Chiều 28/10, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Cách Tuyến, Thứ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự án bauxite ở khu vực Tây Nguyên.
- Hiện nay dự án bauxite ở khu vực Tây Nguyên đã được khởi động, xin ông đánh giá những tác động môi trường của dự án và biện pháp đảm bảo không để xảy ra những thảm họa môi trường?
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến: Bộ Tài nguyên và Môi trường được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bauxite ở khu vực Tây Nguyên và đến nay bộ đã thẩm định kỹ về dự án này. Chỉ cần chủ đầu tư thực hiện đầy đủ tất cả những yêu cầu đã nêu ra trong báo cáo thì tình hình rất tốt, chỉ trừ những xác xuất rất nhỏ do tai biến.
Trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án "Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ," ngày 31/12/2009, có ghi rõ chủ đầu tư phải tính toán, lựa chọn các thông số kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ (đặc biệt lưu ý đối với diện tích, dung tích của hồ, kết cấu của lớp lót chống thấm; điều kiện địa chất ở khu vực hồ chứa bùn đỏ và đập chắn, kết cấu của đập chắn), và thể hiện đầy đủ các nội dung về sự cố có thể xảy ra (đặc biệt là sử dụng mô hình tính toán sự cố) kèm theo các giải pháp quan trắc chấn động, phòng chống ứng cứu sự cố vào hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ và trình Bộ Công Thương phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình của dự án, chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp kỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ, các hạng mục chính (nhà máy tuyển quặng bauxite, hồ quặng đuôi, nhà máy alumin, nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí hóa than) và hạng mục khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Sử dụng các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 (bãi chôn lấp chất thải rắn) đối với thiết kế xây dựng hồ quặng đuôi và TCXDVN 320:2004 (bãi chôn lấp chất thải nguy hại) đối với thiết kế xây dựng hồ chứa bùn đỏ. Tăng cường khả năng tái sử dụng nước trong sản xuất. Toàn bộ nước thải từ hồ bùn đỏ phải được thu gom, lắng và tuần hoàn cho quá trình sản xuất. Xây dựng hệ thống các mương thu gom và thoát nước mưa bề mặt nhằm bảo đảm không có dòng chảy tràn vào hồ bùn đỏ và hồ quặng đuôi, ngay cả khi có lượng mưa lớn.
Ngoài ra, còn phải lưu giữ, thu gom và xử lý các loại chất thải ở thể rắn, thể lỏng và thể khí phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án (đặc biệt là chất thải quặng đuôi từ Nhà máy tuyển quặng, bùn đỏ và bùn oxalat thải ra từ Nhà máy alumin, xỉ than và khí thải từ Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy khí hóa than) đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng quy định; tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
Chủ đầu tư cũng phải thực hiện đầy đủ quy trình đóng cửa hồ bùn đỏ, hồ quặng đuôi, bãi thải xỉ và phục hồi môi trường từng phần theo tiến độ vận hành dự án; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giống cây phù hợp cho việc cải tạo, phục hồi môi trường của dự án.
Bảo đảm đủ kinh phí để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và chương trình quan trắc, giám sát môi trường như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; số liệu quan trắc phải được cập nhật và lưu giữ để cơ quan quản lý nhà nước theo dõi và kiểm tra.
Dự án chỉ được đi vào hoạt động chính thức sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận về việc chủ dự án đã thực hiện các nội dung của báo cáo và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường này.
- Trước thông tin lo ngại việc triển khai dự án bauxite ở Tây Nguyên có thể dẫn tới những thảm họa về môi trường giống khi liên hệ với sự cố hồ bùn đỏ ở Hungaria, xin ông cho biết ý kiến về việc này?
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến: Ở Hungaria chúng tôi chưa có khảo sát cụ thể nên không thể đưa ra những nhận định, đánh giá có tính chất khoa học. Riêng đối với dự án bauxite ở khu vực Tây Nguyên chúng tôi đã đặc biệt lưu ý chủ đầu tư việc tái sử dụng nước, những vấn đề thu gom nước bên hai hồ và bảo đảm thoát nước mưa bề mặt, không có hồ bùn đỏ chảy tràn ngay cả khi có lượng mưa lớn. Cần chủ động kế hoạch phòng ngừa ứng cứu thảm họa môi trường, tiến hành phục hồi, hoàn thổ, đảm bảo kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường...
