Giữa lúc cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016 sắp tới đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xung quanh vấn đề này.
- Với cương vị làm Trưởng đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, ông đánh giá việc chuẩn bị thế nào?
Ông Vũ Trọng Kim: Đến giờ đã hoàn thành 3 lần hiệp thương. Danh sách 182 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII do các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở Trung ương giới thiệu đã được chuyển về địa phương.
Hiện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phân công người ứng cử tiếp tục chuẩn bị cho đợt tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử.
Qua theo dõi, đánh giá, ở Trung ương và các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, chúng tôi nhận thấy việc chuẩn bị rất tốt.
Tuy rằng rất vất vả vì đây là lần đầu tiên cử tri cả nước trong cùng một ngày sẽ thực hiện bầu cử 4 cấp, khối lượng công việc tăng lên nhưng vẫn bảo đảm đúng tiến độ
Điều toát lên là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cộng đồng dân cư và người dân đã thể hiện rõ ý thức trách nhiệm cao, tinh thần chuẩn bị chu đáo để ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016 thực sự là ngày hội lớn của dân tộc.
- Về việc một số cán bộ chủ chốt của các địa phương chưa dành thời gian nghiên cứu Luật bầu cử và các văn bản hướng dẫn liên quan nên công tác chỉ đạo còn hạn chế, ông có ý kiến gì?
Ông Vũ Trọng Kim: Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài. Mỗi cán bộ đều có thế mạnh riêng và sẽ nhìn nhận vấn đề ở những góc nhìn khác nhau. Nhưng trong Ủy ban Bầu cử của tỉnh, huyện rồi xuống đến ban bầu cử ở cơ sở, có sự phối hợp bổ sung nhau để không ngừng điều chỉnh.
Và chính vì vậy có hoạt động kiểm tra giám sát. Trong đó luôn có trao đổi qua lại để nắm bắt tình hình, đồng thời góp ý để giải quyết vấn đề ngay tại chỗ.
Phải trao đổi bổ sung thường xuyên, không những chỉ ở phương diện người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII với cử tri mà họ còn phải nêu bật chương trình hành động, tránh hứa suông, hứa hão để nhằm mục đích tăng cường mối liên hệ giữa người ứng cử với cộng đồng dân cư.
- So với các lần chuẩn bị bầu cử trước, kỳ này có gì mới, thưa ông?
Ông Vũ Trọng Kim: Người đi bầu cử nên nắm rõ và có sự hiểu biết về Quốc hội, các hoạt động của Quốc hội, về đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân từng cấp. Cử tri cần nghiên cứu kỹ trước khi quyết định viết phiếu bầu và tiến hành bỏ phiếu bầu.
Cử tri cần phân biệt rõ mình sẽ bầu cho ai, sẽ là đại diện cho mình ở cấp nào. Điều quan trọng là cử tri nhận thức một cách đúng đắn để thực hiện trách nhiệm và quyền đi bầu cử của mình một cách đầy đủ, chính xác.
Tất nhiên, là trong bước thực hiện lập danh sách cử tri, tại các điểm bầu cử cũng sẽ có hướng dẫn cụ thể, có người được bầu ở cấp này nhưng không được bầu cho cấp kia do quy định cụ thể về nơi cư trú. Cư trú thường xuyên hay cư trú không thường xuyên.
Đặc biệt, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nên nhân dân rất phấn khởi hưởng ứng.
- Vấn đề tiết kiệm các chi phí để tuyên truyền, trang trí có được đặt ra, thưa ông?
Ông Vũ Trọng Kim: Như bạn biết đấy, không có hình thức nào mang nội dung và nội dung lại đứng ngoài hình thức. Thể hiện niềm vui qua sắc màu rực rỡ, cờ hoa lộng lẫy ở các địa điểm bỏ phiếu cũng toát lên một khí thế và niềm vui tinh thần.
Tôi được biết, ở một số địa phương, ngoài kinh phí bầu cử của trung ương cấp thì còn huy động từ nguồn xã hội hóa để kẻ vẽ pa nô áp phích, hình thức cổ động tuyên truyền, múa, hát... rất phong phú về ngày bầu cử.
Qua việc đi kiểm tra ở địa phương, tôi thấy rằng, càng đến được những địa điểm bỏ phiếu ở những địa bàn xa xôi, vùng đồng bào dân tộc thì càng thấy khí thế mang sắc màu riêng rất đáng quý. Đấy là nét văn hóa. Người dân ở đó rất trân trọng và phấn khởi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia bầu cử.
