Hàng loạt sự kiện trong suốt Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010, đặc biệt là đợt Hội nghị cấp cao ASEAN 17 vừa qua, đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè khu vực và quốc tế về một Chủ tịch ASEAN chủ động, tích cực, trách nhiệm và tin cậy.
Ông Phạm Quang Vinh, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, đã khẳng định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
- Là người theo sát các sự kiện trong Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010, ông có thể chia sẻ những đánh giá về kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Hội nghị cấp cao liên quan?
Ông Phạm Quang Vinh: Có thể khẳng định, Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Hội nghị cấp cao liên quan đã rất thành công. Đây là đợt hoạt động đỉnh cao, cả về cường độ hoạt động và các quyết sách quan trọng được thông qua.
Chỉ trong hai ngày rưỡi đã dồn dập diễn ra 14 hội nghị cấp cao của ASEAN và các bên liên quan, hội nghị bên lề; riêng Việt Nam có hơn 20 cuộc tiếp xúc và 5 chuyến thăm song phương. Đây là sự kết nối và là đỉnh cao của tất cả những gì Việt Nam đã phấn đấu thực hiện suốt từ đầu năm đến nay với tư cách Chủ tịch ASEAN.
Nếu nhìn lại, ta có thể thấy những mốc quan trọng sau. Tháng 1/2010 chúng ta có một sự khởi động rất tốt đẹp, một sự khởi động độc đáo, với chuyến đi kết nối khu vực tiểu vùng Mekong của các ngoại trưởng ASEAN.
Tiếp đó, Hội nghị cấp cao ASEAN 16 vào tháng 4/2010 đã đề ra định hướng ưu tiên và những chính sách quan trọng nhất cho cả năm 2010. Từ sự chỉ đạo cấp cao đó, các Hội nghị cấp Bộ trưởng dịp tháng 7, 8, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các bên đối tác, đã đề xuất nhiều quyết sách quan trọng, cả về hợp tác nội khối, cũng như mở rộng hợp tác với các bên đối tác và định hướng cho cấu trúc khu vực, nhất là khuyến nghị về mở rộng cấp cao Đông Á cho Nga và Mỹ tham gia.
Đợt Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các cấp cao liên quan đã thống nhất và đưa ra những quyết sách rất quan trọng đối với cả ASEAN và khu vực dựa trên kết quả của cả quá trình chuẩn bị và điều phối công phu như vậy trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN .
Kết quả của các Hội nghị cấp cao 17 và các cấp cao liên quan đã được tổng kết rõ trong họp báo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ngay sau bế mạc Hội nghị chiều 30/10. Có thể tóm tắt những kết quả nổi bật sau, thhứ nhất, đã tạo đà và đẩy mạnh một bước việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột: chính trị -an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, đồng thời đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc sống, đưa bộ máy mới của Hiến chương ASEAN đi vào vận hành một cách đầy đủ và có hiệu quả.
Thứ hai là việc mở rộng và tăng cường hơn nữa, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ của ASEAN với các đối tác. Trong đợt Hội nghị cấp cao này, lần đầu tiên có tới 8 nước đối tác. Thông thường chỉ có các Hội nghị cấp cao thường niên giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, lần này có thêm với Nga, Australia, New Zealand và với Liên hợp quốc.
ASEAN và các bên đối tác đều nhấn mạnh làm sâu sắc hơn quan hệ, đặc biệt các bên đối tác đều ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực cũng như nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đã có nhiều Tuyên bố chung, nhiều chương trình hành động mới được đưa ra.
Cùng với tăng cường liên kết nội khối, ASEAN đã và đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác để ứng phó hiệu quả với các thách thức, đặc biệt là hợp tác để bảo đảm phục hồi và tăng trưởng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phòng chống thiên tai...
Nếu nhìn lại từ đầu năm, ta thấy rõ đây là một ưu tiên lớn của ASEAN, với việc thông qua và triển khai các Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững, về ứng phó với biến đổi khí hậu, về đào tạo nhân lực và kỹ năng phục vụ phục hồi kinh tế và phát triển bền vững, về tăng cường phúc lợi của phụ nữ và trẻ em...