Đặc biệt trước khi triển khai dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cử một nhóm khảo sát dự án bauxite ở Brazil. Tại đây, nhóm khảo sát đã chứng kiến những hồ bùn đỏ được phủ xanh, quy hoạch làm công viên, nhiều cây đã được hơn 20 tuổi. Những gì thấy từ việc xử lý bùn đỏ ở Brazil là rất bài bản và đáng tin cậy.
Một việc nữa tôi cũng muốn đề cập ở đây là vấn đề hoàn thổ. Đoàn khảo sát chúng tôi đã đứng sát ngay tại chỗ khu vực mà họ đang khai thác. Bên Brazil thì những điều mà chúng tôi khảo sát thấy là lớp bauxite không cạn như ở Việt Nam.
Trong khí đó ở VIệt Nam chỉ cần 2-3m là có thể bóc được lớp bauxite bên dưới rồi. Nhưng Brazil thì phải bào lớp đất phía trên sâu hơn, sau đó mới lấy lớp bauxite. Cách họ làm là họ bào lớp đất ấy sang một bên, họ khai thác hết lớp bauxite đi, rồi họ đẩy lớp đất mặt ấy về, sau đó họ mới khai thác đất mặt thuộc lô khai thác bên cạnh dồn qua lô cũ cho đầy và trồng cây lên trên.
Ở Brazil tại các hồ chứa bùn đỏ đào sâu xuống đất từ 15-20m, bùn đỏ bên trong chịu lực do chính bản thân nền và vách đất. Khi đổ đến ngang mặt đất rồi thì họ đổ thêm theo hình kim tự tháp. Lớp đất khô đi thì họ bắt đầu co hẹp lại, đổ thêm một lớp nữa. Sau cùng là họ đổ thêm một lớp đất dày độ 6-7m và trồng cây lên trên.
Như vậy, trong quá trình nước mưa chảy trên mặt hồ sẽ chảy xuôi bốn phía như theo vách kim tự tháp và nước sẽ chảy dọc các đường rãnh xung quanh, sau đó được bơm ra bằng đường ống dẫn. Trong trường hợp mưa lớn mà bơm không hết thì nó sẽ chảy vào hồ thứ tư, sẽ được sử dụng trong tương lai. Đó là những điều chúng tôi khảo sát được tại các hồ chứa bùn đỏ ở Brazil trong mấy chục năm sử dụng và đến nay chưa có phát sinh sự cố gì về môi trường.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!/.
- Hiện nay dự án bauxite ở khu vực Tây Nguyên đã được khởi động, xin ông đánh giá những tác động môi trường của dự án và biện pháp đảm bảo không để xảy ra những thảm họa môi trường?
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến: Bộ Tài nguyên và Môi trường được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bauxite ở khu vực Tây Nguyên và đến nay bộ đã thẩm định kỹ về dự án này. Chỉ cần chủ đầu tư thực hiện đầy đủ tất cả những yêu cầu đã nêu ra trong báo cáo thì tình hình rất tốt, chỉ trừ những xác xuất rất nhỏ do tai biến.
Trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án "Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ," ngày 31/12/2009, có ghi rõ chủ đầu tư phải tính toán, lựa chọn các thông số kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ (đặc biệt lưu ý đối với diện tích, dung tích của hồ, kết cấu của lớp lót chống thấm; điều kiện địa chất ở khu vực hồ chứa bùn đỏ và đập chắn, kết cấu của đập chắn), và thể hiện đầy đủ các nội dung về sự cố có thể xảy ra (đặc biệt là sử dụng mô hình tính toán sự cố) kèm theo các giải pháp quan trắc chấn động, phòng chống ứng cứu sự cố vào hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ và trình Bộ Công Thương phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình của dự án, chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp kỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ, các hạng mục chính (nhà máy tuyển quặng bauxite, hồ quặng đuôi, nhà máy alumin, nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí hóa than) và hạng mục khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Sử dụng các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 (bãi chôn lấp chất thải rắn) đối với thiết kế xây dựng hồ quặng đuôi và TCXDVN 320:2004 (bãi chôn lấp chất thải nguy hại) đối với thiết kế xây dựng hồ chứa bùn đỏ. Tăng cường khả năng tái sử dụng nước trong sản xuất. Toàn bộ nước thải từ hồ bùn đỏ phải được thu gom, lắng và tuần hoàn cho quá trình sản xuất. Xây dựng hệ thống các mương thu gom và thoát nước mưa bề mặt nhằm bảo đảm không có dòng chảy tràn vào hồ bùn đỏ và hồ quặng đuôi, ngay cả khi có lượng mưa lớn.
