Bàn về câu chuyện hội nhập của Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới đang thay đổi nhanh chóng hiện nay, nhiều chuyên gia hàng đầu về hội nhập cho rằng vấn đề quan trọng là phải các định được năng lực của nền kinh tế Việt Nam và những nội dung ưu tiên.
Tại cuộc hội thảo “Hiệp định thương mại tự do (FTA) và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020” do Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng nay, 16/3 ở Hà Nội, giới chuyên gia nhận định rằng với những gì đã và đang diễn ra hiện nay có thể thấy xu thế khu vực hóa đang chiếm ưu thế và sẽ định hướng tự do hóa thương mại trong cả thập kỷ tiếp theo.
Bởi vậy, Việt Nam cần xác định những định hướng của mình khi tham gia vào tiến trình chung này.
Thực tế, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai một loạt hiệp định FTA với 6 đối tác lớn gồm: Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc; ASEAN-Hàn Quốc; ASEAN-Ấn Độ; ASEAN-Australia; ASEAN-Australia và New Zealand và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản là nền tảng để Việt Nam tham gia vào các thỏa thuận hợp tác khác trên thế giới.
Tuy nhiên, khó khăn cơ bản vẫn là năng lực của nền kinh tế. Theo chuyên gia kinh tế Võ Chí Thành, xuất phát điểm để xây dựng các FTA trong giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam lại được khởi động từ giai đoạn 2007-2011. Nay tình hình thế giới đã biến động rất nhiều và có những cuộc khủng hoảng không lường trước.
Điều này đòi hỏi việc xây dựng chiến lược cũng cần phải tính đến các yếu tố như nguồn lực, tài nguyên và hàng hóa sẽ phân bổ thế nào cho hợp lý.
Bên cạnh đó, vòng đàm phán Doha có thể kết thúc sớm trong năm nay cho thấy các đàm phán đa phương đang có xu hướng quan trọng hơn các FTA.
Do vậy, ông Thành cho rằng khi xây dựng chiến lược đàm phán FTA giai đoạn tới cũng cần tính đến ba vấn đề là thị trường, chuẩn mực cao hơn để cải cách và việc tận dụng các dòng vốn FDI ra sao để có tác dụng lan tỏa về công nghệ và kỹ năng.
Đồng quan điểm này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh thêm rằng, do tính bất định của thế giới rất cao nên mục tiêu đặt ra trong những năm tới là rất khó và việc tự do hóa cũng không đậm như thời kỳ trước nữa, thay vào đó sẽ là xu hướng bảo hộ thị trường trong nước.
“Điều đó đòi hỏi việc xây dựng chiến lược đàm phán FTA phải có nhiều phương án, nhưng quan trọng hơn là xác định vấn đề gì là ưu tiên trong thời gian tới,” ông Vũ Khoan nói.
Cũng theo nguyên Phó Thủ tướng thì gia nhập WTO đã là tham gia vào một thị trường rất lớn rồi nhưng quan trọng hơn là phải xem loại hàng hóa nào sẽ được tung ra thị trường ấy và năng lực cạnh tranh ra sao khi các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.
“Cần tập trung vào một số thị trường chính như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản là những đối tác chính trong đàm phán FTA 10 năm tới vì nguồn lực của chúng ta còn hạn chế,” nguyên Phó Thủ tướng đề xuất.
Biểu đồ so sánh cho thấy với các FTA đã ký, lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam đều dài hơn 5-6 năm so với các đối tác. Thời điểm từ nay tới năm 2012 thuận lợi hơn cho Việt Nam khi các đối tác đã dỡ bỏ hầu hết thuế nhập khẩu trong khi chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu cắt giảm.
Ví dụ, hiện thuế nhập khẩu với 90% mặt hàng từ ASEAN vào Trung Quốc đã giảm về 0-5% trong khi ta mới đưa vào cắt giảm xấp xỉ 30% dòng thuế. Từ 2011-2012 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn cắt giảm sâu để hoàn thành các cam kết mở cửa trong khoảng năm 2016-2018.
Từ những phân tích về xu thế đàm phán FTA nói chung và thực tiễn một số nước thì ông Nguyễn Đình Hoàn, Vụ trưởng Vụ hợp tác kinh tế quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ, cũng nhấn mạnh thêm sự cần thiết phải có một sách lược rõ ràng, cụ thể cho đàm phán FTA của Việt Nam.
Về cơ bản, sách lược này cần gắn với một số mục tiêu như mở rộng thị trường xuất khẩu, khắc phục hiệu ứng “chệch hướng thương mại”…qua đó có thể thu hút vốn, công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu gánh nặng đàm phán WTO thiên về các cải cách thể chế thì đàm phán FTA sẽ chủ yếu tập trung vào mở cửa thị trường với những tác động trực tiếp hơn tới các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Đặc biệt, cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội đóng góp ý kiến, trí tuệ của mình cho các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng định hướng hội nhập giai đoạn “hậu WTO”./.
