Chị Hà, Quang Trung, Hà Nội ấm ức đọc tin nhắn của chồng. Chị vốn tin tưởng chồng mình là người chung tình, không “ong bướm” như những người đàn ông khác. Thấy bạn bè mách nước “kiểm tra” lại sự chung tình của chồng bằng tin nhắn, chị Hà mượn số máy lạ nhắn cho chồng một tin nhắn mùi mẫn. Những tưởng anh sẽ không trả lời hoặc đáp lại bằng một câu khô khốc, nào ngờ tin nhắn vừa gửi đi, chị đã nhận được tin làm quen của chồng…
"Cố đấm ăn xôi" để thử
Giống như chị Hà, nhiều phụ nữ nghĩ rằng mình có thể bóc mẽ chồng qua những ngón thử tinh vi, thế là các chị truyền tai nhau chiêu thử bằng tin nhắn. Đa số các chị mua một chiếc sim mới hoặc mượn số máy của một người bạn mà chồng không biết. Họ dùng sim này để gửi tin. Các tin là những lời tán tỉnh thiết tha hay những lời hò hẹn ỡm ờ…
Đa số phụ nữ trước khi bắt tay vào chiêu thức thử này họ đều hy vọng sự phản ứng của chồng sẽ làm cho họ hài lòng.
Chị Tú ở Tràng Thi, Hà Nội kể rằng, chồng chị vốn là người đàn ông điềm đạm và chín chắn. Anh không thích lối “trêu hoa ghẹo nguyệt.” Những dịp đi chơi cùng vợ, có cô bạn nào trêu ghẹo thì anh cũng im lặng làm ngơ.
Tự tin về chồng như vậy nên khi mấy chị bạn cùng cơ quan có nói rằng “đàn ông ai cũng như nhau” thì chị Tú nổi cáu. Muốn chứng minh cho đồng nghiệp thấy “bản lĩnh” của chồng, chị Tú đã lấy điện thoại của người khác gửi cho chồng tin nhắn đầy đong đưa. Chưa đầy hai phút sau chồng chị nhắn lại dò hỏi người gửi tin nhắn cho mình.
Dù hư hao một chút niềm tin với chồng nhưng chị Tú lại tự nhủ rằng đây là câu hỏi chính đáng. Tuy nhiên, một chút hoài nghi đã khiến chị Tú không dừng lại cuộc chơi ở đó. Chị lại tiếp tục những tin nhắn nửa kín nửa hở về thông tin để anh phải khấp khởi đoán.
Mặc dù chồng chị chưa buông lơi lời tán tỉnh nào nhưng chỉ việc anh cứ nhắn đi nhắn lại với người con gái lạ cũng khiến chị muốn “nổ ruột." Trước ánh mắt của các đồng nghiệp, chị Tú thấy hằn học chồng và cảm giác hoài nghi anh cứ bám riết lấy chị.
“Thà không thử thì thôi, thử rồi chả biết thực hư thế nào, chỉ chuốc thêm phiền não vào thân,” chị Tú than thở.
Một trường hợp khác, chị Lan, Nguyễn Trãi, Hà Nội đã cược với bạn bè rằng chồng mình là người đàn ông đúng mực. Chị mua một chiếc sim mới rồi đưa cho bạn, để cô này “buôn dưa lê" với chồng chị. Trong cuộc nói chuyện, cô bạn bật loa cho mọi người cùng nghe.
Ở hai ba câu mở đầu, chồng chị Lan có vẻ trả lời cứng nhắc, qua quýt khiến chị thấy yên tâm và nháy mắt nhắc bạn mình thử tiếp.
Sau một hồi cô bạn chuyện trò đưa đẩy, giọng chồng chị cũng đã “mềm” hơn rồi chuyển sang ngôn ngữ cũng không kém phần bay bổng.
“Sốc nhất là lúc bạn mình trêu 'hay anh sợ vợ nên không dám đi uống nước với em,' chồng mình đã đáp lại rằng, anh có bao giờ sợ vợ đâu. Biết đàn ông luôn tỏ ra sĩ diện trước mặt người khác nhưng mình vẫn ức lắm,” chị Lan ngậm ngùi.
Tò mò thử dễ thui chột tình cảm gia đình
Khi được hỏi, đa số những ông chồng bị vợ thử đều tỏ ra khó chịu và cho rằng, vợ không đặt niềm tin vào mình nên vợ đáng bị ăn “quả đắng.”
Tuy nhiên, các ông chồng cũng giải thích rằng, việc họ đáp lại những tin nhắn lạ chủ yếu là do tò mò chứ không có ý định sa ngã.
Anh Tuyến, Phùng Khoang, Hà Nội, đã rất khó chịu về chiêu thử này của vợ. Anh kể rằng, anh đang đi nhậu cùng bạn bè thì nhận được tin ở số máy lạ kêu buồn. Ban đầu, anh nghĩ ai nhắn nhầm nên không trả lời. Nhưng sau đó, số máy ấy gửi lại tin nhắn gọi rõ tên anh và trách anh vô tình. Anh nhắn hỏi, người đó không trả lời rõ, chỉ nói là người đã từng quen anh rồi đòi anh phải đoán.