Thứ ba và cũng là một đóng góp rất lớn trong năm của ASEAN là việc củng cố và tăng cường xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực; thúc đẩy đối thoại, tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở cấp cao; tăng cường xây dựng các chuẩn mực và quy tắc ứng xử ở khu vực; củng cố và phát huy hơn nữa các công cụ, phương tiện, cơ chế hiện có như Hiệp ước Thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), cũng như cơ chế ASEAN+1, ASEAN +3, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS)...; đồng thời, tạo dựng thêm những khuôn khổ hợp tác mới hỗ trợ cho các khuôn khổ hợp tác hiện có như Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác (ADMM+) và Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh nội địa (MACOSA). ASEAN thực sự đã phát huy vai trò chủ động và là nhân tố quan trọng, không thể thiếu đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực được củng cố, tăng cường và đánh giá cao. Năm qua đã chứng kiến vai trò chủ đạo, đầu tầu của ASEAN trong các diễn đàn hợp tác khu vực, thể hiện rất rõ ở vai trò ASEAN dẫn dắt và định hình cấu trúc khu vực ở Đông Á, với sự ủng hộ và đồng thuận cao của các nước liên quan. Mô hình của một cấu trúc khu vực đang định hình này sẽ bao gồm nhiều diễn đàn khác nhau, đan xen, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, cùng vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác, trong đó ASEAN đóng vai trò chủ đạo.
Đáng chú ý là tại Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và Cấp cao Đông Á 5 lần này, các nhà lãnh đạo đã quyết định chính thức mời Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á từ năm 2011. Có thể nói đây là một quyết sách rất quan trọng và mang tầm chiến lược đối với ASEAN và khu vực. Cấp cao Đông Á mở rộng sẽ là một bộ phận hữu cơ và một thành tố rất quan trọng trong cấu trúc hợp tác khu vực đang định hình, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
- Việt Nam đã có những đóng góp nổi bật gì vào việc thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN, thưa ông?
Ông Phạm Quang Vinh: Những kết quả nêu trên, nhất là kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 và các cấp cao liên quan, đã thể hiện rõ vai trò chủ động và đóng góp rất có ý nghĩa của Việt Nam, trong đó có việc thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Ngay từ đầu năm, chúng ta đã xác định rõ chủ đề và ưu tiên xuyên suốt của Năm Chủ tịch ASEAN 2010 là "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động." Điều này được sự ủng hộ và đồng thuận rất cao trong ASEAN, cũng như từ phía các đối tác.
Theo đó, các lĩnh vực ưu tiên chung nhất của ASEAN cũng như trong hợp tác của ASEAN với các đối tác là hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào 2015 và đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc sống; tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ của ASEAN với các đối tác; đẩy mạnh hợp tác để ứng phó hiệu quả với các thách thức; củng cố và tăng cường xây dựng môi trường hòa bình và ổn định; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và trong xây dựng các cấu trúc khu vực...
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tích cực tham vấn, chủ động định hướng các Hội nghị quan trọng của ASEAN, cũng như đã đề xuất nhiều sáng kiến liên quan. Theo đó, các hội nghị trong năm của ASEAN đều tập trung bàn và đưa ra các quyết sách để đẩy nhanh việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột.
Đặc biệt, chúng ta đã phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN nhằm nâng cao hơn nữa văn hóa thực thi, nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện các chương trình, kế hoạch trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào chương trình phát triển của mỗi quốc gia thành viên. Đặc biệt, vừa qua Hội nghị cấp cao ASEAN 17 đã thông qua bản Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nhằm tăng cường kết nối ASEAN cả về hạ tầng, thể chế và người dân, cũng như tạo cơ sở để kết nối ASEAN với khu vực rộng lớn hơn là Đông Á.
Về trụ cột chính trị-an ninh, chúng ta đã cùng ASEAN đẩy mạnh việc thực hiện 14 lĩnh vực ưu tiên, phát huy cao độ hiệu quả của các cơ chế, công cụ hợp tác vì hòa bình và an ninh ở khu vực. Đồng thời, chúng ta đã chủ động đề xuất Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh (MACOSA), thúc đẩy và khởi động Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các bên đối tác; góp phần làm sâu sắc hơn và mở rộng hơn quan hệ của ASEAN với các đối tác, thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình, vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Về lĩnh vực kinh tế, Việt Nam cũng đã cùng các nước ASEAN thúc đẩy thực hiện các chương trình và chỉ tiêu trong lộ trình liên kết và xây dựng cộng đồng kinh tế, cả ở tầm quốc gia và tầm khu vực.
