Đền Thiên Cổ, còn gọi là thiên cổ miếu, toạ lạc trên một quả đồi nhỏ ven đường thôn Hương Lan, xã Trưng Vương (Việt Trì, Phú Thọ) thờ vợ chồng thầy cô giáo Vũ Thê Lang cùng hai người học trò là công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa con vua Hùng thứ 18.
Thầy cô cùng mất vào ngày 2/2/288 trước Công nguyên và được chôn cất tại đây. Nhân dân Hương Lan đã bí mật bảo vệ phần mộ và đền thờ thầy cô suốt 23 thế kỷ.
Hiện nay ngôi miếu này nằm trong một quần thể di tích Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và Đền Thiên Cổ đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử ngày 28/1/1999.
Nhiều năm trở lại đây, đền được coi là một điểm đến rất ý nghĩa của những người dân hiếu học không chỉ trong địa bàn tỉnh Phú Thọ mà trên phạm vi cả nước bởi sự hiện diện của nó là minh chứng cho nền văn hiến lâu đời của đất nước và truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ngay từ thời dựng nước.
Đền Thiên Cổ nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa. Đền ẩn mình dưới hai cây táu cổ thụ, gốc to đến năm sáu người ôm không xuể, ước đoán tuổi đời đã đến nghìn năm.
Ngôi đền có một hậu cung bên trong và gian đại bái bên ngoài, phía trên treo bức hoành phi: "Thiên Cổ Miếu", hai bên có đôi câu đối viết bằng chữ Việt cổ: "Hùng lĩnh trung chi thắng tích, Nam thiên chính khí linh từ". Hai bên cửa võng là hai câu đối: "Đạo học nét son ngời Lạc Việt, Văn minh dấu ấn rạng Hùng Vương".
Ông Nguyễn Hữu Yết, Trưởng ban cụm di tích lịch sử văn hóa thôn Hương Lan, xã Trưng Vương cho biết, theo bản ngọc phả do Đông Các đại học sĩ Nguyễn Kính Phụng soạn năm Hồng Phúc nhị niên (1573), vào thời Hùng Duệ Vương, ở đất Mộ Trạch có vợ chồng Vũ Công, thuộc gia đình có học. Cha mẹ mất sớm, cảnh nhà sa sút, hai người lần tìm về đô thành Phong Châu, tới thôn Hương Lan mở lớp dạy học.
Dân làng đã cấp cho họ ruộng đất để trả công dạy dỗ. Vợ chồng Vũ Công sinh hạ được một người con trai là Vũ Thê Lang. Lớn lên, Vũ Thê Lang tìm về người bạn cũ của bố là Nguyễn Công ở đất Đông Ngàn - Kinh Bắc.
Nguyễn Công đã gả cho Thê Lang người con gái của mình là Nguyễn Thị Thục - một cô gái nết na, thạo nghề tơ tằm canh cửi. Khi cha chết, Vũ Thê Lang tiếp tục thay cha dạy học, Thục Nương giúp dân nghề nông tang, canh cửi.
Tiếng lành đồn xa, nhờ học vấn cao và tận tụy với nghề, sống giản dị và mẫu mực nên ông giáo Vũ Thê được vua Hùng thứ 18 giao cho chăm nom việc học hành của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa.
Trải qua hàng ngàn năm, ngôi miếu nhỏ đã bao lần đổ nát lại bao lần được dân Hương Lan góp công xây dựng lại, nhưng dân nghèo chỉ đủ khả năng xây với quy mô hơn chục mét vuông.
Đền Thiên Cổ hiện vẫn giữ nguyên những họa tiết trước đây, phiên bản mẫu chữ cổ, mộ của thầy giáo Vũ Thê Lang và hai cây táu trước sân Đền được rất nhiều khách thập phương đến thăm quan.
“Những chứng tích luôn được chúng tôi gìn giữ như báu vật. Ngôi miếu thờ thầy cô giáo không chỉ là niềm tự hào của người dân Hương Lan chúng tôi mà còn là một di tích văn hóa có giá trị của dân tộc. Năm nào cũng vậy, đặc biệt trong dịp lễ hội Đền Hùng khách đến rất đông, thắp hương tôn kính trước người có công với giáo dục nước nhà”, ông Yết chia sẻ.
Đền Thiên Cổ đang trở thành khu du lịch văn hóa tâm linh và truyền thống hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Câu chuyện xung quanh ngôi đền còn nhiều điều bí ẩn nhưng chỉ riêng đây là nơi thờ những người thầy cũng đã khiến cho hàng trăm đoàn người về thăm mỗi năm để tỏ lòng “tôn sư trọng đạo”. Các phụ huynh, các học sinh ở mọi miền Tổ quốc về đây thắp hương mỗi dịp lễ tết, mùng một, ngày rằm và trước những kì thi… coi đây là một nơi mang lại may mắn và an lành./.
