Đại tướng Chu Huy Mân - Nhà chính trị xuất sắc của Đảng và cách mạng

Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Chu Huy Mân từ buổi ban đầu cho đến khi giữ những cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Quân đội thật sự là tấm gương lớn về bản lĩnh, tài năng và sự cống hiến.
Đại tướng Chu Huy Mân - Nhà chính trị xuất sắc của Đảng và cách mạng ảnh 1Đại tướng Chu Huy Mân. (Ảnh: TTXVN)

Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913-1/7/2006) tên khai sinh là Chu Văn Ðiều, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Chu Huy Mân quê tại xã Yên Lưu, Tổng Yên Trường, Phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), mảnh đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống văn hiến, yêu nước.

Sớm giác ngộ và đi theo cách mạng, từ tháng 5/1935, đồng chí đổi tên thành Chu Huy Mân với ý nghĩa là “ngọc sáng.”

[Những cống hiến của Đại tướng Chu Huy Mân với cách mạng Việt Nam]

Đúng như tên gọi của mình, cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí từ buổi ban đầu cho đến khi giữ những cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Quân đội thật sự là một tấm gương lớn về bản lĩnh, tài năng và sự cống hiến.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913-17/3/2023) là dịp nhìn lại những đóng góp sâu sắc của đồng chí cho Đảng, cho cách mạng.

Dấu ấn trong việc phát huy thế trận chiến tranh nhân dân

Ngay từ những năm tháng đầu tiên tham gia cách mạng, Đại tướng Chu Huy Mân đã gắn bó với lực lượng vũ trang.

Vận dụng đường lối, nghệ thuật quân sự của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí luôn luôn sâu sát thực tiễn chiến trường, tổng kết, đúc rút, đề ra những phương châm, phương pháp tác chiến phù hợp, qua đó không ngừng trưởng thành trong thực tiễn chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc và trở thành một nhà quân sự tài năng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tài thao lược của Đại tướng Chu Huy Mân gắn liền với nhiều chiến công vang dội của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Đại tướng Chu Huy Mân - Nhà chính trị xuất sắc của Đảng và cách mạng ảnh 2Thượng tướng Chu Huy Mân, nguyên Tư lệnh Quân giải phóng Quân khu 5 đang kiểm tra, theo dõi các mũi tiến công của quân giải phóng đánh vào thành phố Đà Nẵng (3/1975). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Đại tướng Chu Huy Mân đã lãnh đạo Đội Tự vệ Đỏ đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng.

Giai đoạn 1937-1942, Đại tướng Chu Huy Mân nhiều lần bị địch bắt, giam cầm, đánh đập, tra tấn dã man và đưa đến nhiều nhà lao, như Vinh (Nghệ Tĩnh), Đắk Glei, Đắc Tô (Kon Tum).

Trong chốn lao tù, đồng chí luôn giữ vững khí tiết của một người cộng sản kiên trung; tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc, biến nhà tù thành trường học cách mạng.

Năm 1944, khi được cử vào Ban Việt Minh tỉnh Quảng Nam và là lãnh đạo nòng cốt, đồng chí có nhiều đóng góp cho việc tập hợp lực lượng, củng cố, phát triển phong trào cách mạng trong toàn tỉnh, chuẩn bị lực lượng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Tháng 8/1945, Đại tướng Chu Huy Mân đã trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa của nhân dân chiếm thành Quảng Nam, chỉ huy lực lượng tự vệ vũ trang hỗ trợ cho các huyện, tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tại tỉnh Quảng Nam giành thắng lợi.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trên cương vị Trung đoàn trưởng, Bí thư Đảng ủy các trung đoàn 72, 74, 174; Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316, Đại tướng Chu Huy Mân đã lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tham gia nhiều chiến dịch lớn, lập nhiều chiến công vẻ vang, góp phần làm nên những chiến thắng Việt Bắc-Thu Đông (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)..., đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Tháng 5/1958, Đại tướng Chu Huy Mân nhận quyết định về làm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu Tây Bắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Tây Bắc thành vùng căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và cầu nối đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Việt-Lào.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng Chu Huy Mân đã cùng tập thể Khu ủy, Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 lãnh đạo quân và dân ta lần lượt đánh bại các chiến lược, chiến thuật của địch. Khu 5 trở thành địa phương “đi đầu diệt Mỹ” với những chiến công vang dội, như Núi Thành, Vạn Tường, Plei Me-Ia Đrăng...