Trong năm, ASEAN đã và đang triển khai hiệu quả các lộ trình thuận lợi hóa về thương mại, dịch vụ, đầu tư, cơ bản đưa hầu hết các dòng thuế xuống 0%-5%. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN được củng cố và phát triển, cùng với việc ký và thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA, thay cho cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập CEPT/AFTA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Gói cam kết thứ 8 của Khung hợp tác về dịch vụ... Tất cả những điều này đã và đang tạo động lực mới để đẩy mạnh liên kết ASEAN và hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Năm nay, với tư cách Chủ tịch, chúng ta đã chủ động thúc đẩy việc khởi động và đưa Cộng đồng văn hóa - xã hội đi vào vận hành hiệu quả. Ủy ban về phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) đã được thành lập và thực sự đi vào hoạt động. Chúng ta đã cùng ASEAN góp phần thúc đẩy xây dựng một Cộng đồng ASEAN chia sẻ và đùm bọc, hướng tới người dân và vì phúc lợi của người dân.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa mục tiêu chung trên, chúng ta đã đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến về những vấn đề thiết thân nhất của khu vực, như: Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững và Tuyên bố về ứng phó với thách thức do biến đổi khí hậu (Hội nghị cấp cao ASEAN 16); Tuyên bố về Phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững và Tuyên bố về Tăng cường phúc lợi và phát triển của phụ nữ và trẻ em ASEAN (Hội nghị cấp ASEAN 17); vừa qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng đã thông qua Tuyên bố ASEAN về hợp tác tìm kiếm và cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn trên biển.
Trong những thành công trên, có một phần đóng góp đáng kể, đó là công tác điều phối, điều hành của Chủ tịch. Điều này, chúng ta đã làm rất tốt, thể hiện qua một loạt các hội nghị và hoạt động ASEAN dày kín từ đầu năm đến nay, trên tất cả các kênh, các chuyên ngành.
Đặc biệt, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các cấp cao liên quan vừa qua, công tác điều hành của Chủ tịch có ý nghĩa rất quan trọng. Tại cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban quốc gia về ASEAN 2010 ngay trước Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp dự và cho ý kiến chỉ đạo về các mặt.
Nhìn lại, chúng ta thấy một lịch họp và các hoạt động cấp cao dày đặc, với khối lượng công việc rất lớn và không ít vấn đề phức tạp, trong điều kiện cực kỳ khẩn trương và sát sao về thời gian. Do đó, công tác điều hành, không chỉ là bảo đảm được thời gian biểu, mà quan trọng nhất là làm sao định hướng được vào các ưu tiên, thu hẹp khác biệt, tạo ra được đồng thuận chung cao nhất, để từ đó đưa ra được những quyết sách quan trọng và chiến lược đối với khu vực. Các nước thực sự đánh giá rất cao vai trò dẫn dắt và sự năng động của Chủ tịch trong các Hội nghị vừa qua, cũng như trong cả năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN.
- Thành công của đợt Hội nghị cấp cao lần này mang lại những lợi ích gì và có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, thưa ông?
Ông Phạm Quang Vinh: Trước hết, đó chính là kết quả của vị thế Việt Nam và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước. Đặc biệt với ASEAN, chúng ta chủ trương coi trọng hợp tác ASEAN - một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ, là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Đó là lợi ích chiến lược lâu dài của Việt Nam.
Từ đầu năm, Việt Nam đã đề ra phương châm đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN là "tích cực, chủ động, trách nhiệm." Chúng ta đã thể hiện điều đó trong suốt thời gian làm Chủ tịch ASEAN, góp phần tăng cường đoàn kết, liên kết và hợp tác khu vực, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ của ASEAN với các đối tác, không ngừng nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Hiệp hội, hiện thực hóa mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
Những thành công quan trọng của ASEAN trong năm có phần đóng góp rất có ý nghĩa của sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch và được bạn bè quốc tế càng đánh giá cao. Vị thế của Việt Nam rõ ràng đã càng được nâng cao thêm qua năm Chủ tịch ASEAN.
