Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có văn bản gửi tới Chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc các Tổ chức hội viên về việc giảm lãi suất huy động và cho vay, sau khi một vài bất cập trong cơ chế huy động vốn đã được cơ quan quản lý điều chỉnh, tạo điều kiện để tăng nguồn vốn huy động, có cơ sở để giảm lãi suất cho vay.
Hiệp hội Ngân hàng đề nghị các tổ chức hội viên đồng loạt giảm lãi suất huy động kể trên bắt đầu từ 15/10.
Theo VNBA, tiếp tục thực hiện chủ trương giảm dần lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay theo tinh thần của Nghị quyết số 18 và 23/NQ-CP của Chính phủ; trong các ngày 21 và 24/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, VNBA đã có cuộc họp với đại diện lãnh đạo các tổ chức hội viên để bàn các biện pháp hạ dần lãi suất huy động và lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tại các cuộc họp trên, các tổ chức hội viên nhận định tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 có những thuận lợi và khó khăn đan xen: tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,52%, CPI tăng 6,42%; trên thị trường tiền tệ, huy động vốn của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm rất lớn. Vì những khó khăn trên, việc giảm dần lãi suất huy động và cho vay theo lộ trình mà các tổ chức hội viên VNBA đã đề ra tại cuộc họp đầu tháng 7/2010 đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Tuy nhiên, đến nay, một vài bất cập trong cơ chế huy động vốn đã được cơ quan quản lý điều chỉnh, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thêm nguồn vốn cho vay, giảm áp lực phải tăng huy động vốn của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại có cơ sở để giảm lãi suất huy động và cho vay.
Cụ thể: Nguồn vốn huy động để cho vay đã được mở rộng hơn do một phần tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tiền gửi Kho bạc Nhà nước và các khoản vay của các tổ chức tín dụng có kỳ hạn 3 tháng trở lên được cho phép tính vào nguồn vốn huy động để cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng loại trừ phần bảo lãnh khỏi dư nợ.
Khi các quy định trên có hiệu lực, sự liên thông giữa các thị trường sẽ được thông thoáng hơn, các ngân hàng thương mại dễ dàng được tiếp cận nguồn vốn rẻ (lãi suất liên ngân hàng hiện nay chỉ xoay quanh 8-9%), nên các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
Để tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ: mở rộng hoạt động của thị trường mở, bổ sung thêm kỳ hạn giao dịch, giảm nhẹ lãi suất giao dịch thị trường mở; lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu tiếp tục ổn định ở mức thấp.
Với những lý do trên, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng đây là những thuận lợi cơ bản, là điều kiện cần thiết để các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm tiếp lãi suất huy động và lãi suất cho vay dần tiến tới mục tiêu như Chính phủ chỉ đạo.
Hiệp hội đề nghị các tổ chức hội viên thực hiện sự đồng thuận tại 2 cuộc họp trên về việc giảm lãi suất huy động từ mức 11,2%/năm hiện nay xuống mức không vượt quá 11,0%/năm. Riêng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng đề nghị các ngân hàng có mức điều chỉnh giảm mạnh hơn để tạo đường cong lãi suất hợp lý, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn dài hạn.
Hiện nay, một số ngân hàng thương mại đang áp dụng lãi suất huy động không kỳ hạn lên đến 4,8%/năm, Hiệp hội đề nghị các ngân hàng nên điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để tiết giảm chi phí huy động vốn, từ đó giảm lãi suất cho vay.
Hiệp hội kêu gọi các ngân hàng xem xét giảm lãi suất huy động USD, để tạo sự cân đối với lãi suất huy động VND và góp phần thực hiện chủ trương giảm lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ.
Trên cơ sở giảm lãi suất đầu vào, Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi các Tổ chức hội viên tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đặc biệt cho 3 đối tượng ưu tiên của Chính phủ là khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp xuất khẩu; doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ xuống mức như Chính phủ chỉ đạo./.
Hiệp hội Ngân hàng đề nghị các tổ chức hội viên đồng loạt giảm lãi suất huy động kể trên bắt đầu từ 15/10.
Theo VNBA, tiếp tục thực hiện chủ trương giảm dần lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay theo tinh thần của Nghị quyết số 18 và 23/NQ-CP của Chính phủ; trong các ngày 21 và 24/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, VNBA đã có cuộc họp với đại diện lãnh đạo các tổ chức hội viên để bàn các biện pháp hạ dần lãi suất huy động và lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tại các cuộc họp trên, các tổ chức hội viên nhận định tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 có những thuận lợi và khó khăn đan xen: tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,52%, CPI tăng 6,42%; trên thị trường tiền tệ, huy động vốn của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm rất lớn. Vì những khó khăn trên, việc giảm dần lãi suất huy động và cho vay theo lộ trình mà các tổ chức hội viên VNBA đã đề ra tại cuộc họp đầu tháng 7/2010 đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Tuy nhiên, đến nay, một vài bất cập trong cơ chế huy động vốn đã được cơ quan quản lý điều chỉnh, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thêm nguồn vốn cho vay, giảm áp lực phải tăng huy động vốn của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại có cơ sở để giảm lãi suất huy động và cho vay.
Cụ thể: Nguồn vốn huy động để cho vay đã được mở rộng hơn do một phần tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tiền gửi Kho bạc Nhà nước và các khoản vay của các tổ chức tín dụng có kỳ hạn 3 tháng trở lên được cho phép tính vào nguồn vốn huy động để cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng loại trừ phần bảo lãnh khỏi dư nợ.
Khi các quy định trên có hiệu lực, sự liên thông giữa các thị trường sẽ được thông thoáng hơn, các ngân hàng thương mại dễ dàng được tiếp cận nguồn vốn rẻ (lãi suất liên ngân hàng hiện nay chỉ xoay quanh 8-9%), nên các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
Để tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ: mở rộng hoạt động của thị trường mở, bổ sung thêm kỳ hạn giao dịch, giảm nhẹ lãi suất giao dịch thị trường mở; lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu tiếp tục ổn định ở mức thấp.
Với những lý do trên, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng đây là những thuận lợi cơ bản, là điều kiện cần thiết để các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm tiếp lãi suất huy động và lãi suất cho vay dần tiến tới mục tiêu như Chính phủ chỉ đạo.
Hiệp hội đề nghị các tổ chức hội viên thực hiện sự đồng thuận tại 2 cuộc họp trên về việc giảm lãi suất huy động từ mức 11,2%/năm hiện nay xuống mức không vượt quá 11,0%/năm. Riêng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng đề nghị các ngân hàng có mức điều chỉnh giảm mạnh hơn để tạo đường cong lãi suất hợp lý, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn dài hạn.
Hiện nay, một số ngân hàng thương mại đang áp dụng lãi suất huy động không kỳ hạn lên đến 4,8%/năm, Hiệp hội đề nghị các ngân hàng nên điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để tiết giảm chi phí huy động vốn, từ đó giảm lãi suất cho vay.
Hiệp hội kêu gọi các ngân hàng xem xét giảm lãi suất huy động USD, để tạo sự cân đối với lãi suất huy động VND và góp phần thực hiện chủ trương giảm lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ.
Trên cơ sở giảm lãi suất đầu vào, Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi các Tổ chức hội viên tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đặc biệt cho 3 đối tượng ưu tiên của Chính phủ là khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp xuất khẩu; doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ xuống mức như Chính phủ chỉ đạo./.
Minh Thúy (Vietnam+)