Trước đây, ta hay quen gọi những đợt đi bầu cử của nhân dân cả nước "vui như ngày hội" thì ngày bầu cử 22/5 tới đây không chỉ như mà sẽ thực sự là ngày hội của cử tri cả nước.
- Khi phấn khởi và hào hứng, một lãnh đạo Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã “lẩy Kiều”, rằng: “5 năm tính cuộc vuông tròn/Nhân dân là chốn ngọn nguồn lạch sông,” vậy theo ông, coi dân là "ngọn nguồn lạch sông" đã đủ? Bởi vì người đại biểu của dân không chỉ hiểu dân mà còn cần làm gì đó cho dân ?
Ông Vũ Trọng Kim: Đó là một cách nói hay song diễn tả thơ sẽ không hết được đâu. Thơ có sức ngụ ý rất sâu. Đọc thơ, người ta có được nhiều suy nghĩ, suy luận. Song ai nghe chỉ dừng ở cách hiểu hoặc đặt vấn đề hiểu dân mà chưa làm gì cho dân thì chưa hết lẽ.
Câu "lẩy Kiều" hay ở chỗ đã đặt vấn đề gốc là thấu hiểu lòng dân, nguyện vọng của dân. Vì người ứng cử hiện tại và là đại biểu Quốc hội khóa XIII sau này, nếu trúng cử phải hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, thông qua những đợt tiếp xúc cử tri thì các đại biểu phải phản ảnh những ý kiến, kiến nghị của cử tri có trong cuộc sống đến các cơ quan có trách nhiệm giải quyết những vấn đề nhân dân mong muốn.
Tuy nhiên, giải quyết như thế nào thì lại có những mức độ khác nhau. Có đủ điều kiện thì mới giải quyết, còn chưa đủ điều kiện thì phải phản hồi lại người dân được rõ.
Cũng không phải những gì mà người dân đề nghị cũng được giải quyết hết. Nếu giải quyết hết những tâm tư nguyện vọng của hơn 85 triệu người dân thì biết đến bao giờ mới thực hiện được tất cả. Đặc biệt là tính đồng thuận. Tính đồng thuận, theo tôi là quan trọng nhất trong đời sống xã hội hiện nay.
- Hình thức tiếp xúc cử tri tới đây sẽ có gì mới, thưa ông?
Ông Vũ Trọng Kim: Hình thức tiếp xúc cử tri là tùy theo người ứng cử. Người ứng cử có phong cách gần dân, trọng dân, lắng nghe người dân thì có cách tiếp xúc riêng, có hiệu quả tích cực hơn với tiếp xúc cử tri của người ứng cử theo hướng hành chính hóa.
Tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử trong thời gian tới không phải chỉ có đến hội trường theo một giờ được báo trước, rồi lên bục phát biểu. Người ứng cử có thể trực tiếp đi thăm hỏi người dân để nắm tình hình, đồng thời lưu ý đến ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Có thể tìm hiểu từ những người dân, từ các già làng trưởng bản, từ đó xây dựng chương trình hành động của mình.
Còn vận động bầu cử bằng các buổi tiếp xúc chính thức với quần chúng, người ứng cử cần chú ý thời lượng trình bày với cử tri về chương trình hành động của mình sao cho hiệu quả, thiết thực.
- Thưa ông, chúng tôi xin đặt giả thiết nếu ứng cử viên là một nghệ sĩ cải lương thì có thể “lấy lòng” cử tri bằng tiếng hát của mình được không?
Ông Vũ Trọng Kim: Theo đúng quy định thì không có hạn chế cứng nhắc. Trên thực tế, từng trường hợp sẽ phụ thuộc vào bối cảnh tiếp xúc vận động bầu cử. Nếu cử tri đề nghị, thích nghe hát thì tất nhiên là nên rồi, nhưng nếu cử tri còn nhiều việc tồn tại, nhiều việc lo lắng cần giải quyết thì coi chừng ca hát là phản tác dụng.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là dân mình thông thái lắm. Họ biết ai là người gần gũi thực với dân. Biết ai là người xứng đáng đại diện cho họ ở các cương vị, các lĩnh vực. Người dân không chọn người sắp đến kỳ bầu cử mới xuất hiện để vận động hoặc chỉ nói thật hay mà không có những việc làm cụ thể, có quá trình cống hiến đã được ghi nhận./.