Hàng loạt sự kiện trong suốt Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010 và đặc biệt là đợt Hội nghị cấp cao 17 lần này, đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè khu vực và quốc tế về một Chủ tịch ASEAN chủ động, tích cực, trách nhiệm và rất tin cậy. Đúng như Tổng thống Indonesia, Chủ tịch kế nhiệm của ASEAN, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 17: "Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam đã một tạo đà mới cho ASEAN cả về đoàn kết, cũng như tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN và phát huy vai trò của khu vực."
Để đạt được những thành công đó, theo tôi trước hết là do có đường lối sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta và vị thế Việt Nam. Chúng ta có thành quả của hơn hai mươi năm đổi mới, có thành tựu quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế và khu vực, trong đó có việc tham gia WTO, làm thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, và nay là Chủ tịch ASEAN.
Vị thế đất nước và sự công tâm, song trùng hợp giữa lợi ích dân tộc với lợi ích hợp tác khu vực đã tạo chỗ dựa vững chắc cho chúng ta trong các hoạt động với tư cách Chủ tịch ASEAN, nhất là trong việc định hướng các mục tiêu ưu tiên, thúc đẩy đoàn kết và đồng thuận cao nhất trong ASEAN, kể cả trên nhiều vấn đề phức tạp.
Bên cạnh đó, đó là sự chuẩn bị từ sớm, chu đáo và rất trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo thường xuyên và quyết liệt của Ủy ban Quốc gia về ASEAN 2010, trên tất cả các mặt: nội dung, tuyên truyền, lễ tân, hậu cần, an ninh, y tế... Có thể nói, cả nước đã vào cuộc để bảo đảm thành công của Năm Chủ tịch ASEAN 2010 và thực sự chúng ta đã làm rất tốt.
Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các cấp cao liên quan vừa qua, đỉnh cao của năm Chủ tịch, đã đánh dấu mốc thành công có ý nghĩa to lớn trước khi khép lại năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN - thể hiện rõ dấu ấn Việt Nam và vị thế Việt Nam, được bạn bè khu vực và quốc tế đánh giá rất cao./.
Ông Phạm Quang Vinh, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, đã khẳng định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
- Là người theo sát các sự kiện trong Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010, ông có thể chia sẻ những đánh giá về kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Hội nghị cấp cao liên quan?
Ông Phạm Quang Vinh: Có thể khẳng định, Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Hội nghị cấp cao liên quan đã rất thành công. Đây là đợt hoạt động đỉnh cao, cả về cường độ hoạt động và các quyết sách quan trọng được thông qua.
Chỉ trong hai ngày rưỡi đã dồn dập diễn ra 14 hội nghị cấp cao của ASEAN và các bên liên quan, hội nghị bên lề; riêng Việt Nam có hơn 20 cuộc tiếp xúc và 5 chuyến thăm song phương. Đây là sự kết nối và là đỉnh cao của tất cả những gì Việt Nam đã phấn đấu thực hiện suốt từ đầu năm đến nay với tư cách Chủ tịch ASEAN.
Nếu nhìn lại, ta có thể thấy những mốc quan trọng sau. Tháng 1/2010 chúng ta có một sự khởi động rất tốt đẹp, một sự khởi động độc đáo, với chuyến đi kết nối khu vực tiểu vùng Mekong của các ngoại trưởng ASEAN.
Tiếp đó, Hội nghị cấp cao ASEAN 16 vào tháng 4/2010 đã đề ra định hướng ưu tiên và những chính sách quan trọng nhất cho cả năm 2010. Từ sự chỉ đạo cấp cao đó, các Hội nghị cấp Bộ trưởng dịp tháng 7, 8, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các bên đối tác, đã đề xuất nhiều quyết sách quan trọng, cả về hợp tác nội khối, cũng như mở rộng hợp tác với các bên đối tác và định hướng cho cấu trúc khu vực, nhất là khuyến nghị về mở rộng cấp cao Đông Á cho Nga và Mỹ tham gia.