Những phát kiến độc đáo, mang tính đột phá chiến lược trong lãnh đạo xây dựng, phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, phát động toàn dân quyết tâm đánh giặc của Đại tướng Chu Huy Mân cùng các đồng chí trong Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Đảng ủy mặt trận Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là những bài học kinh nghiệm quý còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang

Trong suốt quá trình công tác của mình, Đại tướng Chu Huy Mân luôn thể hiện bản lĩnh của nhà chính trị xuất sắc, người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy luôn sâu sát thực tế, giữ nghiêm kỷ luật và nguyên tắc công tác; luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phẩm chất đạo đức, năng lực và tác phong công tác; chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, coi trọng nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đại tướng Chu Huy Mân - Nhà chính trị xuất sắc của Đảng và cách mạng ảnh 3Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói chuyện với các nữ dân quân dân tộc Tày ở Lạng Sơn (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)

Trên cương vị là một người lãnh đạo công tác đảng trong quân đội, đồng chí đặc biệt quan tâm, coi trọng công tác đảng, công tác chính trị, xây dựng nhân tố chính trị tinh thần, giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện.

Đại tướng Chu Huy Mân đã đề ra nhiều biện pháp quan trọng nâng cao hiệu lực các mặt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, chú trọng công tác xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ trong quân đội.

Phẩm chất của nhà chính trị tài năng, sắc sảo được khẳng định ở những chỉ đạo quan trọng trong công tác tư tưởng chính trị, qua đó động viên, cổ vũ tinh thần, sức mạnh, ý chí quyết chiến của cán bộ, chiến sĩ ở những giai đoạn đầy cam go, ác liệt của cuộc chiến đấu.

Với quan điểm xây dựng tư tưởng, bản lĩnh của mỗi cán bộ, chiến sĩ trước trận đánh là nhân tố quyết định sự thành bại, công tác tư tưởng phải trở thành nhiệm vụ hàng đầu, đồng chí rất quan tâm chỉ đạo mở lớp chỉnh huấn chính trị, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho bộ đội, đề cao tự phê bình và phê bình.

Với những cách làm cụ thể, sáng tạo, khoa học, các cuộc chỉnh huấn đã truyền được cảm hứng cách mạng to lớn, góp phần tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp quân và dân giành thắng lợi.

Ở từng vị trí công tác, từ cấp trung đoàn, cho đến cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Chu Huy Mân thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang.

Đặc biệt, Đại tướng Chu Huy Mân luôn quan tâm đến việc củng cố, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang; xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ chính ủy, chính trị viên các cấp.

Với kinh nghiệm thực tiễn phong phú, tầm nhìn chiến lược sâu rộng, trên các cương vị của mình, đồng chí Chu Huy Mân đã cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng nghiên cứu, xây dựng nhiều văn bản mang tầm chiến lược về chính trị, quân sự, quốc phòng, đặc biệt là vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên; chống bệnh quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, tham ô, lãng phí.

Sau khi đã về nghỉ công tác, Đại tướng Chu Huy Mân vẫn có những đóng góp lớn trong đề xuất với Đảng về sự cần thiết và cấp bách phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng trong Quân đội để kịp thời ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 20/7/2005 về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nghị quyết đã tạo ra bước ngoặt lịch sử trong sự trưởng thành, phát triển của Quân đội, góp phần củng cố vững chắc và giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt với Quân đội.

Với những công lao và thành tích hoạt động cách mạng của mình, Đại tướng Chu Huy Mân đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Ðảng cùng nhiều huân, huy chương và phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước ta và các nước bạn./.

