Dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đại biểu Trần Minh Tổng, Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang dành nhiều quan tâm đến những giải pháp để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.
Đại biểu Trần Minh Tổng đã có cuộc trao đổi với phóng viên về những đề xuất, kiến nghị tại Đại hội để kinh tế-xã hội của tỉnh Hậu Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững.
- Theo ông, để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, trong nhiệm kỳ tới, Đảng ta cần quan tâm những vấn đề gì?
Đại biểu Trần Minh Tổng: Nhằm tập trung xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, trước hết nhà nước cần phải giảm đầu mối biên chế, sáp nhập một số cơ quan, tăng cường chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân. Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi và nghĩa vụ đối với cán bộ cơ sở như cấp xã, ấp.
Lương bình quân mỗi xã hàng tháng hiện nay khoảng hơn 40 triệu đồng trong khi mỗi xã có trung bình 19 cán bộ chuyên trách, 22 cán bộ bán chuyên trách và mỗi ấp có 3 cán bộ bán chuyên trách. Trong khi đó, tất cả mọi việc đều đổ dồn về cán bộ cơ sở. Với mức lương hiện nay, rất khó thu hút cán bộ về cơ sở, nhất là đối với người có trình độ cao vì phải làm nghĩa vụ nhiều nhưng quyền lợi thì rất ít.
Công tác cải cách thủ tục hành chính mặc dù hiện nay nhiều nơi đã thực hiện rất tốt nhưng nhìn chung thủ tục vẫn còn rườm rà, nội dung cần phải cải cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch hơn. Thực tế, hiện nay, người dân làm thủ tục rất khó trong khi “cò” làm thì dễ.
Nhà nước cần tập trung tăng cường cho công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và phải xử lý nghiêm minh những người vi phạm. Không nên tổ chức Hội đồng Nhân dân từ cấp huyện trở xuống. Đảng cần phát huy nhất quán quan điểm để đồng chí Bí thư Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã hoặc tương đương, tăng vai trò nhiệm vụ cho đồng chí cấp phó nhằm giảm bớt biên chế. Đại hội đảng từ cấp tỉnh trở xuống nên bầu trực tiếp các chức danh: Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư và phải tổ chức tranh cử nhằm mở rộng tính dân chủ trong Đảng cao hơn.
- Ông có những đề xuất và kiến nghị gì tại Đại hội lần này?
Đại biểu Trần Minh Tổng: Tôi đề nghị Đảng và Nhà nước có chính sách trợ cấp thâm niên cho cán bộ, nhất là cán bộ phụ trách khối đảng, thanh niên, đoàn thể; tăng phụ cấp cho cán bộ xã ấp. Trung ương cũng cần có quy định cụ thể về việc thành lập các tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Hiện tại do chưa có quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ nên một số doanh nghiệp chưa quan tâm. Việc thành lập các đảng bộ cơ sở khối đảng, đoàn thể, chính quyền nhưng các chức danh Bí thư, Phó Bí thư lại không có biên chế mà chỉ kiêm nhiệm. Nhà nước nên dành biên chế cho các đồng chí làm Bí thư, Phó Bí thư, Thống kê các đảng bộ cơ sở.
- Để tỉnh Hậu Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung phát triển ngang bằng với các khu vực khác của cả nước, theo đồng chí, trong nhiệm kỳ tới nhà nước cần quan tâm đến những vấn đề gì?
Đại biểu Trần Minh Tổng: Thực tế trong thời gian qua, nông dân làm kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thường xuyên gặp cảnh: được mùa, mất giá, được giá thì mất mùa. Nguyên nhân chủ yếu là chưa quy hoạch vùng tập trung chế biến, tiêu thụ, thiếu cân đối đầu vào như giống, phân thuốc, thức ăn. Đầu ra chưa biết bán cho ai. Chưa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp. Công tác đào tạo nghề cho người dân sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, kỹ sư nông nghiệp ở các xã gần như chưa có.
Nhà nước thiếu quan tâm đầu tư, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp còn quá khiêm tốn. Công tác cơ giới hóa vào nông nghiệp còn quá ít. Vai trò nhà nước trong việc định hướng khuyến khích trợ giúp nông dân còn chung chung. Nông dân làm ăn còn mang tính tự phát, rủi ro rất cao. Do đó trong thời gian tới, nhà nước cần quan tâm khắc phục những tồn tại nói trên thì người dân nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng mới phát triển nhanh.
Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác giáo dục đào tạo nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trước hết, đào tạo đội ngũ thầy cô phải đạt chuẩn, phân bổ kế hoạch theo ngành, nghề theo nhiệm vụ, theo địa chỉ, chú trọng đào tạo thợ, tránh trường hợp đào tạo ngành này nhưng lại làm việc ngành khác, chống tiêu cực về bằng cấp như học giả mà có bằng thật. Nhà nước cần quan tâm đầu tư phát triển văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới./.