Đợt Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các cấp cao liên quan đã thống nhất và đưa ra những quyết sách rất quan trọng đối với cả ASEAN và khu vực dựa trên kết quả của cả quá trình chuẩn bị và điều phối công phu như vậy trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN .
Kết quả của các Hội nghị cấp cao 17 và các cấp cao liên quan đã được tổng kết rõ trong họp báo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ngay sau bế mạc Hội nghị chiều 30/10. Có thể tóm tắt những kết quả nổi bật sau, thhứ nhất, đã tạo đà và đẩy mạnh một bước việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột: chính trị -an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, đồng thời đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc sống, đưa bộ máy mới của Hiến chương ASEAN đi vào vận hành một cách đầy đủ và có hiệu quả.
Thứ hai là việc mở rộng và tăng cường hơn nữa, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ của ASEAN với các đối tác. Trong đợt Hội nghị cấp cao này, lần đầu tiên có tới 8 nước đối tác. Thông thường chỉ có các Hội nghị cấp cao thường niên giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, lần này có thêm với Nga, Australia, New Zealand và với Liên hợp quốc.
ASEAN và các bên đối tác đều nhấn mạnh làm sâu sắc hơn quan hệ, đặc biệt các bên đối tác đều ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực cũng như nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đã có nhiều Tuyên bố chung, nhiều chương trình hành động mới được đưa ra.
Cùng với tăng cường liên kết nội khối, ASEAN đã và đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác để ứng phó hiệu quả với các thách thức, đặc biệt là hợp tác để bảo đảm phục hồi và tăng trưởng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phòng chống thiên tai...
Nếu nhìn lại từ đầu năm, ta thấy rõ đây là một ưu tiên lớn của ASEAN, với việc thông qua và triển khai các Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững, về ứng phó với biến đổi khí hậu, về đào tạo nhân lực và kỹ năng phục vụ phục hồi kinh tế và phát triển bền vững, về tăng cường phúc lợi của phụ nữ và trẻ em...
Thứ ba và cũng là một đóng góp rất lớn trong năm của ASEAN là việc củng cố và tăng cường xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực; thúc đẩy đối thoại, tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở cấp cao; tăng cường xây dựng các chuẩn mực và quy tắc ứng xử ở khu vực; củng cố và phát huy hơn nữa các công cụ, phương tiện, cơ chế hiện có như Hiệp ước Thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), cũng như cơ chế ASEAN+1, ASEAN +3, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS)...; đồng thời, tạo dựng thêm những khuôn khổ hợp tác mới hỗ trợ cho các khuôn khổ hợp tác hiện có như Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác (ADMM+) và Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh nội địa (MACOSA). ASEAN thực sự đã phát huy vai trò chủ động và là nhân tố quan trọng, không thể thiếu đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực được củng cố, tăng cường và đánh giá cao. Năm qua đã chứng kiến vai trò chủ đạo, đầu tầu của ASEAN trong các diễn đàn hợp tác khu vực, thể hiện rất rõ ở vai trò ASEAN dẫn dắt và định hình cấu trúc khu vực ở Đông Á, với sự ủng hộ và đồng thuận cao của các nước liên quan. Mô hình của một cấu trúc khu vực đang định hình này sẽ bao gồm nhiều diễn đàn khác nhau, đan xen, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, cùng vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác, trong đó ASEAN đóng vai trò chủ đạo.
Đáng chú ý là tại Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và Cấp cao Đông Á 5 lần này, các nhà lãnh đạo đã quyết định chính thức mời Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á từ năm 2011. Có thể nói đây là một quyết sách rất quan trọng và mang tầm chiến lược đối với ASEAN và khu vực. Cấp cao Đông Á mở rộng sẽ là một bộ phận hữu cơ và một thành tố rất quan trọng trong cấu trúc hợp tác khu vực đang định hình, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
- Việt Nam đã có những đóng góp nổi bật gì vào việc thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN, thưa ông?
Ông Phạm Quang Vinh: Những kết quả nêu trên, nhất là kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 và các cấp cao liên quan, đã thể hiện rõ vai trò chủ động và đóng góp rất có ý nghĩa của Việt Nam, trong đó có việc thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Ngay từ đầu năm, chúng ta đã xác định rõ chủ đề và ưu tiên xuyên suốt của Năm Chủ tịch ASEAN 2010 là "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động." Điều này được sự ủng hộ và đồng thuận rất cao trong ASEAN, cũng như từ phía các đối tác.
