Sáng 12/1, mặc dù tiết trời rét buốt, song ông Hoàng Bình, một cựu chiến binh đang sinh sống tại khu tập thể Trung Hòa-Nhân Chính (quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) vẫn cố gắng dậy thật sớm để theo dõi buổi truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng trên kênh VTV 1 Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 8 giờ.
Là một độc giả thường xuyên của báo Nhân dân và thường xuyên lên mạng cập nhật tin tức từ các báo điện tử, ông Bình khẳng định: Đại hội XI của Đảng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài mà còn là của cả cộng đồng quốc tế.
"Đây là đại hội mở đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21 nên mang sứ mệnh lịch sử to lớn. Vì vậy, nhân dân cả nước, trong đó có bản thân tôi, đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội lần này sẽ tạo nên những bước tiến mới cho sự phát triển mạnh hơn, bền vững hơn của đất nước," ông Bình khẽ chiêu một ngụm trà buổi sớm và tâm đắc nói.
Cùng quan điểm như ông Bình, nhà giáo Vũ Thành, một cựu giáo chức đã chia sẻ mong muốn trong nhiệm kỳ tới, Đảng ta tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ sau khi nghiên cứu kỹ dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được đăng tải trên tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, nhà giáo Vũ Thành cho rằng, dự thảo nêu một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, trong đó nâng GDP bình quân đầu người vào năm 2015 lên khoảng 2.100 USD, gấp 1,7 lần năm 2010 là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, ông Vũ Thành cũng bày tỏ nỗi băn khoăn khi mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của cả năm 2010 đã lên hai con số,với 11,75%, vượt so với mức khoảng từ 8 - 9% mà Quốc hội đề ra.
"Muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân trong 5 năm tới ở mức từ 7,5% đến 8%/năm thì ngoài việc kiềm chế lạm phát, Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế hơn nữa," ông Thành phân tích.
Ngay trước giờ khai mạc Đại hội, cô sinh viên Ninh Lương đến từ Học viện Y dược học cổ truyền muốn gửi niềm mong mỏi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội có thêm nhiều ưu tiên đầu tư cho giáo dục, nhất là công tác bồi dưỡng thế hệ trẻ, có những chủ trương giúp cho sinh viên ra trường tìm được việc làm hợp với chuyên môn, đồng thời có chính sách ưu đãi để thu hút những bạn sinh viên được đào tạo cơ bản, trình độ vững vàng về công tác ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, góp sức mình nâng thêm một bước đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho bà con nhân dân nơi đây./.
Là một độc giả thường xuyên của báo Nhân dân và thường xuyên lên mạng cập nhật tin tức từ các báo điện tử, ông Bình khẳng định: Đại hội XI của Đảng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài mà còn là của cả cộng đồng quốc tế.
"Đây là đại hội mở đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21 nên mang sứ mệnh lịch sử to lớn. Vì vậy, nhân dân cả nước, trong đó có bản thân tôi, đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội lần này sẽ tạo nên những bước tiến mới cho sự phát triển mạnh hơn, bền vững hơn của đất nước," ông Bình khẽ chiêu một ngụm trà buổi sớm và tâm đắc nói.
Cùng quan điểm như ông Bình, nhà giáo Vũ Thành, một cựu giáo chức đã chia sẻ mong muốn trong nhiệm kỳ tới, Đảng ta tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ sau khi nghiên cứu kỹ dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được đăng tải trên tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, nhà giáo Vũ Thành cho rằng, dự thảo nêu một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, trong đó nâng GDP bình quân đầu người vào năm 2015 lên khoảng 2.100 USD, gấp 1,7 lần năm 2010 là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, ông Vũ Thành cũng bày tỏ nỗi băn khoăn khi mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của cả năm 2010 đã lên hai con số,với 11,75%, vượt so với mức khoảng từ 8 - 9% mà Quốc hội đề ra.
"Muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân trong 5 năm tới ở mức từ 7,5% đến 8%/năm thì ngoài việc kiềm chế lạm phát, Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế hơn nữa," ông Thành phân tích.
Ngay trước giờ khai mạc Đại hội, cô sinh viên Ninh Lương đến từ Học viện Y dược học cổ truyền muốn gửi niềm mong mỏi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội có thêm nhiều ưu tiên đầu tư cho giáo dục, nhất là công tác bồi dưỡng thế hệ trẻ, có những chủ trương giúp cho sinh viên ra trường tìm được việc làm hợp với chuyên môn, đồng thời có chính sách ưu đãi để thu hút những bạn sinh viên được đào tạo cơ bản, trình độ vững vàng về công tác ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, góp sức mình nâng thêm một bước đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho bà con nhân dân nơi đây./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)