Đề nghị TQ thỏa thuận không dùng vũ lực ở Biển Đông

Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, việc đề xuất không sử dụng vũ lực ở Biển Đông chứng tỏ Việt Nam bình tĩnh xử lý trên cơ sở hợp tác, đảm bảo lợi ích chính đáng và bình đẳng.
Nhân dịp Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫnđầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng ViệtNam-Trung Quốc lần thứ 4 diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), phóng viênTTXVN tại Bắc Kinh đã phỏng vấn Thứ trưởng về một số nội dung liên quanđến cuộc đối thoại năm nay. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

[Việt-Trung xây dựng lòng tin chiến lược quốc phòng]

- Xin Thứ trưởng cho biết bối cảnh trong nước và quốc tế nămnay có gì mới so với các lần đối thoại trước tạo điều kiện cho Đối thoạilần thứ 4 đạt được những kết quả tích cực?

Thượng tướngNguyễn Chí Vịnh: Về bối cảnh quốc tế, năm 2013 không khác nhiều so vớinhững năm trước, nhưng vẫn có một số điểm đáng chú ý là các nước đã tăngnhịp độ hợp tác và quan hệ quốc tế cả trên bình diện song phương và đaphương.

Tất cả các nước đều mong muốn mở rộng hợp tác và phát triểntrong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động to lớn do sự can dựmạnh mẽ của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Sự can dự đó một mặtđem lại lợi ích hợp tác và phát triển cho tất cả các nước, mặt khác cũngđem lại nhiều thách thức mới về chính trị, kinh tế và quốc phòng, anninh.

Riêng trong lĩnh vực quốc phòng, các hoạt động can dự đã gây ranhững cọ xát lợi ích. Nếu thiếu kiểm soát hoặc không giải quyết đượcnhững cọ xát này, các bên rất dễ dẫn đến xung đột hoặc có những độngthái không tích cực như chạy đua vũ trang. Bên cạnh đó cũng phải kể đếnnhững vấn đề an ninh phi truyền thống và tranh chấp lãnh thổ.

Những vấnđề này đang trở nên nóng hơn và phức tạp hơn do sự can dự mạnh mẽ củamột số nước trong và ngoài khu vực. Vì vậy, mong muốn của tất cả cácquốc gia trong khu vực là tận dụng tối đa những mặt tích cực của việc mởrộng hợp tác quốc tế ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời giảm thiểucác nguy cơ xung đột.

Đối với Việt Nam, trong quá trình hộinhập, năm 2013 cũng như từ đầu thế kỷ 21 đến nay, chúng ta rất cần mởrộng quan hệ quốc tế để phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình nàychúng ta cũng như nhiều quốc gia khác gặp phải nhiều thách thức.

Thứnhất và cũng là thách thức lớn nhất là phải giữ được độc lập, tự chủtrong môi trường hội nhập phát triển.

Thứ hai là phải giải quyết đượcnhững vấn đề an ninh liên quan trực tiếp đến Việt Nam, trong đó có vấnđề an ninh nguồn nước, tranh chấp lãnh thổ, an ninh biển v.v.. Đây cũnglà điều được tất cả các nước thừa nhận và chia sẻ với mong muốn thúc đẩyhợp tác để tăng cường các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực.

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La vừaqua đã nêu rất rõ chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam. Đối vớiquốc phòng và an ninh là hòa bình và tự vệ. Đối thoại chiến lược quốcphòng Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4 cũng với tinh thần ấy. Làm sao đểcó được hòa bình, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, độc lập tự chủ, bảo vệcác lợi ích chính đáng của Việt Nam và tăng cường quan hệ hữu nghị hợptác với nước bạn Trung Quốc. Đó là bối cảnh chung đã tạo ra nhiệm vụ cụthể cho đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng với TrungQuốc lần này.

- Xin Thứ trưởng cho biết những thành quả chủ yếu của đối thoại lần này?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đối thoại chiến lược quốc phòng lầnnày có dấu ấn rất quan trọng là chúng ta kỷ niệm 10 năm hai nước ký hiệpđịnh về hợp tác quốc phòng. Đây là dịp để Việt Nam và Trung Quốc cùngkiểm điểm lại quá trình hợp tác 10 năm qua và cùng rút ra một số điểm cơbản.

Trước hết, hai bên khẳng định tính đúng đắn của Hiệp định quốcphòng Việt Nam-Trung Quốc. Trong thời gian qua, hiệp định này đã giúpthúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước phát triển rõ rệt cả về sốlượng và chất lượng.

Thứ hai, quan hệ quốc phòng giữa hai nước trên thựctế đã trở thành một trong những quan hệ rất quan trọng trong tổng thểmối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc,thực sự xứng đáng với vai trò của quốc phòng và đúng với chủ trương vềquốc phòng của Việt Nam là quốc phòng để tự vệ, quốc phòng để củng cốhòa bình.

Thứ ba, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất vạch ra địnhhướng tiếp tục hợp tác trong giai đoạn 2013-2016 và xa hơn là đến năm2020 với những nội dung phong phú hơn, đầy đủ hơn, cụ thể hơn và thực tếhơn.

Sáng 6/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng đãnói với chúng tôi rằng buổi hội đàm giữa tôi và Trung tướng Thích KiếnQuốc - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc -rất thực tế, rất trung thực, thẳng thắn, không né tránh và đưa đến nhữngnhận thức chung rất quan trọng về củng cố quan hệ quốc phòng để xâydựng quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc cùng phát triển. Đócũng là cơ sở để cùng giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước.Quốc phòng có nhiệm vụ tạo dựng môi trường hòa bình, không khí hòabình để các cấp lãnh đạo của hai quốc gia giải quyết những vấn đề còntồn tại.