Theo đó, các lĩnh vực ưu tiên chung nhất của ASEAN cũng như trong hợp tác của ASEAN với các đối tác là hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào 2015 và đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc sống; tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ của ASEAN với các đối tác; đẩy mạnh hợp tác để ứng phó hiệu quả với các thách thức; củng cố và tăng cường xây dựng môi trường hòa bình và ổn định; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và trong xây dựng các cấu trúc khu vực...
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tích cực tham vấn, chủ động định hướng các Hội nghị quan trọng của ASEAN, cũng như đã đề xuất nhiều sáng kiến liên quan. Theo đó, các hội nghị trong năm của ASEAN đều tập trung bàn và đưa ra các quyết sách để đẩy nhanh việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột.
Đặc biệt, chúng ta đã phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN nhằm nâng cao hơn nữa văn hóa thực thi, nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện các chương trình, kế hoạch trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào chương trình phát triển của mỗi quốc gia thành viên. Đặc biệt, vừa qua Hội nghị cấp cao ASEAN 17 đã thông qua bản Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nhằm tăng cường kết nối ASEAN cả về hạ tầng, thể chế và người dân, cũng như tạo cơ sở để kết nối ASEAN với khu vực rộng lớn hơn là Đông Á.
Về trụ cột chính trị-an ninh, chúng ta đã cùng ASEAN đẩy mạnh việc thực hiện 14 lĩnh vực ưu tiên, phát huy cao độ hiệu quả của các cơ chế, công cụ hợp tác vì hòa bình và an ninh ở khu vực. Đồng thời, chúng ta đã chủ động đề xuất Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh (MACOSA), thúc đẩy và khởi động Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các bên đối tác; góp phần làm sâu sắc hơn và mở rộng hơn quan hệ của ASEAN với các đối tác, thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình, vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Về lĩnh vực kinh tế, Việt Nam cũng đã cùng các nước ASEAN thúc đẩy thực hiện các chương trình và chỉ tiêu trong lộ trình liên kết và xây dựng cộng đồng kinh tế, cả ở tầm quốc gia và tầm khu vực.
Trong năm, ASEAN đã và đang triển khai hiệu quả các lộ trình thuận lợi hóa về thương mại, dịch vụ, đầu tư, cơ bản đưa hầu hết các dòng thuế xuống 0%-5%. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN được củng cố và phát triển, cùng với việc ký và thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA, thay cho cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập CEPT/AFTA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Gói cam kết thứ 8 của Khung hợp tác về dịch vụ... Tất cả những điều này đã và đang tạo động lực mới để đẩy mạnh liên kết ASEAN và hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Năm nay, với tư cách Chủ tịch, chúng ta đã chủ động thúc đẩy việc khởi động và đưa Cộng đồng văn hóa - xã hội đi vào vận hành hiệu quả. Ủy ban về phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) đã được thành lập và thực sự đi vào hoạt động. Chúng ta đã cùng ASEAN góp phần thúc đẩy xây dựng một Cộng đồng ASEAN chia sẻ và đùm bọc, hướng tới người dân và vì phúc lợi của người dân.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa mục tiêu chung trên, chúng ta đã đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến về những vấn đề thiết thân nhất của khu vực, như: Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững và Tuyên bố về ứng phó với thách thức do biến đổi khí hậu (Hội nghị cấp cao ASEAN 16); Tuyên bố về Phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững và Tuyên bố về Tăng cường phúc lợi và phát triển của phụ nữ và trẻ em ASEAN (Hội nghị cấp ASEAN 17); vừa qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng đã thông qua Tuyên bố ASEAN về hợp tác tìm kiếm và cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn trên biển.
Trong những thành công trên, có một phần đóng góp đáng kể, đó là công tác điều phối, điều hành của Chủ tịch. Điều này, chúng ta đã làm rất tốt, thể hiện qua một loạt các hội nghị và hoạt động ASEAN dày kín từ đầu năm đến nay, trên tất cả các kênh, các chuyên ngành.
