Hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ diễn ra tại Seoul trong hai ngày 11-12 tháng này. Đây là lần đầu tiên một hội nghị của G-20 được tổ chức tại một quốc gia châu Á, phản ánh vai trò ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi.
Phái đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu sẽ tham gia hội nghị với tư cách Chủ tịch ASEAN.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Seoul có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Trần Trọng Toàn, về một số vấn đề liên quan đến hội nghị.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vai trò của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này, Đại sứ Trần Trọng Toàn cho rằng với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia tích cực và xây dựng vào việc thảo luận những vấn đề thuộc chương trình nghị sự quan trọng về phát triển, chuyển tải những quan điểm chung của ASEAN tới các nhà lãnh đạo G-20.
Đồng thời, Việt Nam sẽ đề xuất những sáng kiến hữu ích nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các nước G-20 với ASEAN và giữa G-20 với các nước ngoài G-20, giữa G-20 và các nước ven biển, quốc đảo để đối phó với nguy cơ biến đổi khí hậu và bảo tồn đa nguồn đa dạng sinh học biển.
Việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN tham gia vào hội nghị lần này còn thể hiện sự đánh giá cao của Việt Nam và ASEAN đối với vai trò của G-20 trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề khó khăn của kinh tế thế giới cũng như quản trị kinh tế toàn cầu nhằm khắc phục hậu quả khủng hoảng cũng như có các biện pháp xử lý, ngăn chặn những nguy cơ có thể dẫn đến khủng hoảng trong tương lai.
Việt Nam tham gia hội nghị G-20 lần này cũng nhằm thể hiện sự đánh giá cao vai trò của Hàn Quốc, nước giữ vai trò Chủ tịch hội nghị. Đồng thời Việt Nam và ASEAN cũng kỳ vọng vào vai trò cầu nối của Hàn Quốc, thúc đẩy hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển nhằm thực hiện những mục tiêu của "Khuôn khổ Tăng trưởng mạnh mẽ, Bền vững và Cân bằng" và "Chương trình nghị sự phát triển" đã được G-20 đề ra.
Với câu hỏi G-20 là tập hợp của các nền kinh tế phát triển và đang nổi, có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Như vậy tham gia vào cơ chế thảo luận của G-20, các quốc gia ASEAN mong muốn gì ở Hội nghị lần này, Đại sứ Trần Trọng Toàn cho rằng, qua 3 kỳ cấp cao, G-20 đã chứng tỏ là một cơ chế phối hợp chính sách toàn cầu nhanh chóng và hiệu quả trong ứng phó với khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi nhưng còn chưa đồng đều và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới, Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Seoul lần này được kỳ vọng sẽ đưa ra những đường hướng chính sách lớn nhằm đảm bảo kinh tế toàn cầu phát triển bền vững thời hậu khủng hoảng đúng như chủ đề bao trùm Hội nghị là "Cùng tăng trưởng vượt khủng hoảng."
Theo đó, các quốc gia ASEAN tin tưởng rằng G-20 ở Seoul lần này sẽ đạt được những kết quả cụ thể trên bốn khía cạnh, triển khai hiệu quả "Khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng" với trọng tâm là thúc đẩy phục hồi đều khắp, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi và tạo dụng hệ thống tài chính lành mạnh sẽ góp phần hiện thực hóa định hướng chiến lược quan trọng nhất của G-20.
Bên cạnh cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, việc đưa vào chương trình nghị sự G-20 các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư như thúc đẩy quan hệ giữa khu vực nhà nước và tư nhận, giảm chi phí giao dịch và xây dựng năng lực cho các nền kinh tế đang phát triển, cam kết mạnh mẽ sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha... là cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững; việc tăng cường các nỗ lực cải cách thể chế tài chính quốc tế được trông đợi sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của các tổ chức,phản ánh được tiếng nói, vai trò của các nền kinh tế mới nổi.