Một điểm nổi bật nữa dù không lớn, đó là chúngta và Trung Quốc lần này đã chính thức khánh thành đường dây nóng liênlạc trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng. Việc này có ý nghĩa thực chất đểlãnh đạo hai Bộ Quốc phòng thường xuyên liên lạc khi cần thiết, tránh đểxảy ra tình huống xử lý sai hoặc có những hiểu lầm đáng tiếc. Bên cạnhđó, ý nghĩa biểu tượng của sự kiện này cũng rất lớn. Nó thể hiện sự gắnbó, liên lạc thường xuyên mà thông thường chỉ có giữa các nước có quanhệ láng giềng gắn bó.

-Thứ trưởng đánh giá thếnào về những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng lòng tin chiếnlược giữa hai nước trong thời gian tới?

Thượng tướng Nguyễn ChíVịnh: Khái niệm xây dựng lòng tin chiến lược giữa lãnh đạo hai quân độiđược Trung tướng Thích Kiến Quốc đưa ra trong cuộc gặp bên lề Đối thoạiShangri La lần thứ 12, trong đó nêu 4 nguyên tắc mà nguyên tắc đầu tiênlà xây dựng lòng tin chiến lược giữa lãnh đạo hai quân đội để vun đắplòng tin chiến lược giữa hai Đảng, hai Nhà nước để cùng hợp tác pháttriển. Xây dựng lòng tin chiến lược trước nay luôn được đặt ra, nhưngđây là lần đầu tiên hai bên đề ra nhiệm vụ rất cụ thể là xây dựng lòngtin chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Để xâydựng lòng tin chiến lược, hai bên cần dựa trên cơ sở hai vấn đề chính.Một là đảm bảo hòa bình ở khu vực biên giới, trên biển và trong cácgiao tiếp, tạo ra môi trường hòa bình hữu nghị. Hai là lòng tin ấy phảiđược thực hiện bằng những nội dung hợp tác cụ thể.

Trong đối thoạichiến lược quốc phòng, chúng tôi đã vạch ra các nhiệm vụ rất cụ thể,trong đó nêu rõ cần làm sâu sắc hơn những nội dung hợp tác hiện có vàthúc đẩy những nội dung hợp tác mới liên quan đến việc Việt Nam tham gialực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng ThườngVạn Toàn cũng khẳng định Trung Quốc sẽ giúp đỡ Việt Nam trong nhiệm vụmới này trên lĩnh vực đa phương về tham gia gìn giữ hòa bình; mong muốnhai bên mở rộng các nội dung hợp tác, khai thác hết tiềm năng hiện cógiữa hai Bộ Quốc phòng. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ chọn ra điểm sángđể vun đắp trở thành điểm tiêu biểu cho quan hệ quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc. Ý kiến của Bộ trưởng Thường Vạn Toàn có nội dung rộng rãi,nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Quângiải phóng nhân dân Trung Quốc để có được thành quả mới trong thời giantới.

- Thứ trưởng đánh giá như thế nào vềtriển vọng ký kết thỏa thuận về việc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọasử dụng vũ lực giữa hải quân hai nước hiện đang được hai bên thảo luận?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đề nghị ký thỏa thuận về việc lựclượng hải quân hai nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sửdụng vũ lực, tuyệt đối không nổ súng trên Biển Đông là do Việt Nam đưara cách đây hai năm với mục đích vừa mang tính thực chất, vừa nhằm giáodục cán bộ chiến sỹ, giáo dục những người sử dụng vũ khí trên biển tuyệtđối không được sử dụng vũ khí một cách khinh suất. Rõ ràng là hai quânđội không thể có chuyện chủ trương sử dụng vũ lực hoặc nổ súng, nhưngtừng cán bộ chiến sĩ, từng con người cụ thể có thể có những manh động.Vì vậy, chúng ta phải đặt ra bài toán giáo dục cán bộ, chiến sĩ, kể cảngười dân không được có những hành động gây ảnh hưởng đến quan hệ songphương và lợi ích quốc gia.

Việc Việt Nam đưa ra đề xuấttuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đôngsẽ chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Việt Nam bình tĩnh xử lý trên cơ sởhợp tác, đảm bảo lợi ích chính đáng và bình đẳng. Phía Trung Quốc đã ghinhận và cho nghiên cứu nghiêm túc về đề nghị này.

Bộ trưởng Thường VạnToàn cũng nói rằng hiện giữa hai nước đã có rất nhiều cam kết, nhiều bảntuyên bố chung về việc không sử dụng vũ lực trong xử lý các tranh chấp ởBiển Đông. Hai quân đội trước mắt tuyệt đối tuân thủ những cam kết này.Tôi cho rằng việc khẳng định ấy, việc nhắc lại những cam kết ấy là mộtbước tiến rất tích cực để giáo dục chiến sĩ và xây dựng bầu không khíhòa bình, không chỉ cho hai quân đội, mà đặc biệt còn cho nhân dân hainước và người dân các nước khác trong khu vực để không một thế lực nàocó thể xuyên tạc chủ trương hòa bình, hữu nghị giữa hai quốc gia./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào (phải) tiếp Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. (Ảnh: Bá Thành/TTXVN)

Bộ Quốc phòng Việt Nam-Lào tăng cường hợp tác

Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn Chính phủ và Bộ Quốc phòng Lào tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp của QĐND Việt Nam, tham gia đầu tư, kinh doanh tại Lào.