Đặc biệt, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các cấp cao liên quan vừa qua, công tác điều hành của Chủ tịch có ý nghĩa rất quan trọng. Tại cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban quốc gia về ASEAN 2010 ngay trước Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp dự và cho ý kiến chỉ đạo về các mặt.
Nhìn lại, chúng ta thấy một lịch họp và các hoạt động cấp cao dày đặc, với khối lượng công việc rất lớn và không ít vấn đề phức tạp, trong điều kiện cực kỳ khẩn trương và sát sao về thời gian. Do đó, công tác điều hành, không chỉ là bảo đảm được thời gian biểu, mà quan trọng nhất là làm sao định hướng được vào các ưu tiên, thu hẹp khác biệt, tạo ra được đồng thuận chung cao nhất, để từ đó đưa ra được những quyết sách quan trọng và chiến lược đối với khu vực. Các nước thực sự đánh giá rất cao vai trò dẫn dắt và sự năng động của Chủ tịch trong các Hội nghị vừa qua, cũng như trong cả năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN.
- Thành công của đợt Hội nghị cấp cao lần này mang lại những lợi ích gì và có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, thưa ông?
Ông Phạm Quang Vinh: Trước hết, đó chính là kết quả của vị thế Việt Nam và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước. Đặc biệt với ASEAN, chúng ta chủ trương coi trọng hợp tác ASEAN - một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ, là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Đó là lợi ích chiến lược lâu dài của Việt Nam.
Từ đầu năm, Việt Nam đã đề ra phương châm đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN là "tích cực, chủ động, trách nhiệm." Chúng ta đã thể hiện điều đó trong suốt thời gian làm Chủ tịch ASEAN, góp phần tăng cường đoàn kết, liên kết và hợp tác khu vực, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ của ASEAN với các đối tác, không ngừng nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Hiệp hội, hiện thực hóa mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
Những thành công quan trọng của ASEAN trong năm có phần đóng góp rất có ý nghĩa của sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch và được bạn bè quốc tế càng đánh giá cao. Vị thế của Việt Nam rõ ràng đã càng được nâng cao thêm qua năm Chủ tịch ASEAN.
Hàng loạt sự kiện trong suốt Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010 và đặc biệt là đợt Hội nghị cấp cao 17 lần này, đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè khu vực và quốc tế về một Chủ tịch ASEAN chủ động, tích cực, trách nhiệm và rất tin cậy. Đúng như Tổng thống Indonesia, Chủ tịch kế nhiệm của ASEAN, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 17: "Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam đã một tạo đà mới cho ASEAN cả về đoàn kết, cũng như tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN và phát huy vai trò của khu vực."
Để đạt được những thành công đó, theo tôi trước hết là do có đường lối sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta và vị thế Việt Nam. Chúng ta có thành quả của hơn hai mươi năm đổi mới, có thành tựu quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế và khu vực, trong đó có việc tham gia WTO, làm thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, và nay là Chủ tịch ASEAN.
Vị thế đất nước và sự công tâm, song trùng hợp giữa lợi ích dân tộc với lợi ích hợp tác khu vực đã tạo chỗ dựa vững chắc cho chúng ta trong các hoạt động với tư cách Chủ tịch ASEAN, nhất là trong việc định hướng các mục tiêu ưu tiên, thúc đẩy đoàn kết và đồng thuận cao nhất trong ASEAN, kể cả trên nhiều vấn đề phức tạp.
Bên cạnh đó, đó là sự chuẩn bị từ sớm, chu đáo và rất trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo thường xuyên và quyết liệt của Ủy ban Quốc gia về ASEAN 2010, trên tất cả các mặt: nội dung, tuyên truyền, lễ tân, hậu cần, an ninh, y tế... Có thể nói, cả nước đã vào cuộc để bảo đảm thành công của Năm Chủ tịch ASEAN 2010 và thực sự chúng ta đã làm rất tốt.
Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các cấp cao liên quan vừa qua, đỉnh cao của năm Chủ tịch, đã đánh dấu mốc thành công có ý nghĩa to lớn trước khi khép lại năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN - thể hiện rõ dấu ấn Việt Nam và vị thế Việt Nam, được bạn bè khu vực và quốc tế đánh giá rất cao./.
(TTXVN/Vietnam+)