hiến pháp, theo thạc sỹ Nguyễn Hoàng Duy Linh - Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Hiến pháp của đất nước là một bản khế ước xã hội, trong đó nhân dân trao quyền cho Nhà nước thì quyền Lập Hiến trước hết thuộc về nhân dân, Quốc hội chỉ thay mặt nhân dân thực hiện quyền lập hiến. Việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp phải do nhân dân quyết định cuối cùng. Sau khi Hiến pháp được thông qua, quyền giám sát tối cao việc thực hiện Hiến pháp phải thuộc về nhân dân, Quốc hội chỉ giám sát việc thực hiện Hiến pháp, không phải là quyền giám sát tối cao.
Vì vậy, cần thiết nên bổ sung vào Dự thảo quyền của nhân dân cùng với Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, đồng thời quy định thủ tục phúc quyết của nhân dân đối với dự thảo, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình một cách hiệu quả.
Đối với các cơ quan thực hiện quyền Tư pháp, Hiến pháp, ông Lê Ra, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng cho rằng cần xác định vị trí của Viện Kiểm sát Nhân dân cùng với Tòa án Nhân dân là cơ quan thực hiện quyền Tư pháp. Khoản 1 điều 112 Dự thảo cần sửa đổi lại là: “Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp," đồng thời đề nghị khôi phục lại chức năng “kiểm sát việc tuân theo pháp luật về kinh tế-xã hội” của Viện Kiểm sát Nhân dân để đảm bảo cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo như Điều 2 Dự thảo đã quy định...
Tại địa bàn Đà Nẵng, tính đến nay, đã có 7/8 quận huyện; 8/56 phường, xã hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992./.
Văn Sơn (TTXVN)