Góp ý kiến cho sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, trong các hội nghị lấy ý kiến nhân dân ở các địa phương trong ngày 26/2, đa số ý kiến của các đại biểu đều bày tỏ sự mong muốn bản Hiến pháp được sửa đổi sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Hai Bà Trưng - Hà Nội tổ chức ngày 26/2, nhiều đại biểu cùng thống nhất quan điểm, xây dựng bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp theo hướng tiếp tục khẳng định, giữ vững tư tưởng quan trọng được thể hiện trong Hiến pháp 1992. Có nghĩa là Hiến pháp mới không phải phủ định mà nâng cao Hiến pháp trước đó, quy định nào ưu việt, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thì cần giữ nguyên không nên thay đổi.
Các ý kiến cho rằng về cơ bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã phù hợp với Cương lĩnh chính trị của Đảng thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng bản dự thảo sửa đổi cũng cần phải nghiên cứu quy định lại một số điều sao cho thể hiện Hiến pháp là bộ luật tối cao, không còn có những điều khoản phải viết "theo luật định" hoặc "theo quy định của pháp luật," không còn có những điều khoản viết như là sự giải thích.
Còn tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 diễn ra sáng cùng ngày ở tỉnh Lai Châu, các đại biểu tham dự hội nghị đã đóng góp ý kiến điều chỉnh, bổ sung hoặc làm rõ nghĩa thêm vào các chương, điều trong Hiến pháp.
Cụ thể, trong lời nói đầu, các đại biểu đề nghị cần ngắn gọn hơn, bổ sung thêm một số từ và cụm từ cho rõ nghĩa hơn; thêm chức năng, phương thức hoạt động Viện kiểm sát (chương 8); gộp điều 21 và điều 22 thành một điều; hôn nhân và gia đình (điều 38); tội phản bội tổ quốc (điều 47); chức năng, quyền hạn của Công an nhân dân Việt Nam (điều 72); bảo vệ môi trường (điều 46); quốc phòng an ninh (điều 73); tôn giáo (điều 25); bảo vệ tổ quốc (điều 69); lực lượng vũ trang (điều 73); mặt trận tổ quốc Việt Nam (điều 9); quyền sử dụng các công trình văn hóa (điều 44); quyền dân tộc (điều 45)…
Tại Hội nghị, có 23 lượt đại biểu tham gia ý kiến vào bản sửa đổi hiến pháp. Các ý kiến tham gia với nhiều nội dung, nhiều ý kiến tham gia từng chương, điều của bản sửa đổi Hiến pháp. Tất cả các ý kiến tham gia được tổng hợp để gửi về Trung ương. Sau hội nghị, các đại biểu tiếp tục tham gia vào bản sửa đổi Hiến pháp gửi đến cơ quan tổng hợp sửa đổi Hiến pháp của tỉnh.
Cùng ngày, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đối với các nhóm phụ nữ đến từ 6 tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Hơn 70 đại biểu lãnh đạo Hội liên hiệp các tỉnh, các nhóm phụ nữ đại diện đội ngũ trí thức, doanh nhân, tôn giáo, lực lượng vũ trang, người dân tộc thiểu số... đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hội nghị đã tập trung góp ý sâu một số điều, khoản liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới và tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung vào Điều 1, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - hai huyện trực thuộc đơn vị hành chính của thành phố Đà Nẵng và Khánh Hòa, để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Đồng thời cần đưa Ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3) vào Hiến pháp trong Điều 13. Có đại biểu cho rằng Điều 21 quy định “mọi người có quyền sống” là quá ngắn gọn, cần bổ sung thêm nội dung để đảm bảo dễ hiểu khi áp dụng trong thực tiễn...
Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa cho biết, hiện nay các cấp hội phụ nữ tại 63 tỉnh, thành trong cả nước đang lấy ý kiến đóng góp của hội viên sau đó sẽ xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của phụ nữ cả nước.
Tại Vĩnh Lòng, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong hệ thống công đoàn nhằm tập hợp ý kiến của các công đoàn viên trong tỉnh vào việc hoàn chỉnh bản Dự thảo Hiến pháp.
Hầu hết các đại biểu đều cho rằng, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này được Ban soạn thảo xây dựng rất công phu; về hình thức được thiết kế theo nguyên tắc ngắn, gọn, cụ thể; cơ bản đọc dễ hiểu, dễ phổ biến, dễ thực hiện và quan trọng là súc tích, rõ ràng, đảm bảo định hướng đủ những thành tố quan trọng và cơ bản nhất với mục đích để “tuổi thọ” của Hiến pháp được lâu dài, ổn định.
Nhiều đại biểu đóng góp về các câu, từ, cụm từ cho từng khoản, các mục, các điều. Trong phần Lời nói đầu, nhiều đại biểu đề nghị nên viết gọn hơn với văn phong và từ ngữ pháp luật, hạn chế dùng văn từ của Nghị quyết, với độ dài từ 200 đến 300 từ; nên thay từ “ta” bằng từ “Việt Nam.”./.
Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Hai Bà Trưng - Hà Nội tổ chức ngày 26/2, nhiều đại biểu cùng thống nhất quan điểm, xây dựng bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp theo hướng tiếp tục khẳng định, giữ vững tư tưởng quan trọng được thể hiện trong Hiến pháp 1992. Có nghĩa là Hiến pháp mới không phải phủ định mà nâng cao Hiến pháp trước đó, quy định nào ưu việt, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thì cần giữ nguyên không nên thay đổi.
Các ý kiến cho rằng về cơ bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã phù hợp với Cương lĩnh chính trị của Đảng thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng bản dự thảo sửa đổi cũng cần phải nghiên cứu quy định lại một số điều sao cho thể hiện Hiến pháp là bộ luật tối cao, không còn có những điều khoản phải viết "theo luật định" hoặc "theo quy định của pháp luật," không còn có những điều khoản viết như là sự giải thích.
Còn tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 diễn ra sáng cùng ngày ở tỉnh Lai Châu, các đại biểu tham dự hội nghị đã đóng góp ý kiến điều chỉnh, bổ sung hoặc làm rõ nghĩa thêm vào các chương, điều trong Hiến pháp.
Cụ thể, trong lời nói đầu, các đại biểu đề nghị cần ngắn gọn hơn, bổ sung thêm một số từ và cụm từ cho rõ nghĩa hơn; thêm chức năng, phương thức hoạt động Viện kiểm sát (chương 8); gộp điều 21 và điều 22 thành một điều; hôn nhân và gia đình (điều 38); tội phản bội tổ quốc (điều 47); chức năng, quyền hạn của Công an nhân dân Việt Nam (điều 72); bảo vệ môi trường (điều 46); quốc phòng an ninh (điều 73); tôn giáo (điều 25); bảo vệ tổ quốc (điều 69); lực lượng vũ trang (điều 73); mặt trận tổ quốc Việt Nam (điều 9); quyền sử dụng các công trình văn hóa (điều 44); quyền dân tộc (điều 45)…
Tại Hội nghị, có 23 lượt đại biểu tham gia ý kiến vào bản sửa đổi hiến pháp. Các ý kiến tham gia với nhiều nội dung, nhiều ý kiến tham gia từng chương, điều của bản sửa đổi Hiến pháp. Tất cả các ý kiến tham gia được tổng hợp để gửi về Trung ương. Sau hội nghị, các đại biểu tiếp tục tham gia vào bản sửa đổi Hiến pháp gửi đến cơ quan tổng hợp sửa đổi Hiến pháp của tỉnh.
Cùng ngày, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đối với các nhóm phụ nữ đến từ 6 tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Hơn 70 đại biểu lãnh đạo Hội liên hiệp các tỉnh, các nhóm phụ nữ đại diện đội ngũ trí thức, doanh nhân, tôn giáo, lực lượng vũ trang, người dân tộc thiểu số... đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hội nghị đã tập trung góp ý sâu một số điều, khoản liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới và tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung vào Điều 1, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - hai huyện trực thuộc đơn vị hành chính của thành phố Đà Nẵng và Khánh Hòa, để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Đồng thời cần đưa Ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3) vào Hiến pháp trong Điều 13. Có đại biểu cho rằng Điều 21 quy định “mọi người có quyền sống” là quá ngắn gọn, cần bổ sung thêm nội dung để đảm bảo dễ hiểu khi áp dụng trong thực tiễn...
Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa cho biết, hiện nay các cấp hội phụ nữ tại 63 tỉnh, thành trong cả nước đang lấy ý kiến đóng góp của hội viên sau đó sẽ xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của phụ nữ cả nước.
Tại Vĩnh Lòng, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong hệ thống công đoàn nhằm tập hợp ý kiến của các công đoàn viên trong tỉnh vào việc hoàn chỉnh bản Dự thảo Hiến pháp.
Hầu hết các đại biểu đều cho rằng, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này được Ban soạn thảo xây dựng rất công phu; về hình thức được thiết kế theo nguyên tắc ngắn, gọn, cụ thể; cơ bản đọc dễ hiểu, dễ phổ biến, dễ thực hiện và quan trọng là súc tích, rõ ràng, đảm bảo định hướng đủ những thành tố quan trọng và cơ bản nhất với mục đích để “tuổi thọ” của Hiến pháp được lâu dài, ổn định.
Nhiều đại biểu đóng góp về các câu, từ, cụm từ cho từng khoản, các mục, các điều. Trong phần Lời nói đầu, nhiều đại biểu đề nghị nên viết gọn hơn với văn phong và từ ngữ pháp luật, hạn chế dùng văn từ của Nghị quyết, với độ dài từ 200 đến 300 từ; nên thay từ “ta” bằng từ “Việt Nam.”./.
(TTXVN)