- Với cương vị làm Trưởng đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, ông đánh giá việc chuẩn bị thế nào?
Ông Vũ Trọng Kim: Đến giờ đã hoàn thành 3 lần hiệp thương. Danh sách 182 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII do các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở Trung ương giới thiệu đã được chuyển về địa phương.
Hiện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phân công người ứng cử tiếp tục chuẩn bị cho đợt tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử.
Qua theo dõi, đánh giá, ở Trung ương và các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, chúng tôi nhận thấy việc chuẩn bị rất tốt.
Tuy rằng rất vất vả vì đây là lần đầu tiên cử tri cả nước trong cùng một ngày sẽ thực hiện bầu cử 4 cấp, khối lượng công việc tăng lên nhưng vẫn bảo đảm đúng tiến độ
Điều toát lên là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cộng đồng dân cư và người dân đã thể hiện rõ ý thức trách nhiệm cao, tinh thần chuẩn bị chu đáo để ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016 thực sự là ngày hội lớn của dân tộc.
- Về việc một số cán bộ chủ chốt của các địa phương chưa dành thời gian nghiên cứu Luật bầu cử và các văn bản hướng dẫn liên quan nên công tác chỉ đạo còn hạn chế, ông có ý kiến gì?
Ông Vũ Trọng Kim: Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài. Mỗi cán bộ đều có thế mạnh riêng và sẽ nhìn nhận vấn đề ở những góc nhìn khác nhau. Nhưng trong Ủy ban Bầu cử của tỉnh, huyện rồi xuống đến ban bầu cử ở cơ sở, có sự phối hợp bổ sung nhau để không ngừng điều chỉnh.
Và chính vì vậy có hoạt động kiểm tra giám sát. Trong đó luôn có trao đổi qua lại để nắm bắt tình hình, đồng thời góp ý để giải quyết vấn đề ngay tại chỗ.
Phải trao đổi bổ sung thường xuyên, không những chỉ ở phương diện người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII với cử tri mà họ còn phải nêu bật chương trình hành động, tránh hứa suông, hứa hão để nhằm mục đích tăng cường mối liên hệ giữa người ứng cử với cộng đồng dân cư.
- So với các lần chuẩn bị bầu cử trước, kỳ này có gì mới, thưa ông?
Ông Vũ Trọng Kim: Người đi bầu cử nên nắm rõ và có sự hiểu biết về Quốc hội, các hoạt động của Quốc hội, về đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân từng cấp. Cử tri cần nghiên cứu kỹ trước khi quyết định viết phiếu bầu và tiến hành bỏ phiếu bầu.
Cử tri cần phân biệt rõ mình sẽ bầu cho ai, sẽ là đại diện cho mình ở cấp nào. Điều quan trọng là cử tri nhận thức một cách đúng đắn để thực hiện trách nhiệm và quyền đi bầu cử của mình một cách đầy đủ, chính xác.
Tất nhiên, là trong bước thực hiện lập danh sách cử tri, tại các điểm bầu cử cũng sẽ có hướng dẫn cụ thể, có người được bầu ở cấp này nhưng không được bầu cho cấp kia do quy định cụ thể về nơi cư trú. Cư trú thường xuyên hay cư trú không thường xuyên.
Đặc biệt, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nên nhân dân rất phấn khởi hưởng ứng.
- Vấn đề tiết kiệm các chi phí để tuyên truyền, trang trí có được đặt ra, thưa ông?
Ông Vũ Trọng Kim: Như bạn biết đấy, không có hình thức nào mang nội dung và nội dung lại đứng ngoài hình thức. Thể hiện niềm vui qua sắc màu rực rỡ, cờ hoa lộng lẫy ở các địa điểm bỏ phiếu cũng toát lên một khí thế và niềm vui tinh thần.
Tôi được biết, ở một số địa phương, ngoài kinh phí bầu cử của trung ương cấp thì còn huy động từ nguồn xã hội hóa để kẻ vẽ pa nô áp phích, hình thức cổ động tuyên truyền, múa, hát... rất phong phú về ngày bầu cử.
Qua việc đi kiểm tra ở địa phương, tôi thấy rằng, càng đến được những địa điểm bỏ phiếu ở những địa bàn xa xôi, vùng đồng bào dân tộc thì càng thấy khí thế mang sắc màu riêng rất đáng quý. Đấy là nét văn hóa. Người dân ở đó rất trân trọng và phấn khởi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia bầu cử.
