Dầu ngọt nhẹ kỳ hạn giảm gần 2 USD mỗi thùng trong phiên giao dịch ngày 12/9 tại thị trường châu Á khi những lo ngại về tình hình nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bị đẩy lên cao do bất đồng trong nội bộ ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bất chấp việc Hy Lạp vừa công bố các khoản cắt giảm ngân sách mới.
Mọi con mắt đều đổ dồn vào diễn biến của khủng hoảng nợ công châu Âu, sau khi Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos ngày 11/9, công bố các khoản cắt giảm ngân sách mới lên tới 2 tỷ euro (hơn 2,8 tỷ USD) theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm đổi lại gói cứu trợ cho quốc gia đang chìm ngập trong nợ nần này.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, ông Venizelos khẳng định để có thể đáp ứng nghĩa vụ của mình, biện pháp hữu hiệu duy nhất đối với Hy Lạp là đánh thuế đặc biệt vào lĩnh vực bất động sản.
Trước đó, ngày 10/9, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã cam kết sẽ tuân thủ chặt chẽ các biện pháp khắc khổ mà các nước chủ nợ đưa ra bất chấp các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp này ngày một tăng.
Ông Papandreou nêu rõ: "Khu vực đồng tiền chung ơrô đang ở một thời điểm mà bất kỳ sự chậm trễ hay lưỡng lự nào, bất kỳ lựa chọn nào không phải là tuân thủ chặt chẽ các cam kết đã đưa ra sẽ dẫn tới nguy hiểm cho nước đó và công dân của họ." Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Hy Lạp đã cam kết giảm mạnh khu vực công, tự do hóa thị trường lao động và tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước.
Chiều 12/9 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2011 giảm 1,71 USD xuống 85,53 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 1,17 USD xuống 111,60 USD/thùng.
Sự tuột dốc của giá dầu xảy ra sau khi có tin nhà kinh tế trưởng Juergen Stark, ủy viên Hội đồng điều hành ECB, xin từ chức vì lý do cá nhân, nhưng nguyên nhân sâu sa của động thái này do bất đồng sâu sắc về kế hoạch mua trái phiếu - một trong những giải pháp giúp một số nước Eurozone vượt qua khủng hoảng nợ công. Động thái đó làm giới đầu tư thêm lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu./.
Mọi con mắt đều đổ dồn vào diễn biến của khủng hoảng nợ công châu Âu, sau khi Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos ngày 11/9, công bố các khoản cắt giảm ngân sách mới lên tới 2 tỷ euro (hơn 2,8 tỷ USD) theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm đổi lại gói cứu trợ cho quốc gia đang chìm ngập trong nợ nần này.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, ông Venizelos khẳng định để có thể đáp ứng nghĩa vụ của mình, biện pháp hữu hiệu duy nhất đối với Hy Lạp là đánh thuế đặc biệt vào lĩnh vực bất động sản.
Trước đó, ngày 10/9, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã cam kết sẽ tuân thủ chặt chẽ các biện pháp khắc khổ mà các nước chủ nợ đưa ra bất chấp các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp này ngày một tăng.
Ông Papandreou nêu rõ: "Khu vực đồng tiền chung ơrô đang ở một thời điểm mà bất kỳ sự chậm trễ hay lưỡng lự nào, bất kỳ lựa chọn nào không phải là tuân thủ chặt chẽ các cam kết đã đưa ra sẽ dẫn tới nguy hiểm cho nước đó và công dân của họ." Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Hy Lạp đã cam kết giảm mạnh khu vực công, tự do hóa thị trường lao động và tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước.
Chiều 12/9 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2011 giảm 1,71 USD xuống 85,53 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 1,17 USD xuống 111,60 USD/thùng.
Sự tuột dốc của giá dầu xảy ra sau khi có tin nhà kinh tế trưởng Juergen Stark, ủy viên Hội đồng điều hành ECB, xin từ chức vì lý do cá nhân, nhưng nguyên nhân sâu sa của động thái này do bất đồng sâu sắc về kế hoạch mua trái phiếu - một trong những giải pháp giúp một số nước Eurozone vượt qua khủng hoảng nợ công. Động thái đó làm giới đầu tư thêm lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)