Nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XIII, chiều 7/1, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức hội nghị với sự tham dự của đại diện các cơ quan liên quan của Quốc hội, các bộ, ngành trung ương.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị.
Theo Nghị quyết, Chương trình nhiệm kỳ khóa XIII gồm 85 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chính thức và 38 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chuẩn bị mà trong đó, tính đến thời điểm này mới chỉ có 5 dự án luật thuộc Chương trình đã được thông qua.
Để đảm bảo thực hiện thành công Nghị quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan được giao trình dự án cần sớm thành lập hoặc củng cố Ban soạn thảo các dự án; chỉ đạo, tạo mọi điều khiển cần thiết cho việc soạn thảo bảo đảm chất lượng, tiến độ; kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm các văn bản này có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh.
Cơ quan soạn thảo phải chú trọng việc tổng kết thực tiễn; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý dự án. Cơ quan thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra, phát biểu ý kiến bằng văn bản về nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật; chủ trì đảm bảo kỹ thuật lập pháp của dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua….
Các đại biểu dự hội nghị cũng đề cập đến những khó khăn, vướng mắc nổi cộm trong quá trình chuẩn bị các dự án, nhất là các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.
Hội nghị cũng đề xuất những giải pháp tránh tình trạng có dự án luật đến giai đoạn cuối lại xin rút khỏi Chương trình, điều chỉnh thời hạn dự án.
Nhiều ý kiến đề nghị tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan soạn thảo; tổ chức nhiều thêm nữa các hội nghị chuyên sâu về công tác xây dựng pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, tiến độ của mỗi dự án luật, pháp lệnh, đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp lý, góp phần nâng cao chất lượng các dự án.
Kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị lãnh đạo các cơ quan có trách nhiệm khẩn trương tiến hành triển khai nhiệm vụ được phân công; tiếp tục tổng kết, vừa làm vừa cải tiến, điều chỉnh cách thức tổ chức công việc sao cho ngày càng phù hợp và đạt được kết quả cao hơn, hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao, song vẫn đảm bảo được chất lượng của các văn bản được ban hành.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội dành thời gian cần thiết để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức thảo luận, cho ý kiến để góp phần hoàn thiện các dự án./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị.
Theo Nghị quyết, Chương trình nhiệm kỳ khóa XIII gồm 85 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chính thức và 38 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chuẩn bị mà trong đó, tính đến thời điểm này mới chỉ có 5 dự án luật thuộc Chương trình đã được thông qua.
Để đảm bảo thực hiện thành công Nghị quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan được giao trình dự án cần sớm thành lập hoặc củng cố Ban soạn thảo các dự án; chỉ đạo, tạo mọi điều khiển cần thiết cho việc soạn thảo bảo đảm chất lượng, tiến độ; kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm các văn bản này có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh.
Cơ quan soạn thảo phải chú trọng việc tổng kết thực tiễn; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý dự án. Cơ quan thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra, phát biểu ý kiến bằng văn bản về nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật; chủ trì đảm bảo kỹ thuật lập pháp của dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua….
Các đại biểu dự hội nghị cũng đề cập đến những khó khăn, vướng mắc nổi cộm trong quá trình chuẩn bị các dự án, nhất là các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.
Hội nghị cũng đề xuất những giải pháp tránh tình trạng có dự án luật đến giai đoạn cuối lại xin rút khỏi Chương trình, điều chỉnh thời hạn dự án.
Nhiều ý kiến đề nghị tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan soạn thảo; tổ chức nhiều thêm nữa các hội nghị chuyên sâu về công tác xây dựng pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, tiến độ của mỗi dự án luật, pháp lệnh, đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp lý, góp phần nâng cao chất lượng các dự án.
Kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị lãnh đạo các cơ quan có trách nhiệm khẩn trương tiến hành triển khai nhiệm vụ được phân công; tiếp tục tổng kết, vừa làm vừa cải tiến, điều chỉnh cách thức tổ chức công việc sao cho ngày càng phù hợp và đạt được kết quả cao hơn, hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao, song vẫn đảm bảo được chất lượng của các văn bản được ban hành.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội dành thời gian cần thiết để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức thảo luận, cho ý kiến để góp phần hoàn thiện các dự án./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)