Hiện nay, trong tổng số 38,97km đê sông Hồng chạy qua địa phận tỉnh Hà Nam thì có hơn 20km mặt đê đang xuống cấp nghiêm trọng. Từ nhiều năm nay, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe trọng tải lớn, nhỏ lưu thông trên đoạn đường đê này.
Huyện Lý Nhân có hơn 27km đê sông Hồng chạy qua, chiếm gần 70% tổng chiều dài toàn tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Những năm qua, toàn tuyến đã được đổ bêtông kiên cố mặt đê, góp phần nâng cao lực phòng chống lũ bão và kết hợp phục vụ giao thông trên địa bàn.
Nhưng đến nay, có 14,3km đê sông Hồng trên địa bàn bị vỡ phần bêtông kiên cố mặt đê. Cụ thể, đoạn từ K139-K147,5 thuộc địa bàn xã Nhân Đạo và xã Nhân Thịnh, bêtông mặt đê bị lún, nứt, vỡ cục bộ nhiều chỗ. Riêng đoạn từ K145-K147 phần bêtông mặt đê bị vỡ nát, nay đã được trải lớp đá cấp phối để phương tiện giao thông đi lại.
Cùng với đó, các đoạn từ K130,2-K135 thuộc địa bàn xã Nguyên Lý và Đạo Lý, K154,4 thuộc địa bàn xã Tiến Thắng cũng bị hỏng toàn bộ phần bêtông mặt đê.
Ngoài ra, nhiều đoạn đê khác cũng đang bắt đầu có hiện tượng xuống cấp. Gần đây, có khoảng hơn 1km mặt đê từ K143,385-K144,4, do xuống cấp quá nặng, ngành chức năng đã phải giải tỏa toàn bộ mặt bêtông cũ và đầu tư làm lại mặt đê mới.
Còn tại huyện Duy Tiên, hiện nay cũng có tới 8/11,5km mặt đê sông Hồng được bêtông hóa nhưng đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Như vậy, trên đê sông Hồng tại tỉnh Hà Nam có đến 22,3 km bị vỡ phần bêtông mặt đê dẫn đến hư hỏng nặng, chiếm hơn 57% chiều dài toàn tuyến.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên được các ngành chức năng xác định là do tình trạng xe ôtô quá khổ, quá tải lưu thông hàng ngày trên mặt đê. Hiện nay, trên địa bàn hai huyện Lý Nhân và Duy Tiên có 17 bãi khai thác cát, sỏi với diện tích 32ha và tám nhà máy sản xuất gạch tuynel với tổng công suất lên đến cả trăm triệu viên/năm.
Ngoài ra, từ năm 2011 trở về trước dọc tuyến đê sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam có 165 lò gạch thủ công nay đã được dỡ bỏ.
Đã từ nhiều năm nay, toàn bộ các phương tiện vận chuyển, cát, sỏi, gạch ra khỏi địa bàn đều lưu thông trên tuyến đê sông Hồng. Ước tính mỗi ngày có khoảng 500 lượt xe chuyên chở vật liệu trên tuyến đường đê này.
Mặt bêtông được làm trên tuyến đê sông Hồng theo kết cấu chỉ bảo đảm cho các xe có trọng tải 10-13 tấn. Tuy nhiên, hầu hết các xe chuyên chở vật liệu xây dựng, nhất là đất, cát đều quá tải. Nhiều xe có trọng tải thực lên đến 30-40 tấn, có xe hơn 50 tấn.
Nhưng trên toàn tuyến chỉ có duy nhất một biển báo hạn chế trọng tải 13 tấn tại xã Nhân Đạo (Lý Nhân). Trong khi đó, lực lượng quản lý thuộc Hạt quản lý đê của hai huyện vừa mỏng, vừa không có chức năng, thẩm quyền xử lý.
Trước tình trạng trên, hai năm gần đây, Công an tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm làm hỏng đê sông Hồng. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2012, đã xử lý 174 trường hợp vi phạm, phạt 141 triệu đồng, tạm giữ 37 phương tiện, tước giấy phép lái xe 18 trường hợp.
Mặc dù ngành chức năng đã tích cực tiến hành kiểm tra và xử lý nhưng do các tuyến đường giao thông ra đê sông Hồng nhiều nên không thể kiểm soát hết.
Ông Nguyễn Minh Tân, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hà Nam cho biết, gần đây để bảo vệ mặt đê, Chi cục đã thí điểm cắm cọc hạn chế chiều ngang của các xe vận tải trên đoạn đê mới làm lại từ K143,385-K144,4 thuộc địa bàn huyện Lý Nhân.
Tuy nhiên, để bảo vệ đê sông Hồng, tuyến đê chính quan trọng trong việc phòng chống lũ, bão cho cả vùng dân cư, kinh tế cần có sự vào cuộc hiệu quả của các cấp chính quyền, các ngành chức năng và toàn thể nhân dân. Có như vậy, việc đầu tư kiên cố hóa mặt đê mới thực sự phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống lụt, bão và góp phần phục vụ việc đi lại của nhân dân trong vùng./.