Trước đây, ta hay quen gọi những đợt đi bầu cử của nhân dân cả nước "vui như ngày hội" thì ngày bầu cử 22/5 tới đây không chỉ như mà sẽ thực sự là ngày hội của cử tri cả nước.
- Khi phấn khởi và hào hứng, một lãnh đạo Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã “lẩy Kiều”, rằng: “5 năm tính cuộc vuông tròn/Nhân dân là chốn ngọn nguồn lạch sông,” vậy theo ông, coi dân là "ngọn nguồn lạch sông" đã đủ? Bởi vì người đại biểu của dân không chỉ hiểu dân mà còn cần làm gì đó cho dân ?
Ông Vũ Trọng Kim: Đó là một cách nói hay song diễn tả thơ sẽ không hết được đâu. Thơ có sức ngụ ý rất sâu. Đọc thơ, người ta có được nhiều suy nghĩ, suy luận. Song ai nghe chỉ dừng ở cách hiểu hoặc đặt vấn đề hiểu dân mà chưa làm gì cho dân thì chưa hết lẽ.
Câu "lẩy Kiều" hay ở chỗ đã đặt vấn đề gốc là thấu hiểu lòng dân, nguyện vọng của dân. Vì người ứng cử hiện tại và là đại biểu Quốc hội khóa XIII sau này, nếu trúng cử phải hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, thông qua những đợt tiếp xúc cử tri thì các đại biểu phải phản ảnh những ý kiến, kiến nghị của cử tri có trong cuộc sống đến các cơ quan có trách nhiệm giải quyết những vấn đề nhân dân mong muốn.
Tuy nhiên, giải quyết như thế nào thì lại có những mức độ khác nhau. Có đủ điều kiện thì mới giải quyết, còn chưa đủ điều kiện thì phải phản hồi lại người dân được rõ.
Cũng không phải những gì mà người dân đề nghị cũng được giải quyết hết. Nếu giải quyết hết những tâm tư nguyện vọng của hơn 85 triệu người dân thì biết đến bao giờ mới thực hiện được tất cả. Đặc biệt là tính đồng thuận. Tính đồng thuận, theo tôi là quan trọng nhất trong đời sống xã hội hiện nay.
- Hình thức tiếp xúc cử tri tới đây sẽ có gì mới, thưa ông?
Ông Vũ Trọng Kim: Hình thức tiếp xúc cử tri là tùy theo người ứng cử. Người ứng cử có phong cách gần dân, trọng dân, lắng nghe người dân thì có cách tiếp xúc riêng, có hiệu quả tích cực hơn với tiếp xúc cử tri của người ứng cử theo hướng hành chính hóa.
Tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử trong thời gian tới không phải chỉ có đến hội trường theo một giờ được báo trước, rồi lên bục phát biểu. Người ứng cử có thể trực tiếp đi thăm hỏi người dân để nắm tình hình, đồng thời lưu ý đến ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Có thể tìm hiểu từ những người dân, từ các già làng trưởng bản, từ đó xây dựng chương trình hành động của mình.
Còn vận động bầu cử bằng các buổi tiếp xúc chính thức với quần chúng, người ứng cử cần chú ý thời lượng trình bày với cử tri về chương trình hành động của mình sao cho hiệu quả, thiết thực.
- Thưa ông, chúng tôi xin đặt giả thiết nếu ứng cử viên là một nghệ sĩ cải lương thì có thể “lấy lòng” cử tri bằng tiếng hát của mình được không?
Ông Vũ Trọng Kim: Theo đúng quy định thì không có hạn chế cứng nhắc. Trên thực tế, từng trường hợp sẽ phụ thuộc vào bối cảnh tiếp xúc vận động bầu cử. Nếu cử tri đề nghị, thích nghe hát thì tất nhiên là nên rồi, nhưng nếu cử tri còn nhiều việc tồn tại, nhiều việc lo lắng cần giải quyết thì coi chừng ca hát là phản tác dụng.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là dân mình thông thái lắm. Họ biết ai là người gần gũi thực với dân. Biết ai là người xứng đáng đại diện cho họ ở các cương vị, các lĩnh vực. Người dân không chọn người sắp đến kỳ bầu cử mới xuất hiện để vận động hoặc chỉ nói thật hay mà không có những việc làm cụ thể, có quá trình cống hiến đã được ghi nhận./.
Vũ Huy Hùng (Vietnam+)