Cũng đoán rằng mình đang bị trêu nên anh cũng trêu lại. Ngờ đâu, cuối cùng, số máy đó gọi, anh nghe thì giọng vợ anh oang oang mắng anh đa tình, dễ bị dụ dỗ.
“Hai vợ chồng tôi đã giận nhau một trận, nhưng quan trọng là sau lần đó, tôi cảnh giác với vợ hơn vì làm gì cũng nghĩ vợ tôi sẽ thử. Sống mà cứ phải đề phòng nhau thì mệt lắm,” anh Tuyến ngán ngẩm.
Còn anh Chương ở Tôn Đức thắng, Hà Nội thì nói rằng, mặc dù anh chưa bị thử bao giờ nhưng nếu có tin nhắn lạ anh sẽ không trả lời, bởi theo anh chả dại gì vì một người lạ mà ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Theo chuyên viên tâm lý Minh Đức, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, hành động trả lời điện thoại của người chồng không nói nên điều gì nhiều, bởi bản chất của con người là ưa những thứ mới lạ, tò mò. Đặc biệt ở đàn ông, khả năng chinh phục càng mạnh hơn. Ngay cả người đàn ông đứng đắn nhất cũng có thể tiếp chuyện và trả lời điện thoại những người khác giới. Đôi khi cuộc nói chuyện chỉ là phép lịch sự.
Tuy nhiên, việc thử chồng của người vợ dễ gặp phải sự phản tác dụng. Cụ thể như, nếu người chồng phát hiện ra sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ vợ chồng, người chồng sẽ cảm thấy bị xúc phạm, bị “hố” và mất lòng tin vào vợ. Họ sẽ phải suy nghĩ xem tại sao vợ lại thử mình như thế.
Ngay cả khi người chồng không biết mình bị vợ thử thì người vợ sẽ phải một mình gánh chịu nỗi khổ về tâm lý như sợ hãi, nghi ngờ, ghen tuông, dằn vặt, giày vò về việc tại sao chồng mình có thể dễ dàng nghe máy, tiếp chuyện người khác đến như vậy.
Mặc dù không đưa ra lời khuyên nào cụ thể nhưng chuyên viên tâm lý Minh Đức vẫn cảnh báo rằng, việc thử chồng “như chơi với dao, như đùa với lửa” có thể mang đến những hậu quả khôn lường. Các tình huống trong đời sống vợ chồng đòi hỏi người vợ phải khéo léo, tinh tế, tự hoàn thiện mình để luôn hấp dẫn chồng./.
"Cố đấm ăn xôi" để thử
Giống như chị Hà, nhiều phụ nữ nghĩ rằng mình có thể bóc mẽ chồng qua những ngón thử tinh vi, thế là các chị truyền tai nhau chiêu thử bằng tin nhắn. Đa số các chị mua một chiếc sim mới hoặc mượn số máy của một người bạn mà chồng không biết. Họ dùng sim này để gửi tin. Các tin là những lời tán tỉnh thiết tha hay những lời hò hẹn ỡm ờ…
Đa số phụ nữ trước khi bắt tay vào chiêu thức thử này họ đều hy vọng sự phản ứng của chồng sẽ làm cho họ hài lòng.
Chị Tú ở Tràng Thi, Hà Nội kể rằng, chồng chị vốn là người đàn ông điềm đạm và chín chắn. Anh không thích lối “trêu hoa ghẹo nguyệt.” Những dịp đi chơi cùng vợ, có cô bạn nào trêu ghẹo thì anh cũng im lặng làm ngơ.
Tự tin về chồng như vậy nên khi mấy chị bạn cùng cơ quan có nói rằng “đàn ông ai cũng như nhau” thì chị Tú nổi cáu. Muốn chứng minh cho đồng nghiệp thấy “bản lĩnh” của chồng, chị Tú đã lấy điện thoại của người khác gửi cho chồng tin nhắn đầy đong đưa. Chưa đầy hai phút sau chồng chị nhắn lại dò hỏi người gửi tin nhắn cho mình.
Dù hư hao một chút niềm tin với chồng nhưng chị Tú lại tự nhủ rằng đây là câu hỏi chính đáng. Tuy nhiên, một chút hoài nghi đã khiến chị Tú không dừng lại cuộc chơi ở đó. Chị lại tiếp tục những tin nhắn nửa kín nửa hở về thông tin để anh phải khấp khởi đoán.
Mặc dù chồng chị chưa buông lơi lời tán tỉnh nào nhưng chỉ việc anh cứ nhắn đi nhắn lại với người con gái lạ cũng khiến chị muốn “nổ ruột." Trước ánh mắt của các đồng nghiệp, chị Tú thấy hằn học chồng và cảm giác hoài nghi anh cứ bám riết lấy chị.