Các biện pháp cải cách cần chú trọng bảo đảm các thể chế tài chính cần hỗ trợ hiệu quả các nước đang phát triển trong việc thực hiện các "Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, ứng phó với biến đổi khí hậu và tham vấn chính sách hiệu quả đi đối với nguyên tắc tự chủ trong điều hành kinh tế của các nước.
Bên cạnh việc giải quyết những thách thức trước mắt, G-20 cần tiếp tục quan tâm đến những vấn đề mang tính cốt lõi và dài hạn như xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, ưu tiên các chương trình hỗ trợ cho các nước đang phát triển vươn lên, bảo đảm phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Về khả năng hợp tác giữa ASEAN và G-20 nói chung và với Hàn Quốc nói riêng, Đại sứ Trần Trọng Toàn cho rằng ASEAN ủng hộ và cam kết tiếp tục nỗ lực phối hợp chính sách với các lựa chọn chính sách của G-20.
Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,Chủ tịch ASEAN 2010 đã đề xuất việc thiết lập một cơ chế phố hợp chính sách chặt chẽ hơn giữa G-20 và ASEAN, bắt đầu tự sự tham gia chủ động và tích cực của ASEAN vào quá trình hoạch định chính sách của G-20, Chủ tịch G-20 dự Cấp cao ASEAN hàng năm, tiếp theo là quá trình tiếp nhận thích ứng hóa và hải hòa hóa các lựa chọn chính sách này với chính sách của ASEAN và cuối cùng là cơ chế phản hồi có thể trở thành một hình mẫu thử nghiệm để các nhóm nước ngoài G-20 xây dựng cơ chế tương tác phối hợp chính sách với G20.
Quá trình tham vấn chặt chẽ và xây dựng giữa ASEAN với Hàn Quốc thời gian qua đã chứng tỏ rõ ràng tính hiệu quả của cơ chế hợp tác này. Đặc biệt, việc nâng cấp quan hệ ASEAN-Hàn Quốc lên "Đối tác chiến lược" tại Hội nghị cấp cao ASEAN-17 diễn ra tại Hà Nội vừa qua đã củng cố hơn nữa khuôn khổ pháp lý cho sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Hàn Quốc với Hiệp hội ASEAN trong các diễn đàn đa phương, trong đó có G-20./.
Phái đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu sẽ tham gia hội nghị với tư cách Chủ tịch ASEAN.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Seoul có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Trần Trọng Toàn, về một số vấn đề liên quan đến hội nghị.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vai trò của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này, Đại sứ Trần Trọng Toàn cho rằng với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia tích cực và xây dựng vào việc thảo luận những vấn đề thuộc chương trình nghị sự quan trọng về phát triển, chuyển tải những quan điểm chung của ASEAN tới các nhà lãnh đạo G-20.
Đồng thời, Việt Nam sẽ đề xuất những sáng kiến hữu ích nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các nước G-20 với ASEAN và giữa G-20 với các nước ngoài G-20, giữa G-20 và các nước ven biển, quốc đảo để đối phó với nguy cơ biến đổi khí hậu và bảo tồn đa nguồn đa dạng sinh học biển.
Việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN tham gia vào hội nghị lần này còn thể hiện sự đánh giá cao của Việt Nam và ASEAN đối với vai trò của G-20 trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề khó khăn của kinh tế thế giới cũng như quản trị kinh tế toàn cầu nhằm khắc phục hậu quả khủng hoảng cũng như có các biện pháp xử lý, ngăn chặn những nguy cơ có thể dẫn đến khủng hoảng trong tương lai.
Việt Nam tham gia hội nghị G-20 lần này cũng nhằm thể hiện sự đánh giá cao vai trò của Hàn Quốc, nước giữ vai trò Chủ tịch hội nghị. Đồng thời Việt Nam và ASEAN cũng kỳ vọng vào vai trò cầu nối của Hàn Quốc, thúc đẩy hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển nhằm thực hiện những mục tiêu của "Khuôn khổ Tăng trưởng mạnh mẽ, Bền vững và Cân bằng" và "Chương trình nghị sự phát triển" đã được G-20 đề ra.