Đại biểu Trần Minh Tổng đã có cuộc trao đổi với phóng viên về những đề xuất, kiến nghị tại Đại hội để kinh tế-xã hội của tỉnh Hậu Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững.
- Theo ông, để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, trong nhiệm kỳ tới, Đảng ta cần quan tâm những vấn đề gì?
Đại biểu Trần Minh Tổng: Nhằm tập trung xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, trước hết nhà nước cần phải giảm đầu mối biên chế, sáp nhập một số cơ quan, tăng cường chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân. Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi và nghĩa vụ đối với cán bộ cơ sở như cấp xã, ấp.
Lương bình quân mỗi xã hàng tháng hiện nay khoảng hơn 40 triệu đồng trong khi mỗi xã có trung bình 19 cán bộ chuyên trách, 22 cán bộ bán chuyên trách và mỗi ấp có 3 cán bộ bán chuyên trách. Trong khi đó, tất cả mọi việc đều đổ dồn về cán bộ cơ sở. Với mức lương hiện nay, rất khó thu hút cán bộ về cơ sở, nhất là đối với người có trình độ cao vì phải làm nghĩa vụ nhiều nhưng quyền lợi thì rất ít.
Công tác cải cách thủ tục hành chính mặc dù hiện nay nhiều nơi đã thực hiện rất tốt nhưng nhìn chung thủ tục vẫn còn rườm rà, nội dung cần phải cải cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch hơn. Thực tế, hiện nay, người dân làm thủ tục rất khó trong khi “cò” làm thì dễ.
Nhà nước cần tập trung tăng cường cho công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và phải xử lý nghiêm minh những người vi phạm. Không nên tổ chức Hội đồng Nhân dân từ cấp huyện trở xuống. Đảng cần phát huy nhất quán quan điểm để đồng chí Bí thư Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã hoặc tương đương, tăng vai trò nhiệm vụ cho đồng chí cấp phó nhằm giảm bớt biên chế. Đại hội đảng từ cấp tỉnh trở xuống nên bầu trực tiếp các chức danh: Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư và phải tổ chức tranh cử nhằm mở rộng tính dân chủ trong Đảng cao hơn.
- Ông có những đề xuất và kiến nghị gì tại Đại hội lần này?
Đại biểu Trần Minh Tổng: Tôi đề nghị Đảng và Nhà nước có chính sách trợ cấp thâm niên cho cán bộ, nhất là cán bộ phụ trách khối đảng, thanh niên, đoàn thể; tăng phụ cấp cho cán bộ xã ấp. Trung ương cũng cần có quy định cụ thể về việc thành lập các tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Hiện tại do chưa có quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ nên một số doanh nghiệp chưa quan tâm. Việc thành lập các đảng bộ cơ sở khối đảng, đoàn thể, chính quyền nhưng các chức danh Bí thư, Phó Bí thư lại không có biên chế mà chỉ kiêm nhiệm. Nhà nước nên dành biên chế cho các đồng chí làm Bí thư, Phó Bí thư, Thống kê các đảng bộ cơ sở.
- Để tỉnh Hậu Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung phát triển ngang bằng với các khu vực khác của cả nước, theo đồng chí, trong nhiệm kỳ tới nhà nước cần quan tâm đến những vấn đề gì?
Đại biểu Trần Minh Tổng: Thực tế trong thời gian qua, nông dân làm kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thường xuyên gặp cảnh: được mùa, mất giá, được giá thì mất mùa. Nguyên nhân chủ yếu là chưa quy hoạch vùng tập trung chế biến, tiêu thụ, thiếu cân đối đầu vào như giống, phân thuốc, thức ăn. Đầu ra chưa biết bán cho ai. Chưa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp. Công tác đào tạo nghề cho người dân sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, kỹ sư nông nghiệp ở các xã gần như chưa có.
Nhà nước thiếu quan tâm đầu tư, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp còn quá khiêm tốn. Công tác cơ giới hóa vào nông nghiệp còn quá ít. Vai trò nhà nước trong việc định hướng khuyến khích trợ giúp nông dân còn chung chung. Nông dân làm ăn còn mang tính tự phát, rủi ro rất cao. Do đó trong thời gian tới, nhà nước cần quan tâm khắc phục những tồn tại nói trên thì người dân nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng mới phát triển nhanh.
Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác giáo dục đào tạo nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trước hết, đào tạo đội ngũ thầy cô phải đạt chuẩn, phân bổ kế hoạch theo ngành, nghề theo nhiệm vụ, theo địa chỉ, chú trọng đào tạo thợ, tránh trường hợp đào tạo ngành này nhưng lại làm việc ngành khác, chống tiêu cực về bằng cấp như học giả mà có bằng thật. Nhà nước cần quan tâm đầu tư phát triển văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới./.
Ngọc Thiện (TTXVN/Vietnam+)