Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/6, đa phần các thị trường chứng khoán châu Á bị kéo xuống, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể xem xét việc rút bớt chương trình kích thích kinh tế trong những tháng tới, trước triển vọng cải thiện của nền kinh tế.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) gần như ổn định sau khi kết thúc phiên cuối tuần trước giảm 0,8%, xuống mức thấp nhất trong chín tháng rưỡi và giảm 4,5% trong tuần, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2012.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 187,41 điểm, hay 1,42%, lên 13.417,54 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 239,87 điểm, hay 1,18%, xuống 20.023,44 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 21,33 điểm, hay 1,03%, xuống 2.051,76 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 8,32 điểm, hay 0,46%, xuống 1.814,51 điểm.
Các thị trường tài chính chứng kiến hoạt động bán ra trong tuần trước, sau khi Chủ tịch Fed Ben Bernanke nói rằng với những dấu hiệu phục hồi của kinh tế Mỹ, Fed có thể bắt đầu rút dần chương trình mua trái phiếu quy mô lớn vốn đã khích lệ các nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản rủi ro như chứng khoán.
Trong khi bắt đầu cảm nhận được sự đảo ngược dòng vốn do khả năng Fed thay đổi chính sách, nhà đầu tư cũng cảm thấy bất an về tình hình Trung Quốc, khi các số liệu gần đây làm tăng lo ngại về tình trạng tăng trưởng chậm hơn của nền kinh tế này./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) gần như ổn định sau khi kết thúc phiên cuối tuần trước giảm 0,8%, xuống mức thấp nhất trong chín tháng rưỡi và giảm 4,5% trong tuần, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2012.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 187,41 điểm, hay 1,42%, lên 13.417,54 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 239,87 điểm, hay 1,18%, xuống 20.023,44 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 21,33 điểm, hay 1,03%, xuống 2.051,76 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 8,32 điểm, hay 0,46%, xuống 1.814,51 điểm.
Các thị trường tài chính chứng kiến hoạt động bán ra trong tuần trước, sau khi Chủ tịch Fed Ben Bernanke nói rằng với những dấu hiệu phục hồi của kinh tế Mỹ, Fed có thể bắt đầu rút dần chương trình mua trái phiếu quy mô lớn vốn đã khích lệ các nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản rủi ro như chứng khoán.
Trong khi bắt đầu cảm nhận được sự đảo ngược dòng vốn do khả năng Fed thay đổi chính sách, nhà đầu tư cũng cảm thấy bất an về tình hình Trung Quốc, khi các số liệu gần đây làm tăng lo ngại về tình trạng tăng trưởng chậm hơn của nền kinh tế này./.
Lê Minh (TTXVN)