Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2011, giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” sẽ thay cho giải “Sinh viên nghiên cứu khoa học” đã tồn tại 20 năm nay.
Giải này sẽ do 6 cơ quan đồng chủ trì là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam,Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Cùng với đó, ban tổ chức cũng sẽ không trao giải “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC” như thông lệ vẫn được Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam trao kèm giải “Sinh viên nghiên cứu khoa học.”
Quỹ này sẽ là một trong các cơ quan tham gia phối hợp tổ chức giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam.”
Lý giải cho đề xuất được nêu trong Hội nghị tổng kết 20 năm giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học và 17 năm giải thưởng Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam vừa được Bộ này tổ chức tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng tên giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” chưa nêu bật được ý nghĩa của giải thưởng, đồng thời hạn chế đối tượng dự thi chỉ trong sinh viên. Thay đổi tên mới phù hợp với mục đích mở rộng đối tượng cho các giảng viên tại các trường đại học, học viện.
Do có hai đối tượng khác nhau nên giải Tài năng khoa học trẻ Việt Nam cũng sẽ được chia thành hai giải thành phần. Giải dành cho sinh viên sẽ được tổ chức hàng năm. Giải dành cho giảng viên trẻ sẽ được tổ chức 2 năm một lần.
Lãnh đạo các đại học đều cho rằng, việc tạo một sân chơi cho giảng viên sẽ giúp họ có thêm động lực để nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, về vấn đề đổi tên giải thưởng, nhiều ý kiến cho rằng nên cân nhắc. Ông Lê Kỳ Nam, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, Học viện Kỹ thuật quân sự nói: “Tên gọi phải gắn với nhận thức xã hội, không phải tên mới đã hay. Ví dụ như trước đây, Đại học Tổng hợp từng là một thương hiệu lớn, nhưng từ khi đổi tên thành Đại học Quốc gia Hà Nội, nó không còn được vị trí như trước nữa.”
Đồng ý kiến này, đại diện Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, cả hai giải Sinh viên nghiên cứu khoa học và VIFOTEC đã có lịch sử tới 20 năm, có “thương hiệu” uy tín, quen thuộc với sinh viên. “Việc đổi tên vì thế cần xem xét lại,” vị đại diện này kiến nghị./.
Giải này sẽ do 6 cơ quan đồng chủ trì là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam,Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Cùng với đó, ban tổ chức cũng sẽ không trao giải “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC” như thông lệ vẫn được Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam trao kèm giải “Sinh viên nghiên cứu khoa học.”
Quỹ này sẽ là một trong các cơ quan tham gia phối hợp tổ chức giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam.”
Lý giải cho đề xuất được nêu trong Hội nghị tổng kết 20 năm giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học và 17 năm giải thưởng Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam vừa được Bộ này tổ chức tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng tên giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” chưa nêu bật được ý nghĩa của giải thưởng, đồng thời hạn chế đối tượng dự thi chỉ trong sinh viên. Thay đổi tên mới phù hợp với mục đích mở rộng đối tượng cho các giảng viên tại các trường đại học, học viện.
Do có hai đối tượng khác nhau nên giải Tài năng khoa học trẻ Việt Nam cũng sẽ được chia thành hai giải thành phần. Giải dành cho sinh viên sẽ được tổ chức hàng năm. Giải dành cho giảng viên trẻ sẽ được tổ chức 2 năm một lần.
Lãnh đạo các đại học đều cho rằng, việc tạo một sân chơi cho giảng viên sẽ giúp họ có thêm động lực để nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, về vấn đề đổi tên giải thưởng, nhiều ý kiến cho rằng nên cân nhắc. Ông Lê Kỳ Nam, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ, Học viện Kỹ thuật quân sự nói: “Tên gọi phải gắn với nhận thức xã hội, không phải tên mới đã hay. Ví dụ như trước đây, Đại học Tổng hợp từng là một thương hiệu lớn, nhưng từ khi đổi tên thành Đại học Quốc gia Hà Nội, nó không còn được vị trí như trước nữa.”
Đồng ý kiến này, đại diện Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, cả hai giải Sinh viên nghiên cứu khoa học và VIFOTEC đã có lịch sử tới 20 năm, có “thương hiệu” uy tín, quen thuộc với sinh viên. “Việc đổi tên vì thế cần xem xét lại,” vị đại diện này kiến nghị./.
Phạm Mai (Vietnam+)