Thầy cô cùng mất vào ngày 2/2/288 trước Công nguyên và được chôn cất tại đây. Nhân dân Hương Lan đã bí mật bảo vệ phần mộ và đền thờ thầy cô suốt 23 thế kỷ.
Hiện nay ngôi miếu này nằm trong một quần thể di tích Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và Đền Thiên Cổ đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử ngày 28/1/1999.
Nhiều năm trở lại đây, đền được coi là một điểm đến rất ý nghĩa của những người dân hiếu học không chỉ trong địa bàn tỉnh Phú Thọ mà trên phạm vi cả nước bởi sự hiện diện của nó là minh chứng cho nền văn hiến lâu đời của đất nước và truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ngay từ thời dựng nước.
Đền Thiên Cổ nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa. Đền ẩn mình dưới hai cây táu cổ thụ, gốc to đến năm sáu người ôm không xuể, ước đoán tuổi đời đã đến nghìn năm.
Ngôi đền có một hậu cung bên trong và gian đại bái bên ngoài, phía trên treo bức hoành phi: "Thiên Cổ Miếu", hai bên có đôi câu đối viết bằng chữ Việt cổ: "Hùng lĩnh trung chi thắng tích, Nam thiên chính khí linh từ". Hai bên cửa võng là hai câu đối: "Đạo học nét son ngời Lạc Việt, Văn minh dấu ấn rạng Hùng Vương".
Ông Nguyễn Hữu Yết, Trưởng ban cụm di tích lịch sử văn hóa thôn Hương Lan, xã Trưng Vương cho biết, theo bản ngọc phả do Đông Các đại học sĩ Nguyễn Kính Phụng soạn năm Hồng Phúc nhị niên (1573), vào thời Hùng Duệ Vương, ở đất Mộ Trạch có vợ chồng Vũ Công, thuộc gia đình có học. Cha mẹ mất sớm, cảnh nhà sa sút, hai người lần tìm về đô thành Phong Châu, tới thôn Hương Lan mở lớp dạy học.
Dân làng đã cấp cho họ ruộng đất để trả công dạy dỗ. Vợ chồng Vũ Công sinh hạ được một người con trai là Vũ Thê Lang. Lớn lên, Vũ Thê Lang tìm về người bạn cũ của bố là Nguyễn Công ở đất Đông Ngàn - Kinh Bắc.
Nguyễn Công đã gả cho Thê Lang người con gái của mình là Nguyễn Thị Thục - một cô gái nết na, thạo nghề tơ tằm canh cửi. Khi cha chết, Vũ Thê Lang tiếp tục thay cha dạy học, Thục Nương giúp dân nghề nông tang, canh cửi.
Tiếng lành đồn xa, nhờ học vấn cao và tận tụy với nghề, sống giản dị và mẫu mực nên ông giáo Vũ Thê được vua Hùng thứ 18 giao cho chăm nom việc học hành của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa.
Trải qua hàng ngàn năm, ngôi miếu nhỏ đã bao lần đổ nát lại bao lần được dân Hương Lan góp công xây dựng lại, nhưng dân nghèo chỉ đủ khả năng xây với quy mô hơn chục mét vuông.
Đền Thiên Cổ hiện vẫn giữ nguyên những họa tiết trước đây, phiên bản mẫu chữ cổ, mộ của thầy giáo Vũ Thê Lang và hai cây táu trước sân Đền được rất nhiều khách thập phương đến thăm quan.
“Những chứng tích luôn được chúng tôi gìn giữ như báu vật. Ngôi miếu thờ thầy cô giáo không chỉ là niềm tự hào của người dân Hương Lan chúng tôi mà còn là một di tích văn hóa có giá trị của dân tộc. Năm nào cũng vậy, đặc biệt trong dịp lễ hội Đền Hùng khách đến rất đông, thắp hương tôn kính trước người có công với giáo dục nước nhà”, ông Yết chia sẻ.
Đền Thiên Cổ đang trở thành khu du lịch văn hóa tâm linh và truyền thống hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Câu chuyện xung quanh ngôi đền còn nhiều điều bí ẩn nhưng chỉ riêng đây là nơi thờ những người thầy cũng đã khiến cho hàng trăm đoàn người về thăm mỗi năm để tỏ lòng “tôn sư trọng đạo”. Các phụ huynh, các học sinh ở mọi miền Tổ quốc về đây thắp hương mỗi dịp lễ tết, mùng một, ngày rằm và trước những kì thi… coi đây là một nơi mang lại may mắn và an lành./.
Hương Thu (Vietnam+)