“Thà không thử thì thôi, thử rồi chả biết thực hư thế nào, chỉ chuốc thêm phiền não vào thân,” chị Tú than thở.
Một trường hợp khác, chị Lan, Nguyễn Trãi, Hà Nội đã cược với bạn bè rằng chồng mình là người đàn ông đúng mực. Chị mua một chiếc sim mới rồi đưa cho bạn, để cô này “buôn dưa lê" với chồng chị. Trong cuộc nói chuyện, cô bạn bật loa cho mọi người cùng nghe.
Ở hai ba câu mở đầu, chồng chị Lan có vẻ trả lời cứng nhắc, qua quýt khiến chị thấy yên tâm và nháy mắt nhắc bạn mình thử tiếp.
Sau một hồi cô bạn chuyện trò đưa đẩy, giọng chồng chị cũng đã “mềm” hơn rồi chuyển sang ngôn ngữ cũng không kém phần bay bổng.
“Sốc nhất là lúc bạn mình trêu 'hay anh sợ vợ nên không dám đi uống nước với em,' chồng mình đã đáp lại rằng, anh có bao giờ sợ vợ đâu. Biết đàn ông luôn tỏ ra sĩ diện trước mặt người khác nhưng mình vẫn ức lắm,” chị Lan ngậm ngùi.
Tò mò thử dễ thui chột tình cảm gia đình
Khi được hỏi, đa số những ông chồng bị vợ thử đều tỏ ra khó chịu và cho rằng, vợ không đặt niềm tin vào mình nên vợ đáng bị ăn “quả đắng.”
Tuy nhiên, các ông chồng cũng giải thích rằng, việc họ đáp lại những tin nhắn lạ chủ yếu là do tò mò chứ không có ý định sa ngã.
Anh Tuyến, Phùng Khoang, Hà Nội, đã rất khó chịu về chiêu thử này của vợ. Anh kể rằng, anh đang đi nhậu cùng bạn bè thì nhận được tin ở số máy lạ kêu buồn. Ban đầu, anh nghĩ ai nhắn nhầm nên không trả lời. Nhưng sau đó, số máy ấy gửi lại tin nhắn gọi rõ tên anh và trách anh vô tình. Anh nhắn hỏi, người đó không trả lời rõ, chỉ nói là người đã từng quen anh rồi đòi anh phải đoán.
Cũng đoán rằng mình đang bị trêu nên anh cũng trêu lại. Ngờ đâu, cuối cùng, số máy đó gọi, anh nghe thì giọng vợ anh oang oang mắng anh đa tình, dễ bị dụ dỗ.
“Hai vợ chồng tôi đã giận nhau một trận, nhưng quan trọng là sau lần đó, tôi cảnh giác với vợ hơn vì làm gì cũng nghĩ vợ tôi sẽ thử. Sống mà cứ phải đề phòng nhau thì mệt lắm,” anh Tuyến ngán ngẩm.
Còn anh Chương ở Tôn Đức thắng, Hà Nội thì nói rằng, mặc dù anh chưa bị thử bao giờ nhưng nếu có tin nhắn lạ anh sẽ không trả lời, bởi theo anh chả dại gì vì một người lạ mà ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Theo chuyên viên tâm lý Minh Đức, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, hành động trả lời điện thoại của người chồng không nói nên điều gì nhiều, bởi bản chất của con người là ưa những thứ mới lạ, tò mò. Đặc biệt ở đàn ông, khả năng chinh phục càng mạnh hơn. Ngay cả người đàn ông đứng đắn nhất cũng có thể tiếp chuyện và trả lời điện thoại những người khác giới. Đôi khi cuộc nói chuyện chỉ là phép lịch sự.
Tuy nhiên, việc thử chồng của người vợ dễ gặp phải sự phản tác dụng. Cụ thể như, nếu người chồng phát hiện ra sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ vợ chồng, người chồng sẽ cảm thấy bị xúc phạm, bị “hố” và mất lòng tin vào vợ. Họ sẽ phải suy nghĩ xem tại sao vợ lại thử mình như thế.
Ngay cả khi người chồng không biết mình bị vợ thử thì người vợ sẽ phải một mình gánh chịu nỗi khổ về tâm lý như sợ hãi, nghi ngờ, ghen tuông, dằn vặt, giày vò về việc tại sao chồng mình có thể dễ dàng nghe máy, tiếp chuyện người khác đến như vậy.
Mặc dù không đưa ra lời khuyên nào cụ thể nhưng chuyên viên tâm lý Minh Đức vẫn cảnh báo rằng, việc thử chồng “như chơi với dao, như đùa với lửa” có thể mang đến những hậu quả khôn lường. Các tình huống trong đời sống vợ chồng đòi hỏi người vợ phải khéo léo, tinh tế, tự hoàn thiện mình để luôn hấp dẫn chồng./.
Thiên Linh (Vietnam+)