Với câu hỏi G-20 là tập hợp của các nền kinh tế phát triển và đang nổi, có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Như vậy tham gia vào cơ chế thảo luận của G-20, các quốc gia ASEAN mong muốn gì ở Hội nghị lần này, Đại sứ Trần Trọng Toàn cho rằng, qua 3 kỳ cấp cao, G-20 đã chứng tỏ là một cơ chế phối hợp chính sách toàn cầu nhanh chóng và hiệu quả trong ứng phó với khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi nhưng còn chưa đồng đều và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới, Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Seoul lần này được kỳ vọng sẽ đưa ra những đường hướng chính sách lớn nhằm đảm bảo kinh tế toàn cầu phát triển bền vững thời hậu khủng hoảng đúng như chủ đề bao trùm Hội nghị là "Cùng tăng trưởng vượt khủng hoảng."
Theo đó, các quốc gia ASEAN tin tưởng rằng G-20 ở Seoul lần này sẽ đạt được những kết quả cụ thể trên bốn khía cạnh, triển khai hiệu quả "Khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng" với trọng tâm là thúc đẩy phục hồi đều khắp, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi và tạo dụng hệ thống tài chính lành mạnh sẽ góp phần hiện thực hóa định hướng chiến lược quan trọng nhất của G-20.
Bên cạnh cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, việc đưa vào chương trình nghị sự G-20 các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư như thúc đẩy quan hệ giữa khu vực nhà nước và tư nhận, giảm chi phí giao dịch và xây dựng năng lực cho các nền kinh tế đang phát triển, cam kết mạnh mẽ sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha... là cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững; việc tăng cường các nỗ lực cải cách thể chế tài chính quốc tế được trông đợi sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của các tổ chức,phản ánh được tiếng nói, vai trò của các nền kinh tế mới nổi.
Các biện pháp cải cách cần chú trọng bảo đảm các thể chế tài chính cần hỗ trợ hiệu quả các nước đang phát triển trong việc thực hiện các "Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, ứng phó với biến đổi khí hậu và tham vấn chính sách hiệu quả đi đối với nguyên tắc tự chủ trong điều hành kinh tế của các nước.
Bên cạnh việc giải quyết những thách thức trước mắt, G-20 cần tiếp tục quan tâm đến những vấn đề mang tính cốt lõi và dài hạn như xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, ưu tiên các chương trình hỗ trợ cho các nước đang phát triển vươn lên, bảo đảm phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Về khả năng hợp tác giữa ASEAN và G-20 nói chung và với Hàn Quốc nói riêng, Đại sứ Trần Trọng Toàn cho rằng ASEAN ủng hộ và cam kết tiếp tục nỗ lực phối hợp chính sách với các lựa chọn chính sách của G-20.
Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,Chủ tịch ASEAN 2010 đã đề xuất việc thiết lập một cơ chế phố hợp chính sách chặt chẽ hơn giữa G-20 và ASEAN, bắt đầu tự sự tham gia chủ động và tích cực của ASEAN vào quá trình hoạch định chính sách của G-20, Chủ tịch G-20 dự Cấp cao ASEAN hàng năm, tiếp theo là quá trình tiếp nhận thích ứng hóa và hải hòa hóa các lựa chọn chính sách này với chính sách của ASEAN và cuối cùng là cơ chế phản hồi có thể trở thành một hình mẫu thử nghiệm để các nhóm nước ngoài G-20 xây dựng cơ chế tương tác phối hợp chính sách với G20.
Quá trình tham vấn chặt chẽ và xây dựng giữa ASEAN với Hàn Quốc thời gian qua đã chứng tỏ rõ ràng tính hiệu quả của cơ chế hợp tác này. Đặc biệt, việc nâng cấp quan hệ ASEAN-Hàn Quốc lên "Đối tác chiến lược" tại Hội nghị cấp cao ASEAN-17 diễn ra tại Hà Nội vừa qua đã củng cố hơn nữa khuôn khổ pháp lý cho sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Hàn Quốc với Hiệp hội ASEAN trong các diễn đàn đa phương, trong đó có G-20./.
Khánh Vân/Seoul (Vietnam+)