Tại cuộc hội thảo “Hiệp định thương mại tự do (FTA) và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020” do Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng nay, 16/3 ở Hà Nội, giới chuyên gia nhận định rằng với những gì đã và đang diễn ra hiện nay có thể thấy xu thế khu vực hóa đang chiếm ưu thế và sẽ định hướng tự do hóa thương mại trong cả thập kỷ tiếp theo.
Bởi vậy, Việt Nam cần xác định những định hướng của mình khi tham gia vào tiến trình chung này.
Thực tế, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai một loạt hiệp định FTA với 6 đối tác lớn gồm: Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc; ASEAN-Hàn Quốc; ASEAN-Ấn Độ; ASEAN-Australia; ASEAN-Australia và New Zealand và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản là nền tảng để Việt Nam tham gia vào các thỏa thuận hợp tác khác trên thế giới.
Tuy nhiên, khó khăn cơ bản vẫn là năng lực của nền kinh tế. Theo chuyên gia kinh tế Võ Chí Thành, xuất phát điểm để xây dựng các FTA trong giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam lại được khởi động từ giai đoạn 2007-2011. Nay tình hình thế giới đã biến động rất nhiều và có những cuộc khủng hoảng không lường trước.
Điều này đòi hỏi việc xây dựng chiến lược cũng cần phải tính đến các yếu tố như nguồn lực, tài nguyên và hàng hóa sẽ phân bổ thế nào cho hợp lý.
Bên cạnh đó, vòng đàm phán Doha có thể kết thúc sớm trong năm nay cho thấy các đàm phán đa phương đang có xu hướng quan trọng hơn các FTA.
Do vậy, ông Thành cho rằng khi xây dựng chiến lược đàm phán FTA giai đoạn tới cũng cần tính đến ba vấn đề là thị trường, chuẩn mực cao hơn để cải cách và việc tận dụng các dòng vốn FDI ra sao để có tác dụng lan tỏa về công nghệ và kỹ năng.
Đồng quan điểm này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh thêm rằng, do tính bất định của thế giới rất cao nên mục tiêu đặt ra trong những năm tới là rất khó và việc tự do hóa cũng không đậm như thời kỳ trước nữa, thay vào đó sẽ là xu hướng bảo hộ thị trường trong nước.
“Điều đó đòi hỏi việc xây dựng chiến lược đàm phán FTA phải có nhiều phương án, nhưng quan trọng hơn là xác định vấn đề gì là ưu tiên trong thời gian tới,” ông Vũ Khoan nói.
Cũng theo nguyên Phó Thủ tướng thì gia nhập WTO đã là tham gia vào một thị trường rất lớn rồi nhưng quan trọng hơn là phải xem loại hàng hóa nào sẽ được tung ra thị trường ấy và năng lực cạnh tranh ra sao khi các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.
“Cần tập trung vào một số thị trường chính như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản là những đối tác chính trong đàm phán FTA 10 năm tới vì nguồn lực của chúng ta còn hạn chế,” nguyên Phó Thủ tướng đề xuất.
Biểu đồ so sánh cho thấy với các FTA đã ký, lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam đều dài hơn 5-6 năm so với các đối tác. Thời điểm từ nay tới năm 2012 thuận lợi hơn cho Việt Nam khi các đối tác đã dỡ bỏ hầu hết thuế nhập khẩu trong khi chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu cắt giảm.
Ví dụ, hiện thuế nhập khẩu với 90% mặt hàng từ ASEAN vào Trung Quốc đã giảm về 0-5% trong khi ta mới đưa vào cắt giảm xấp xỉ 30% dòng thuế. Từ 2011-2012 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn cắt giảm sâu để hoàn thành các cam kết mở cửa trong khoảng năm 2016-2018.
Từ những phân tích về xu thế đàm phán FTA nói chung và thực tiễn một số nước thì ông Nguyễn Đình Hoàn, Vụ trưởng Vụ hợp tác kinh tế quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ, cũng nhấn mạnh thêm sự cần thiết phải có một sách lược rõ ràng, cụ thể cho đàm phán FTA của Việt Nam.
Về cơ bản, sách lược này cần gắn với một số mục tiêu như mở rộng thị trường xuất khẩu, khắc phục hiệu ứng “chệch hướng thương mại”…qua đó có thể thu hút vốn, công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu gánh nặng đàm phán WTO thiên về các cải cách thể chế thì đàm phán FTA sẽ chủ yếu tập trung vào mở cửa thị trường với những tác động trực tiếp hơn tới các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Đặc biệt, cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội đóng góp ý kiến, trí tuệ của mình cho các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng định hướng hội nhập giai đoạn “hậu WTO”./.
Đức Duy (Vietnam+)