Ngoài ra, còn phải lưu giữ, thu gom và xử lý các loại chất thải ở thể rắn, thể lỏng và thể khí phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án (đặc biệt là chất thải quặng đuôi từ Nhà máy tuyển quặng, bùn đỏ và bùn oxalat thải ra từ Nhà máy alumin, xỉ than và khí thải từ Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy khí hóa than) đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng quy định; tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
Chủ đầu tư cũng phải thực hiện đầy đủ quy trình đóng cửa hồ bùn đỏ, hồ quặng đuôi, bãi thải xỉ và phục hồi môi trường từng phần theo tiến độ vận hành dự án; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giống cây phù hợp cho việc cải tạo, phục hồi môi trường của dự án.
Bảo đảm đủ kinh phí để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và chương trình quan trắc, giám sát môi trường như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; số liệu quan trắc phải được cập nhật và lưu giữ để cơ quan quản lý nhà nước theo dõi và kiểm tra.
Dự án chỉ được đi vào hoạt động chính thức sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận về việc chủ dự án đã thực hiện các nội dung của báo cáo và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường này.
- Trước thông tin lo ngại việc triển khai dự án bauxite ở Tây Nguyên có thể dẫn tới những thảm họa về môi trường giống khi liên hệ với sự cố hồ bùn đỏ ở Hungaria, xin ông cho biết ý kiến về việc này?
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến: Ở Hungaria chúng tôi chưa có khảo sát cụ thể nên không thể đưa ra những nhận định, đánh giá có tính chất khoa học. Riêng đối với dự án bauxite ở khu vực Tây Nguyên chúng tôi đã đặc biệt lưu ý chủ đầu tư việc tái sử dụng nước, những vấn đề thu gom nước bên hai hồ và bảo đảm thoát nước mưa bề mặt, không có hồ bùn đỏ chảy tràn ngay cả khi có lượng mưa lớn. Cần chủ động kế hoạch phòng ngừa ứng cứu thảm họa môi trường, tiến hành phục hồi, hoàn thổ, đảm bảo kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường...
Đặc biệt trước khi triển khai dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cử một nhóm khảo sát dự án bauxite ở Brazil. Tại đây, nhóm khảo sát đã chứng kiến những hồ bùn đỏ được phủ xanh, quy hoạch làm công viên, nhiều cây đã được hơn 20 tuổi. Những gì thấy từ việc xử lý bùn đỏ ở Brazil là rất bài bản và đáng tin cậy.
Một việc nữa tôi cũng muốn đề cập ở đây là vấn đề hoàn thổ. Đoàn khảo sát chúng tôi đã đứng sát ngay tại chỗ khu vực mà họ đang khai thác. Bên Brazil thì những điều mà chúng tôi khảo sát thấy là lớp bauxite không cạn như ở Việt Nam.
Trong khí đó ở VIệt Nam chỉ cần 2-3m là có thể bóc được lớp bauxite bên dưới rồi. Nhưng Brazil thì phải bào lớp đất phía trên sâu hơn, sau đó mới lấy lớp bauxite. Cách họ làm là họ bào lớp đất ấy sang một bên, họ khai thác hết lớp bauxite đi, rồi họ đẩy lớp đất mặt ấy về, sau đó họ mới khai thác đất mặt thuộc lô khai thác bên cạnh dồn qua lô cũ cho đầy và trồng cây lên trên.
Ở Brazil tại các hồ chứa bùn đỏ đào sâu xuống đất từ 15-20m, bùn đỏ bên trong chịu lực do chính bản thân nền và vách đất. Khi đổ đến ngang mặt đất rồi thì họ đổ thêm theo hình kim tự tháp. Lớp đất khô đi thì họ bắt đầu co hẹp lại, đổ thêm một lớp nữa. Sau cùng là họ đổ thêm một lớp đất dày độ 6-7m và trồng cây lên trên.
Như vậy, trong quá trình nước mưa chảy trên mặt hồ sẽ chảy xuôi bốn phía như theo vách kim tự tháp và nước sẽ chảy dọc các đường rãnh xung quanh, sau đó được bơm ra bằng đường ống dẫn. Trong trường hợp mưa lớn mà bơm không hết thì nó sẽ chảy vào hồ thứ tư, sẽ được sử dụng trong tương lai. Đó là những điều chúng tôi khảo sát được tại các hồ chứa bùn đỏ ở Brazil trong mấy chục năm sử dụng và đến nay chưa có phát sinh sự cố gì về môi trường.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!/.
Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)