Đại tướng Chu Huy Mân, Ủy viên Bộ Chính trị khóa IV, sinh ngày 17/3/1913 trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên, nay là xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Ủy viên Bộ Chính trị khóa IV, sinh ngày 17/3/1913 trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên, nay là xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Quốc hội khóa VI. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Quốc hội khóa VI. (Ảnh: TTXVN)
Trên cương vị Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316, ông Chu Huy Mân lãnh đạo, chỉ huy Đại đoàn tham gia nhiều chiến dịch, đánh thắng nhiều trận quan trọng, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ: tiêu diệt cứ điểm Him Lam, khai hỏa trận đánh Đồi A1, tham gia trận đánh quan trọng cuối cùng bắt sống tướng De Castries. Sau khi tiêu diệt các vị trí trên đồi A1, thừa thắng Quân đội ta tấn công vào khu trung tâm (1954). (Ảnh: TTXVN)
Trên cương vị Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316, ông Chu Huy Mân lãnh đạo, chỉ huy Đại đoàn tham gia nhiều chiến dịch, đánh thắng nhiều trận quan trọng, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ: tiêu diệt cứ điểm Him Lam, khai hỏa trận đánh Đồi A1, tham gia trận đánh quan trọng cuối cùng bắt sống tướng De Castries. Sau khi tiêu diệt các vị trí trên đồi A1, thừa thắng Quân đội ta tấn công vào khu trung tâm (1954). (Ảnh: TTXVN)
 Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, nguyên Tư lệnh Quân giải phóng Quân khu 5 và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Quân đoàn 1 Ngụy quyền Sài Gòn sau ngày thành phố Đà Nẵng vừa giải phóng (3/1975). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, nguyên Tư lệnh Quân giải phóng Quân khu 5 và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Quân đoàn 1 Ngụy quyền Sài Gòn sau ngày thành phố Đà Nẵng vừa giải phóng (3/1975). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, nguyên Tư lệnh Quân giải phóng Quân khu 5 đang kiểm tra, theo dõi các mũi tiến công của quân giải phóng đánh vào thành phố Đà Nẵng (3/1975). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, nguyên Tư lệnh Quân giải phóng Quân khu 5 đang kiểm tra, theo dõi các mũi tiến công của quân giải phóng đánh vào thành phố Đà Nẵng (3/1975). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, nguyên Tư lệnh Quân giải phóng Quân khu 5 đang kiểm tra, theo dõi các mũi tiến công của quân giải phóng đánh vào thành phố Đà Nẵng (3/1975). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, nguyên Tư lệnh Quân giải phóng Quân khu 5 đang kiểm tra, theo dõi các mũi tiến công của quân giải phóng đánh vào thành phố Đà Nẵng (3/1975). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5 đến thăm đơn vị xe tăng T54 trước giờ tiến công vào giải phóng thành phố Đà Nẵng (1975). (Ảnh: Hồng Phấn/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5 đến thăm đơn vị xe tăng T54 trước giờ tiến công vào giải phóng thành phố Đà Nẵng (1975). (Ảnh: Hồng Phấn/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân (ngoài cùng, bên trái) cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam hội đàm với đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Lào (15/7/1977). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân (ngoài cùng, bên trái) cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam hội đàm với đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Lào (15/7/1977). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân cùng các vị lãnh đạo Đảng, chính phủ Việt Nam thăm đơn vị quân đội Lào (1977). (Ảnh: TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân cùng các vị lãnh đạo Đảng, chính phủ Việt Nam thăm đơn vị quân đội Lào (1977). (Ảnh: TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, Phó Bí thư Quân ủy TW, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói chuyện với các học viên tại lớp học của cán bộ quân đội tăng cường cho các cấp huyện ở các tỉnh miền núi. (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, Phó Bí thư Quân ủy TW, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói chuyện với các học viên tại lớp học của cán bộ quân đội tăng cường cho các cấp huyện ở các tỉnh miền núi. (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân khen ngợi chiến sỹ Hoàng Văn Nhằm, xã đội trưởng xã Oai Ninh, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) 8 năm liền đạt danh hiệu chiến sỹ quyết thắng có thành tích trong chiến đấu chiến tranh biên giới phía Bắc (1984). (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân khen ngợi chiến sỹ Hoàng Văn Nhằm, xã đội trưởng xã Oai Ninh, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) 8 năm liền đạt danh hiệu chiến sỹ quyết thắng có thành tích trong chiến đấu chiến tranh biên giới phía Bắc (1984). (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ân cần thăm hỏi các cán bộ Quân đội sắp đi công tác về các tỉnh miền núi (11/1977). (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ân cần thăm hỏi các cán bộ Quân đội sắp đi công tác về các tỉnh miền núi (11/1977). (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói chuyện thân mật với đại biểu tại buổi gặp mặt đại biểu các dân tộc biên giới phía Bắc (6/1978). