Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch thành phố Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 đạt 108.585 lượt khách tăng 20% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong đó, khách quốc tế đạt 25.059 lượt, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2010; khách nội địa ước đạt 83.526 khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2010.
Hai đoàn khách tàu biển và hàng không xông đất Đà Nẵng vào mùng 2 Tết (với 200 du khách quốc tịch Anh, Pháp, Đức, Mỹ trên tàu Sebourn Pride và 184 khách du lịch trên chuyến bay thuê bao trực tiếp Hongkong-Đà Nẵng), đến mùng 6 Tết hơn 600 du khách quốc tịch Anh, Nhật, Trung Quốc... trên chuyến tàu biển Azamara Quest do Công ty du lịch OSC (Huế) khai thác cũng đã cập Cảng Tiên Sa-Đà Nẵng...
Đà Nẵng là thành phố đầu tiên của Việt Nam được tàu ghé thăm, trước khi đến Thành phố Hồ Chí Minh vào tối cùng ngày. Theo lịch trình, tàu Azamara Quest có sức chứa khoảng 1.000 người bắt đầu từ Hongkong (Trung Quốc) và dừng ở Singapore, sau khi qua nhiều nước châu Á khác.
Mới đầu năm mới, khách du lịch đã đến Đà Nẵng khá đông trên các chuyến bay quốc tế trực tiếp, các chuyến tàu biển và đường bộ, báo hiệu một năm mới đầy triển vọng cho ngành du lịch.
Theo kế hoạch, tháng Hai được xem là tháng cao điểm đón tàu biển của Đà Nẵng, với 9 chuyến mang theo gần 4.000 lượt khách Á, Âu, Mỹ.
Chỉ riêng trong dịp Tết Tân Mão, tính từ 28 tháng Chạp đến mồng 6 Tết, có 5 chuyến tàu biển chở gần 2.000 khách đến thành phố.
Để quảng bá hình ảnh thành phố mến khách, thân thiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã đón tiếp khách và thủy thủ tàu một cách chu đáo.
Ngoài việc tham quan các điểm đến quen thuộc như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Danh thắng Ngũ Hành Sơn, nhiều người trong số khách trên còn mua sắm ở Tranh thêu XQ, chợ Hàn, dạo quanh thành phố bằng xích lô du lịch và thăm quan các di sản thế giới tại Quảng Nam, Huế.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Du lịch Đà Nẵng đã tự làm mới mình bằng nỗ lực xây dựng, hình thành được nhóm sản phẩm, thương hiệu du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh cao nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường khách nội.
Một trong số đó là cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng thường niên bên sông Hàn, trải qua 3 lần tổ chức sự kiện, đến nay, Đà Nẵng đã tạo nên một thương hiệu, sản phẩm du lịch độc đáo, có sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Chỉ trong 2 đêm diễn ra cuộc thi, có đến hàng trăm lượt ngàn người dân và du khách đổ về Đà Nẵng xem pháo hoa.
Đặc biệt, hàng loạt các sản phẩm du lịch mới chất lượng cao cũng được đưa vào sử dụng như, Khu du lịch Bà Nà-Suối Mơ với hệ thống cáp treo đạt hai kỷ lục thế giới, khu du lịch sinh thái bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch văn hóa tâm linh chùa Linh Ứng cùng các khu vui chơi giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores, công viên giải trí thể thao biển Dana Beach club, sân golf Hòa Hải.
Cùng với các chương trình, chính sách giảm giá, khuyến mãi kích cầu du lịch thời gian qua, việc Đà Nẵng mạnh dạn đột phá vào những hướng đi mới cho ngành du lịch đã mang lại những kết quả lạc quan, hứa hẹn nhiều triển vọng tăng tốc bền vững trong tương lai./.
Trong đó, khách quốc tế đạt 25.059 lượt, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2010; khách nội địa ước đạt 83.526 khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2010.
Hai đoàn khách tàu biển và hàng không xông đất Đà Nẵng vào mùng 2 Tết (với 200 du khách quốc tịch Anh, Pháp, Đức, Mỹ trên tàu Sebourn Pride và 184 khách du lịch trên chuyến bay thuê bao trực tiếp Hongkong-Đà Nẵng), đến mùng 6 Tết hơn 600 du khách quốc tịch Anh, Nhật, Trung Quốc... trên chuyến tàu biển Azamara Quest do Công ty du lịch OSC (Huế) khai thác cũng đã cập Cảng Tiên Sa-Đà Nẵng...
Đà Nẵng là thành phố đầu tiên của Việt Nam được tàu ghé thăm, trước khi đến Thành phố Hồ Chí Minh vào tối cùng ngày. Theo lịch trình, tàu Azamara Quest có sức chứa khoảng 1.000 người bắt đầu từ Hongkong (Trung Quốc) và dừng ở Singapore, sau khi qua nhiều nước châu Á khác.
Mới đầu năm mới, khách du lịch đã đến Đà Nẵng khá đông trên các chuyến bay quốc tế trực tiếp, các chuyến tàu biển và đường bộ, báo hiệu một năm mới đầy triển vọng cho ngành du lịch.
Theo kế hoạch, tháng Hai được xem là tháng cao điểm đón tàu biển của Đà Nẵng, với 9 chuyến mang theo gần 4.000 lượt khách Á, Âu, Mỹ.
Chỉ riêng trong dịp Tết Tân Mão, tính từ 28 tháng Chạp đến mồng 6 Tết, có 5 chuyến tàu biển chở gần 2.000 khách đến thành phố.
Để quảng bá hình ảnh thành phố mến khách, thân thiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã đón tiếp khách và thủy thủ tàu một cách chu đáo.
Ngoài việc tham quan các điểm đến quen thuộc như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Danh thắng Ngũ Hành Sơn, nhiều người trong số khách trên còn mua sắm ở Tranh thêu XQ, chợ Hàn, dạo quanh thành phố bằng xích lô du lịch và thăm quan các di sản thế giới tại Quảng Nam, Huế.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Du lịch Đà Nẵng đã tự làm mới mình bằng nỗ lực xây dựng, hình thành được nhóm sản phẩm, thương hiệu du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh cao nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường khách nội.
Một trong số đó là cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng thường niên bên sông Hàn, trải qua 3 lần tổ chức sự kiện, đến nay, Đà Nẵng đã tạo nên một thương hiệu, sản phẩm du lịch độc đáo, có sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Chỉ trong 2 đêm diễn ra cuộc thi, có đến hàng trăm lượt ngàn người dân và du khách đổ về Đà Nẵng xem pháo hoa.
Đặc biệt, hàng loạt các sản phẩm du lịch mới chất lượng cao cũng được đưa vào sử dụng như, Khu du lịch Bà Nà-Suối Mơ với hệ thống cáp treo đạt hai kỷ lục thế giới, khu du lịch sinh thái bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch văn hóa tâm linh chùa Linh Ứng cùng các khu vui chơi giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores, công viên giải trí thể thao biển Dana Beach club, sân golf Hòa Hải.
Cùng với các chương trình, chính sách giảm giá, khuyến mãi kích cầu du lịch thời gian qua, việc Đà Nẵng mạnh dạn đột phá vào những hướng đi mới cho ngành du lịch đã mang lại những kết quả lạc quan, hứa hẹn nhiều triển vọng tăng tốc bền vững trong tương lai./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)