Huyện Lý Nhân có hơn 27km đê sông Hồng chạy qua, chiếm gần 70% tổng chiều dài toàn tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Những năm qua, toàn tuyến đã được đổ bêtông kiên cố mặt đê, góp phần nâng cao lực phòng chống lũ bão và kết hợp phục vụ giao thông trên địa bàn.
Nhưng đến nay, có 14,3km đê sông Hồng trên địa bàn bị vỡ phần bêtông kiên cố mặt đê. Cụ thể, đoạn từ K139-K147,5 thuộc địa bàn xã Nhân Đạo và xã Nhân Thịnh, bêtông mặt đê bị lún, nứt, vỡ cục bộ nhiều chỗ. Riêng đoạn từ K145-K147 phần bêtông mặt đê bị vỡ nát, nay đã được trải lớp đá cấp phối để phương tiện giao thông đi lại.
Cùng với đó, các đoạn từ K130,2-K135 thuộc địa bàn xã Nguyên Lý và Đạo Lý, K154,4 thuộc địa bàn xã Tiến Thắng cũng bị hỏng toàn bộ phần bêtông mặt đê.
Ngoài ra, nhiều đoạn đê khác cũng đang bắt đầu có hiện tượng xuống cấp. Gần đây, có khoảng hơn 1km mặt đê từ K143,385-K144,4, do xuống cấp quá nặng, ngành chức năng đã phải giải tỏa toàn bộ mặt bêtông cũ và đầu tư làm lại mặt đê mới.
Còn tại huyện Duy Tiên, hiện nay cũng có tới 8/11,5km mặt đê sông Hồng được bêtông hóa nhưng đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Như vậy, trên đê sông Hồng tại tỉnh Hà Nam có đến 22,3 km bị vỡ phần bêtông mặt đê dẫn đến hư hỏng nặng, chiếm hơn 57% chiều dài toàn tuyến.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên được các ngành chức năng xác định là do tình trạng xe ôtô quá khổ, quá tải lưu thông hàng ngày trên mặt đê. Hiện nay, trên địa bàn hai huyện Lý Nhân và Duy Tiên có 17 bãi khai thác cát, sỏi với diện tích 32ha và tám nhà máy sản xuất gạch tuynel với tổng công suất lên đến cả trăm triệu viên/năm.
Ngoài ra, từ năm 2011 trở về trước dọc tuyến đê sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam có 165 lò gạch thủ công nay đã được dỡ bỏ.
Đã từ nhiều năm nay, toàn bộ các phương tiện vận chuyển, cát, sỏi, gạch ra khỏi địa bàn đều lưu thông trên tuyến đê sông Hồng. Ước tính mỗi ngày có khoảng 500 lượt xe chuyên chở vật liệu trên tuyến đường đê này.
Mặt bêtông được làm trên tuyến đê sông Hồng theo kết cấu chỉ bảo đảm cho các xe có trọng tải 10-13 tấn. Tuy nhiên, hầu hết các xe chuyên chở vật liệu xây dựng, nhất là đất, cát đều quá tải. Nhiều xe có trọng tải thực lên đến 30-40 tấn, có xe hơn 50 tấn.
Nhưng trên toàn tuyến chỉ có duy nhất một biển báo hạn chế trọng tải 13 tấn tại xã Nhân Đạo (Lý Nhân). Trong khi đó, lực lượng quản lý thuộc Hạt quản lý đê của hai huyện vừa mỏng, vừa không có chức năng, thẩm quyền xử lý.
Trước tình trạng trên, hai năm gần đây, Công an tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm làm hỏng đê sông Hồng. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2012, đã xử lý 174 trường hợp vi phạm, phạt 141 triệu đồng, tạm giữ 37 phương tiện, tước giấy phép lái xe 18 trường hợp.
Mặc dù ngành chức năng đã tích cực tiến hành kiểm tra và xử lý nhưng do các tuyến đường giao thông ra đê sông Hồng nhiều nên không thể kiểm soát hết.
Ông Nguyễn Minh Tân, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hà Nam cho biết, gần đây để bảo vệ mặt đê, Chi cục đã thí điểm cắm cọc hạn chế chiều ngang của các xe vận tải trên đoạn đê mới làm lại từ K143,385-K144,4 thuộc địa bàn huyện Lý Nhân.
Tuy nhiên, để bảo vệ đê sông Hồng, tuyến đê chính quan trọng trong việc phòng chống lũ, bão cho cả vùng dân cư, kinh tế cần có sự vào cuộc hiệu quả của các cấp chính quyền, các ngành chức năng và toàn thể nhân dân. Có như vậy, việc đầu tư kiên cố hóa mặt đê mới thực sự phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống lụt, bão và góp phần phục vụ việc đi lại của nhân dân trong vùng./.
Nguyễn Chinh (TTXVN)