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Thượng tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói chuyện thân mật với đại biểu tại buổi gặp mặt đại biểu các dân tộc biên giới phía Bắc (6/1978). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Chu Huy Mân (ngoài cùng, bên trái) dự Hội nghị công tác tổ chức và tuyên huấn toàn quân do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức (1978). (Ảnh: Nguyễn Dĩnh/TTXVN)
Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Chu Huy Mân (ngoài cùng, bên trái) dự Hội nghị công tác tổ chức và tuyên huấn toàn quân do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức (1978). (Ảnh: Nguyễn Dĩnh/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Văn Linh, Bí thư Đảng đoàn Tổng công đoàn Việt Nam; Thượng tướng Chu Huy Mân (ngoài cùng, bên phải), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dự Đại hội đại biểu công đoàn toàn quân (4/1978). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Văn Linh, Bí thư Đảng đoàn Tổng công đoàn Việt Nam; Thượng tướng Chu Huy Mân (ngoài cùng, bên phải), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dự Đại hội đại biểu công đoàn toàn quân (4/1978). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thiếu tướng Đặng Vũ Hiệp thăm, chúc tết cán bộ chiến sỹ sư đoàn quân Tiên phong nhân dịp Tết Tân Dậu 1981. (Ảnh: TXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thiếu tướng Đặng Vũ Hiệp thăm, chúc tết cán bộ chiến sỹ sư đoàn quân Tiên phong nhân dịp Tết Tân Dậu 1981. (Ảnh: TXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm, chúc Tết trưởng đoàn cố vấn Liên Xô đang công tác tại sư đoàn quân Tiên phong nhân dịp tết Tân Dậu 1981. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm, chúc Tết trưởng đoàn cố vấn Liên Xô đang công tác tại sư đoàn quân Tiên phong nhân dịp tết Tân Dậu 1981. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm phòng thí nghiệm của Bệnh viện Quân y 103 nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Tý (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm phòng thí nghiệm của Bệnh viện Quân y 103 nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Tý (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Tý (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Tý (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ đoàn không quân Thăng Long nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Tý (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ đoàn không quân Thăng Long nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Tý (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói chuyện với các nữ dân quân dân tộc Tày ở Lạng Sơn (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói chuyện với các nữ dân quân dân tộc Tày ở Lạng Sơn (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân (thứ hai, phải sang) thăm hỏi nhạc sỹ Văn Cao (1984). (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân (thứ hai, phải sang) thăm hỏi nhạc sỹ Văn Cao (1984). (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân (thứ hai, phải sang) cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt các đại biểu Anh hùng Quân đội, gia đình liệt sỹ nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1984). (Ảnh: Nguyễn Dĩnh/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân (thứ hai, phải sang) cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt các đại biểu Anh hùng Quân đội, gia đình liệt sỹ nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1984). (Ảnh: Nguyễn Dĩnh/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân phát biểu tại lễ trao huy hiệu 50 năm tuổi Đảng do Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng tổ chức (3/2/1985). (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân phát biểu tại lễ trao huy hiệu 50 năm tuổi Đảng do Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng tổ chức (3/2/1985). (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tại buổi lễ do Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng tổ chức (3/2/1985). (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tại buổi lễ do Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng tổ chức (3/2/1985). (Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ đoàn Không quân Thăng Long nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Tý (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ đoàn Không quân Thăng Long nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Tý (1984). (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục